Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra một loài cá mập kỳ lạ khi nó được “trang bị” thêm đôi cánh trông giống như của loài cá đuối. Theo thông tin cho biết loài cá này sống cách đây hơn 90 triệu năm, nhiều người tin rằng đây là một loài quái vật cổ đại của đại dương.
Một loài cá mập có cánh đã được một nhóm các nhà hoa học phát hiện ra gần đây
Các chuyên gia đã tìm thấy một con cá mập kỳ lạ sở hữu đôi cánh của con cá đuối ở đông bắc Mexico. Loài này được đặt tên là Aquilolamna milarcae và là một loài động vật đặc biệt. Nó khác với hầu hết các loài cá mập ngày nay mà mọi người vẫn biết, một nghiên cứu về loài động vật này đã được thực hiện và công bố trên tạp chí Science.
Thay vì trông giống như một kẻ săn mồi giống hầu hết các loài cá mập hiện nay, Aquilolamna có những chiếc vây dài giống như đôi cánh giúp nó di chuyển trong môi trường nước, khuôn mặt của loài này cũng dữ tợn hơn. Loài sinh vật kỳ lạ này có chiều dài khoảng 1,65 mét (5,4 feet). Tuy nhiên, chiều dài thân của nó vẫn ngắn hơn sải cánh, các nhà khoa học dự đoán rằng đôi cách này dài tới 1,9 mét (6,3 feet). Chính sải cánh dài của nó là một gợi ý cho giới khoa học tin rằng đây được liệt vào danh sách các loài sinh vật biển có tốc độ bơi nhanh nhất trong đại dương.
Hình ảnh hóa thạch của Aquilolamna milarcae
Các nhà nghiên cứu đã rút ra những điểm tương đồng giữa loài Aquilolamna này và loài cá đuối thông thường do đặc điểm vây giống như cánh của chúng. Tuy nhiên, hai loài vẫn có một số sự khác biệt, trong khi cá đuối sử dụng đôi cánh của mình để bơi, Aquilolamna sử dụng cánh của nó để ổn định bản thân và vây sau của nó là chân vịt. Aquilolamna cũng có một cái miệng rộng khiến nó thuận tiện trong việc sà vào các nhóm sinh vật phù du lớn.
Bật mí về loài khủng long từng thống trị Trái đất
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia của Pháp (CNRS) và Đại học Rennes cho biết loài này sống cách đây khoảng 93 triệu năm, trong Kỷ Phấn trắng. Đây chỉ là nguồn cung cấp sinh vật phù du lớn thứ hai từ kỷ Phấn trắng được phát hiện. CNRS cho biết thêm rằng: “Với cái miệng lớn và những chiếc răng nhọn, nó hẳn là kẻ thù truyền kiếp của sinh vật phù du.
Trước đây, các nhà khoa học chỉ xác định được một loại sinh vật phù du lớn ở vùng biển Kỷ Phấn trắng: một nhóm cá xương lớn (pachycormidae), hiện đã tuyệt chủng. Nhờ khám phá này, giờ đây họ biết rằng một nhóm thứ hai – “Cá mập đại bàng”, cũng có mặt ở các đại dương trong kỷ Phấn trắng, cũng như làm sáng tỏ cấu trúc của các hệ sinh thái biển kỷ Phấn trắng. Việc phát hiện ra cá mập đại bàng cho thấy một khía cạnh mới, cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ về lịch sử tiến hóa của cá mập.”
Nguồn: DV
- Hội chứng khiến bệnh nhân ‘bật dậy trong nhà xác’: Ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh
- Bí ẩn loài sứa trường sinh bất tử được ghi chép trong văn tự cổ xưa
- Giới khoa học sửng sốt khi phát hiện DNA cổ xưa nhất trên thế giới