Các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện ra hành tinh lạ ở rìa xa của Hệ mặt trời với tên gọi Hành tinh số 9. Nhiều nhà nghiên cứu thiên văn học cho rằng đây có thể là một hố đen nguyên thủy của vũ trụ.
Các nhà khoa học tại Đại học Harvard và tổ chức “Sáng kiến hố đen” (BHI) đã phát triển một phương pháp mới để có thể trả lời cho câu hỏi hóc búa về “Hành tinh số 9” một lần và mãi mãi. Kể từ năm 2015, các nhà thiên văn học đã cố gắng xác định xem một hành tinh chưa được khám phá có quay quanh Mặt trời và ở xa Sao Diêm Vương hay không. Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất hành tinh này có thể là một hố đen.
Một nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Vật lý thiên văn với mong muốn sẽ chứng minh hoặc bác bỏ những ý kiến ngược lại của lý thuyết này. Nghiên cứu nhấn mạnh khả năng của nhiệm vụ Khảo sát Không gian và Thời gian (LSST) là để quan sát cái gọi là “pháo sáng bồi tụ”. Pháo sáng tích tụ được gây ra khi sao Chổi bị chặn bởi lực hấp dẫn của hố đen. Amir Siraj, một sinh viên đại học Harvard, cho biết: “Trong vùng lân cận của hố đen, các vật thể nhỏ tiếp cận nó sẽ tan chảy do sự gia nhiệt từ sự tích tụ khí từ môi trường lên hố đen”. Tiến sĩ Avi Loeb nói: “Một khi chúng tan chảy, các vật thể nhỏ phải chịu một lực phá vỡ lớn bởi hố đen.” Bởi vì các hố đen hầu như vô hình đối với tất cả các thiết bị, các nhà thiên văn học thay vào đó phải tìm kiếm những tín hiệu bức xạ của chúng. Trong trường hợp này, họ sẽ tìm kiếm bức xạ phát ra từ vật chất rơi xuống hố đen.
Phương pháp mới được đề xuất bởi các nhà khoa học có thể thông báo cho những người tìm kiếm trong tương lai về các hố đen cũng như Hành tinh số 9. Anh Siraj nói: “Phương pháp này có thể phát hiện hoặc loại trừ các hố đen trong khoảng một trăm nghìn đơn vị thiên văn. Hơn nữa, nó có thể có khả năng đặt giới hạn mới cho phần vật chất chứa trong các hố đen nguyên thủy.” LSST là một cuộc khảo sát kéo dài 10 năm theo kế hoạch tìm hiểu bầu trời phía nam sẽ diễn ra bắt đầu tại đỉnh El Penon của Cerro Pachon ở miền bắc Chile. Nhiệm vụ sẽ khảo sát bầu trời hai lần một tuần và nghiên cứu mới tập trung vào Hành tinh số 9 như một ứng cử viên chính cho các quan sát.
Tiến sĩ Loeb nói: “Tìm Hành tinh số 9 giống như khám phá một người anh em họ sống trong nhà kho phía sau nhà bạn mà bạn chưa từng biết đến. Bạn ngay lập tức đặt ra câu hỏi: Tại sao lại ở đó? Làm thế nào mà ta không có được các tín hiệu của nó? Nó có định hình trong lịch sử của Hệ mặt trời không? Liệu nó có giống như những gì ta suy đoán không?”
Năm 2015, các nhà thiên văn học thuộc Viện Công nghệ California (Caltech), Konstantin Batygin và Mike Brown đã tiết lộ bằng chứng cho thấy một hành tinh khổng lồ có quỹ đạo bất thường tồn tại trong Hệ mặt trời . Hành tinh giả thuyết có thể nặng hơn Trái đất tới 10 lần và cách xa Mặt trời hơn 20 lần so với Sao Hải Vương, một hành tinh cách xa Mặt trời đến mức sẽ phải mất từ 10.000 đến 20.000 năm để hoàn thành một vòng đua. Mặc dù không bao giờ quan sát được nhưng sự hiện diện của nó có thể giải thích quỹ đạo độc đáo của một số vật thể trong Vành đai Kuiper – một trường của các tiểu hành tinh và hành tinh đi qua Sao Diêm Vương.
Ông Siraj nói: “Đã có rất nhiều suy đoán liên quan đến các giải thích thay thế cho các quỹ đạo dị thường quan sát được trong Hệ mặt trời. Một trong những ý tưởng được đưa ra là khả năng Hành tinh số 9 có thể là một hố đen bởi khối lượng của nó gấp năm đến mười lần Trái đất.”
Theo express.co.uk
Nguồn: Danviet