Hóa thạch của tổ tiên loài người được tìm thấy trong một hang động ở Nam Phi, theo nghiên cứu mới, được cho là sớm hơn một triệu năm so với ước tính ban đầu. Điều này hoàn toàn làm lung lay hiểu biết khoa học hiện nay về nguồn gốc và sự tiến hóa của con người.
Bức ảnh dấu chân người hóa thạch tại Công viên Quốc gia White Sands ở New Mexico – Dịch vụ Công viên Quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2021. (NPS qua ET)
Hóa thạch từ Hang Sterkfontein, thuộc chi Australopithecus, ban đầu được cho là có niên đại từ 2 đến 2,6 triệu năm trước. Nhưng các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật mới để xác định niên đại của các hóa thạch. Họ phát hiện ra rằng chúng có niên đại từ 3,4 đến 3,6 triệu năm trước, theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ (PNAS) vào ngày 27/6.
Xác định niên đại mới khiến những hóa thạch này lâu đời hơn so với hóa thạch Lucy nổi tiếng ở Ethiopia, có niên đại 3,2 triệu năm.
Các hóa thạch này được tìm thấy từ “Member 4” (Thành viên 4) của mỏ đá Sterkfontein, nơi có trữ lượng hóa thạch người Australopithecus phong phú nhất trên thế giới. Hóa thạch người Australopithecus đầu tiên được phát hiện trong các hang động vào năm 1936, cho đến nay đã khai quật được hàng trăm hóa thạch khác kể từ khi đó.
Các phương pháp xác định niên đại trước đây của hóa thạch Thành viên 4 dựa trên trầm tích đá chảy canxit được phát hiện trong lòng hang. Nhưng quan sát cẩn thận cho thấy rằng phương pháp này đánh giá thấp tuổi của hóa thạch. Nghiên cứu mới đã sử dụng sự phân rã phóng xạ của các đồng vị hiếm như berili-10 và nhôm-26 trong khoáng thạch anh để xác định niên đại của hóa thạch.
“Các đồng vị phóng xạ này, được gọi là nuclide vũ trụ, được tạo ra bởi các phản ứng tia vũ trụ năng lượng cao gần bề mặt mặt đất và sự phân rã phóng xạ của chúng có niên đại khi các tảng đá được chôn trong hang động khi chúng rơi xuống lối vào cùng với các hóa thạch”, Darryl Granger của Đại học Purdue ở Hoa Kỳ, tác giả chính của bài báo, cho biết trong một bản tin ngày 27 tháng 6 được công bố tại EurekaAlert.
Câu hỏi hóc búa cho sự xuất hiện và tiến hóa của loài người
Việc xác định niên đại mới có ý nghĩa quan trọng đối với thuyết tiến hóa chủng người hominin. Hominin là một thuật ngữ dùng để chỉ chủng người Hominin, mà trong đó chỉ còn tồn tại một chi cho đến hiện tại – dòng Homo Sapiens xuất hiện cách đây khoảng 300.000 năm trước, là nguồn gốc của con người hiện tại.
Các chủng người hominin sớm hơn như Homosapiens và Paranthropus có niên đại khoảng 2 đến 2,8 triệu năm. Dựa trên các niên đại trước đó, chủng người Australopithecus Nam Phi được cho là không phải là tổ tiên của họ. Homosapiens và Paranthropus được cho là có nhiều khả năng tiến hóa ở Đông Phi.
Với việc xác định niên đại mới này đã cho thấy chi Australopithecus Nam Phi từng tồn tại sớm hơn trước đó một triệu năm, điều này trở thành câu hỏi hóc búa cho các nhà khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người.
Phát hiện này “chắc chắn sẽ khơi lại cuộc tranh luận về các đặc điểm đa dạng của chi người Australopithecus ở Sterkfontein, và liệu có thể có mối liên hệ giữa tổ tiên của người Nam Phi với người hominin sau này hay không”, Granger cho biết trong thông cáo báo chí.
Nguồn: NTDVN – Theo The Epoch Times
- Top 4 người Việt nổi danh trong lịch sử Trung Quốc
- Bắt được sinh vật bí ẩn giống như trong bộ phim kinh dị dưới đáy biển sâu
- 10 câu nói sáng tỏ kiếp nhân sinh