Phát hiện hành tinh ‘xốp’ khổng lồ

Các nhà khoa học phát hiện hành tinh cách Trái Đất 320 năm ánh sáng nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước nếu đặt trong một hồ bơi đủ lớn.

hanhtinhshop

Mô phỏng hành tinh xốp KELT-11b. (Ảnh: Tech Times)

Hành tinh KELT-11b được phát hiện bởi kính thiễn vọng không gian Characterizing Exoplanet Satellite (CHEOPS) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu năm 2016. Ngoại hành tinh này quay quanh ngôi sao HD 93396 nằm trong chòm Sextans. KELT-11b mất 4,7 ngày để quay quanh ngôi sao chủ lớn gấp 3 lần Mặt Trời. Hệ sao thu hút sự chú ý của các nhà khoa học bởi kích thước đồ sộ của HD 93396, khiến ngoại hành tinh mất gần 8 giờ để đi qua phía trước ngôi sao chủ.

“Hệ sao mang đến cho CHEOPS cơ hội thể hiện khả năng ghi lại những sự kiện chuyển tiếp kéo dài vốn rất khó quan sát từ mặt đất”, Didier Queloz, giáo sư ở Khoa thiên văn học tại Đại học Geneva, phát ngôn viên của nhóm CHEOPS Science, cho biết.





CHEOPS có thể xác định kích thước của KELT-11b khi ngoại hành tinh di chuyển qua phía trước ngôi sao chủ. Đường kính của hành tinh là181.600 km, vượt xa sao Mộc (139.900 km) và Trái Đất (12.700 km).

Dù lớn hơn so với sao Mộc, KELT-11b lại có khối lượng nhỏ hơn 5 lần, có nghĩa mật độ của hành tinh cực thấp. “Nó sẽ trôi nổi trong bể bơi có sức chứa đủ lớn”, David Ehrenreich, nhà khoa học trong dự án CHEOPS ở Đại học Geneva, nhận xét. Theo Ehrenreich, mật độ thấp của hành tinh một phần do khoảng cách quá gần giữa nó và ngôi sao chủ.

CHEOPS bay vào không gian cuối tháng 12/2019 và sẵn sàng cho các nhiệm vụ tương lai từ ngày 25/3. Chiếc kính viễn vọng bắt đầu quan sát vũ trụ vào cuối tháng 1/2020 và chụp những bức ảnh đầu tiên không lâu sau đó. ESA giao công việc vận hành CHEOPS cho các nhà khoa học và kỹ sư đến từ 30 viện nghiên cứu khác nhau ở 11 nước châu Âu.
Nguồn: Vnexpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *