Cá sấu trong ấn tượng của hầu hết mọi người đều là loài sống ở dưới nước, thậm chí khi lên bờ, chúng chỉ nằm trên mặt đất một cách uể oải. Tuy nhiên, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra rằng có một loài có khả năng chạy nhanh trên cạn ở Australia cách đây 40.000 năm.
Vào những năm 1970, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một số hóa thạch xương sọ và răng của một loài động vật thuộc bộ Crocodylus ở Bluff Downs, đông bắc Queensland, Australia. Các hóa thạch cho thấy một số đặc điểm khác với các loài cá sấu thông thường, đặc biệt là hàm răng của chúng. Năm 1981, nhà cổ sinh vật học Molnar của Bảo tàng Úc đã thành lập chi Quinkana dựa trên những hóa thạch này. Tên chi bắt nguồn từ truyền thuyết của thổ dân Úc là – Quinkans và tên đầy đủ của loài mới này là Quinkana fortirostrum.
Quinkans trong truyền thuyết của thổ dân Úc.
Quinkana thuộc lớp Bò sát, họ Crocodylus, họ cá sấu Crocodylidae, phân bố chủ yếu ở miền đông Australia. Do có nhiều loài trong chi Quinkana và tuổi của các loài khác nhau cũng có những niên đại khác nhau nên chi này được coi là có thời gian tồn tại lâu dài nhất của họ cá sấu. Cá sấu Quinkana xuất hiện vào Thế Oligocen – 24 triệu năm trước và tuyệt chủng vào Hậu Pleistocen cách đây 40.000 năm. Quinkana là động vật ăn thịt hàng đầu thế hệ mới của Úc, nhưng chúng không phải là động vật ăn thịt lớn nhất tại lục địa này – động vật ăn thịt lớn nhất trong thời gian này tại lục địa Úc là thằn lằn cổ đại Megalania.
Megalania (Megalania prisca hay Varanus priscus) là một loài kỳ đà lớn đã tuyệt chủng. Chúng là một phần của các động vật lớn sống ở miền nam Úc vào thế Pleistocene. Chúng biến mất vào khoảng 40.000 đến 30.000 năm trước. Các thổ dân đầu tiên đến Úc có thể đã chạm trán với Megalania.
Cá sấu Quinkana fortirostrum thuộc bộ Crocodylus có một số điểm khác biệt so với cá sấu thông thường, chẳng hạn như răng và các chi. Cá sấu Quinkana fortirostrum có chiếc đầu to dài và dày với một đôi mắt to ở hai bên đầu, có thể quan sát tốt môi trường xung quanh. Cá sấu thường có răng hình nón, có thể giúp chúng giữ tốt những con mồi có lớp da trơn trượt, nhưng răng của cá sấu Quinkana fortirostrum lại cong và có răng cưa, cấu trúc này tương tự như răng khủng long và là một vũ khí sắc bén để cắn.
Cá sấu Quinkana fortirostrum có thân hình tròn trịa nhưng không béo, đuôi rất dài, lưng và đuôi được bao phủ bởi những miếng giáp cứng chắc để chống lại kẻ thù. Cá sấu Quinkana fortirostrum có các chi dài, các chi sau khỏe hơn các chi trước. Các chi dài và mạnh mẽ giúp cho loài cá sấu này có khả năng di chuyển trên cạn. Chúng không chỉ có thể đi bộ trên cạn mà còn chạy rất nhanh. Cá sấu Quinkana fortirostrum là một loài thay thế trong họ cá sấu, chúng không còn phụ thuộc vào các hồ, đầm lầy và đã trở thành một loài động vật mạnh mẽ thích nghi với cuộc sống trên cạn.
Quinkana là một chi cá sấu cạn cổ đại thuộc phân họ cá sấu cạn (Mekosuchinae) đã bị tuyệt chủng ở Úc Châu từ khoảng 24.000 – 24 triệu năm trước. Xuất hiện vào cuối thế Tiệm Tân và đến thế Canh Tân thì chúng trở thành 1 trong các loài săn mồi hàng đầu trên đất liền ở lục địa này.
Tùy theo phân loài, chúng có thể dài từ 3 đến 6 m và nặng đến 220 kg, cùng với loài thằn lằn khổng lồ Megalania, chúng là bá chủ trên mặt đất của Úc Châu thời cổ đại. Sở hữu đôi chân dài và cao, nên dĩ nhiên chúng có tốc độ nhanh hơn hẳn các loài cá sấu ngày nay. Như loài báo săn Châu Phi, chúng luôn dùng đôi chân dài và cơ động để đua tốc độ với con mồi là các loài chim, bò sát nhỏ và động vật có vú mỗi khi đi săn. Môi trường sống của loài này chủ yếu trên cạn chứ cũng không phải bán thủy sinh như các loài hậu duệ.
Các nhà cổ sinh vật học đã so sánh những con cá sấu hiện có với cá sấu Quinkana và nhận thấy rằng chúng rất giống với những con cá sấu cổ đại ở Nam Mỹ về hình thái bộ xương. Cá sấu cổ đại Quinkana là những loài cá sấu mạnh nhất sống trên cạn, nhưng người ta suy đoán rằng cá sấu Quinkana fortirostrum cũng có thể là loài bán thủy sinh. Lối sống bán thủy sinh sẽ mang lại cho cá sấu Quinkana fortirostrum nhiều lợi thế hơn, tránh được sự cạnh tranh khốc liệt với những kẻ săn mồi lớn trên cạn, đồng thời mở rộng phạm vi sinh tồn và tăng phạm vi kiếm ăn. Có lẽ điều này cũng có thể giải thích tại sao hầu hết các hóa thạch của cá sấu Quinkana fortirostrum được tìm thấy ở các khu vực ven biển ẩm ướt.
Các loài trong chi Quinkana bao gồm: Loài điển hình (Type species) là Q. fortirostrum sống từ thế Pliocene đến thế Pleistocene của vùng Queensland; Q. babarra sống từ thế Pliocene sớm cũng của vùng Queensland; Q. timara từ Trung sống trong thế Miocene ở Lãnh Thổ Bắc Úc; Q meboldi sống từ cuối Oligocene của Queensland.
Cá sấu Quinkana fortirostrum đã tuyệt chủng cách đây 40.000 năm, ngay sau khi con người đặt chân đến đất liền Australia. Vào cuối kỷ Pleistocen, do sự biến đổi khí hậu ở lục địa Australia, nhiều loài động vật lớn bị tuyệt chủng, điều này làm giảm nguồn thức ăn của cá sấu Quinkana fortirostrum. Cũng trong thời gian này, cá sấu vùng vịnh tiến vào Châu Đại Dương và xâm chiếm các hồ và đầm lầy ở bờ biển phía đông Australia. Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của chúng đã lấn át cá sấu Quinkana fortirostrum. Dưới áp lực kép của việc không đủ thức ăn và sự cạnh tranh khốc liệt, cá sấu Quinkana fortirostrum cuối cùng đã bị tuyệt chủng, và ảnh hưởng của con người có thể không lớn.
Nguồn: Genk
- Anh lính thời Thế Chiến I này đã “tỉnh như sáo” suốt 40 năm sau khi bị đạn bắn vào đầu
- “Thủy mộ” 2.500 năm độc nhất tại Trung Quốc: Kinh ngạc bên trong
- Báu vật thất truyền 2.400 năm được khai quật từ mộ cổ khiến thế giới ‘thất kinh’ vì thay đổi cả lịch sử