Phát hiện mới về thảm họa Pompeii: Các nạn nhân bốc hơi trong nháy mắt, không cảm nhận được sự đau đớn

Năm 79 sau Công nguyên, thảm họa núi lửa Vesuvius phun trào đã xóa sổ vùng đất và cư dân La Mã cổ đại cư ngụ dưới chân núi. Các tòa nhà bị sụp đổ do không chịu nổi sức nặng của lớp tro bụi dày, nhiều hòn đá rực lửa rơi xuống thành phố với vận tốc 200 km/h và phủ kín thành phố Pompeii, thị trấn Herculaneum và một số địa điểm khác quanh đó.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn luôn tranh cãi về nguyên nhân chính dẫn đến cái chết cho các nạn nhân của thảm họa kinh hoàng này. Mới đây, một nhóm chuyên gia Italia đã trở lại thị trấn Herculaneum để nghiên cứu một số trường hợp tử vong được coi là khủng khiếp nhất, trong đó hộp sọ của nạn nhân dường như bị nổ tung. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết là do nhiệt độ cực cao làm cho máu trong não và các mô mềm của nạn nhân nhanh chóng sôi lên và phát nổ.




Nơi thiên đường hóa địa ngục
Là một thuộc địa của La Mã, thành cổ Pompeii là một hải cảng tấp nập và là nơi nghỉ dưỡng sang trọng với những biệt thự, đền thờ, nhà hát lớn, giảng đường, tòa án, nhà thờ…. Sự phồn hoa và giàu có của thành phố bên bờ vịnh Naples sóng yên bể lặng, bỗng chốc chỉ còn là một đống tro tàn trong lớp dung nham dày gần 20 mét.

Pompeii từng là một thành phố hoàng kim của La Mã cổ đại (Ảnh: The Art of VFX)




Núi lửa Vesuvius phun trào đã bắn ra một đám mây đá, tro và khí núi lửa cao tới 33km cùng với một số lượng dung nham cực lớn trùm lên thành phố Pompeii và Herculaneum.

Đám mây đá, tro, khí gas này di chuyển cực nhanh và rất nóng với nhiệt độ lên tới 1.000 °C ở tốc độ 724 km/h nên hầu như không ai có thể chạy thoát. Những nạn nhân có thể bị thiệt mạng do các mảnh vỡ từ núi lửa bay trúng người, hoặc bị ngạt thở do hít quá nhiều tro bụi hoặc khí gas. Ngoài ra nhiệt độ cực cao cũng có thể ngay lập tức gây ra cái chết.

Ông Pier Paolo Petrone, một nhà cổ sinh vật học tại Bệnh viện Đại học Federico II ở Naples, Ý, đã nghiên cứu các nạn nhân của thảm họa núi lửa Vesuvius trong nhiều thập kỷ. Một số nghiên cứu của ông đã củng cố bằng chứng cho thấy rằng tro và các loại khí gas không phải là nguyên nhân chính gây tử vong cho các cư dân trong thành phố như các nghiên cứu khác đã kết luận. Thay vào đó, Petrone lập luận rằng chính nhiệt độ cực cao đã giết chết hầu hết cư dân thành phố, khiến họ chết rất nhanh và có lẽ không cảm nhận nổi được sự đau đớn.




Núi lửa Vesuvius phun trào đã bắn ra một đám mây đá, tro và khí núi lửa cao tới 33km cùng với một số lượng dung nham cực lớn trùm lên thành phố tội lỗi này (Ảnh: DolceVita)

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiệt độ tác động lên cơ thể người ở Pompeii khác với ở Herculaneum. Ở vị trí cách núi lửa sáu dặm, Pompeii lúc đầu đã bị những mảnh vỡ văng ra từ núi lửa rơi xuống, khiến nhiều ngôi nhà sụp đổ và đè lên những người bên trong. Sau đó thành phố bị bủa vây bởi khí bụi nham thạch – thứ được cho là ​​nguyên nhân chính đẩy số lượng người tử vong lên cực điểm.




Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ra rằng thi thể của các nạn nhân ở Pompeii vẫn còn nguyên vẹn. Dựa trên tổn thương của xương và sự tan chảy của các kim loại khác nhau, Petrone và các đồng nghiệp của ông cho rằng nhiều người đã chết đột ngột vì bị sốc với nhiệt độ cao do sự phun trào của cột khí bụi nham thạch với sức nóng khoảng 300°C.

Ở thị trấn Herculaneum và Oplontis cạnh đó, một điều gì đó đáng lo ngại hơn đã xảy ra. Hai thị trấn này ở gần miệng Vesuvius hơn, và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nạn nhân ở đây có DNA hoàn toàn bị thoái hóa, với những vết nứt xương do cảm ứng với nhiệt độ gây ra và hộp sọ của họ bị phát nổ do nguyên nhân nào đó. Nhóm nghiên cứu của Petrone đã suy luận rằng những nạn nhân này bị tổn thương bởi sức nóng của dung nham từ 500°C đến 600°C, khiến cho chất lỏng trong cơ thể đột ngột sôi lên, bao gồm cả những chất trong não của họ.




Sức nóng của dung nham – kẻ hủy diệt thực sự

Một nghiên cứu mới được công bố trên trang khoa học PLOS ONE do Petrone đứng đầu đã bổ sung thêm nhiều bằng chứng cho giả thuyết khủng khiếp này. Các nhà nghiên cứu tìm thấy một chất màu đen đỏ trên xương sọ của một số nạn nhân ở Herculaneum. Phân tích hóa học cho thấy nó giàu sắt và sắt oxit, rất có thể là máu và dịch cơ thể của các nạn nhân.

Những xác chết cháy khô ở Pompeii (Ảnh:justfunfacts.com)




Những hợp chất giàu sắt này có thể là huyết sắc tố (hemoglobin) có trong các tế bào hồng cầu của nạn nhân bị phá vỡ. Petrone gợi ý rằng nhiệt độ cực cao chắc chắn có thể đã gây ra điều đó, và cũng có thể làm gãy nứt xương. Ông nói, “các mô mềm của của nạn nhân hoàn toàn bay hơi trong không quá 10 phút, gây ra nổ hộp sọ”

Ngoài ra, nhiều nạn nhân ở Pompeii được tìm thấy trong những tư thế hoàn toàn méo mó, cho thấy cơ bắp của họ đã co lại rất nhanh sau khi bị tiếp xúc với nhiệt độ cao. Còn các nạn nhân ở Herculaneum có các chi bị co không giống với những người ở nơi khác. Theo nghiên cứu mới, điều này hỗ trợ ý tưởng rằng nhiệt độ cực cao khiến cơ bắp ở một số chi có thể bị phá hủy nhanh hơn.




Có thể đây vẫn chưa phải là kết luận cuối cùng của các nhà khoa học về thảm họa Pompeii. Nhưng rốt cuộc tranh luận tới lui mãi thì cũng chỉ là nghiên cứu về những hiện tượng bề mặt mà không tìm được nguyên nhân sâu xa đằng sau. Núi lửa Vesuvius phun trào hủy diệt Pompeii có phải là hiện tượng tự nhiên xảy ra một cách ngẫu nhiên? Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong tàn tích của Pompeii những di ngôn của nạn nhân trước khi chết viết vội trên tường: “Cái thành trì có tội ác đáng chết này!” “Tội ác dẫn đến diệt vong!”. Vậy tội ác gì đã hủy diệt Pompeii?

“Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Đó là câu cửa miệng của rất nhiều người dân Pompeii. Hơn bất cứ điều gì khác, nó thể hiện rõ ràng nhất tư tưởng sắc dục xa hoa, trụy lạc của họ.




Bức bích họa mô tả sự trụy lạc ở Pompeii (Ảnh: Pinterest)

Thành Pompeii từ lâu đã nổi tiếng là “kinh đô tửu sắc” của La Mã. Khắp thành đầy rẫy các loại bích họa rất khó coi, các nhóm tập thể có quan hệ loạn tính và đồng tính luyến ái có thể thấy ở khắp nơi. Pompeii có 2 vạn nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện, toàn xã hội túng dục loạn tính, tạo thành tội ác của toàn xã hội. Năm 1819, quốc vương Napoli là Francis lúc cùng vợ tham quan bích họa ở Pompeii, cảm thấy xấu hổ không chấp nhận được đã ngay lập tức ra lệnh đóng cửa triển lãm.




Ngược đãi nô lệ thảm hại vô nhân tính cũng là một tội ác lớn của Pompeii. Sự giàu có của Pompeii, bộ phận quan trọng nhất khi mậu dịch với bên ngoài không phải hàng hóa, mà là nô lệ. Những người nô lệ tham gia vào lao động nặng nhọc, ở “đấu trường” bị dã thú cắn xé trước sự hưng phấn hò hét của đám đông khán giả. Những người giàu thậm chí dùng nô lệ vừa bị giết để nuôi lươn biển, bởi vì như thế mới cho mùi vị tươi ngon…

Nô lệ không được hưởng thân phận công dân, phải mua vui ở đấu trường và bị dã thú cắn xé trước sự hưng phấn của hàng vạn người đang hò hét (Ảnh: Wikipedia)




Vì sao thảm họa lại xảy ra khi đạo đức con người tuột dốc? Liệu đây có phải là ứng nghiệm của câu “Ác giả ác báo” không? Đó thực sự là điều đáng để con người hiện đại suy ngẫm…

Thảm họa ở thành Pompeii khiến nhiều người cảm thấy dường như Thần đã đột nhiên đã quăng xuống một tấm lưới vô biên, vô tận màu đen để tóm gọn toàn bộ tội ác tày trời của con người, đồng thời quét sạch những thứ dơ bẩn. Những hình người, hình thú bị đông cứng và chôn vùi trong lớp bụi đất tro tàn núi lửa cho thấy vào thời khắc cuối cùng mọi sự hối hận đều đã trở nên quá muộn màng.


Nhưng con người hiện đại dường như không nhìn thấy bài học nhãn tiền ấy. Ngày nay, người ta mở cửa di tích Pompeii vì mục đích thương mại, du lịch, coi thảm họa ngày nào thành cơ hội kiếm tiền. Lại có nhiều người bản thân đạo đức bại hoại, còn sáng tác ra những tác phẩm thơ ca, nghệ thuật, ca ngợi sắc dục phóng túng chính là “vẻ đẹp” của Pompeii.




Thần không vô cớ trừng phạt con người. Mọi chuyện là chính do con người tạo nên, gây nên, phải gánh chịu nghiệp báo là điều đương nhiên và nếu con người hiện đại vẫn tiếp tục một lối sống sa đọa và trượt dốc, một ngày nào đó, thảm kịch sẽ lại tái diễn.
Nguồn: ĐKN

>

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *