Phát hiện công cụ lao động từ 300 triệu năm trước: Đã từng xuất hiện nền văn minh tiền sử?

Trong thời đại chúng ta, những người sống ở thế kỷ 21 với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao, đã có không biết bao nhiêu câu hỏi hóc búa về lịch sử của nền văn minh nhân loại được khám phá và chứng minh bằng các phương pháp, tính toán khoa học. Tuy vậy, vẫn còn đó rất nhiều những kết quả khai quật khảo cổ học, những công trình xây dựng, những hiện vật nhân tạo,… với tuổi tác lên đến hàng trăm triệu năm thách đố các nhà khoa học về nguồn gốc xuất xứ của mình.

Phát hiện công cụ lao động từ 300 triệu năm trước

Vào thế kỷ 18 tại Pháp, công nhân một mỏ đá gần Aix-en-Provence đã khám phá ra một điều mà đến nay vẫn còn là một là bí ẩn.

Bức ảnh chụp phiến đá vôi: Một số người cho rằng, những vật thể nhân tạo được phát hiện dưới lớp đá vôi vào thế kỷ 18 chính là bằng chứng cho thấy con người đã xuất hiện trên trái đất từ hàng triệu năm về trước và thậm chí còn có nền văn minh phát triển vượt bậc.

Bức ảnh chụp phiến đá vôi: Một số người cho rằng, những vật thể nhân tạo được phát hiện dưới lớp đá vôi vào thế kỷ 18 chính là bằng chứng cho thấy con người đã xuất hiện trên trái đất từ hàng triệu năm về trước và thậm chí còn có nền văn minh phát triển vượt bậc. (Epoch Times tiếng Anh)

Họ đã đào xuống từng lớp đá vôi. Đến lớp cát giữa tầng đá thứ 11 và 12 thì tìm thấy những vật thể nhân tạo dường như không thích hợp với nhận thức của chúng ta về lịch sử tồn tại của loài người trên Trái Đất này. Khám phá đã được ghi chép trong Tạp chí Khoa học và Nghệ thuật Mỹ (American Journal of Science and Arts) vào năm 1820 bởi T. D. Porter, người đã phiên dịch toàn bộ công trình “Khoáng vật học” của Count Bournon. Bài viết có phiên bản trực tuyến tại Internet Archive, một tổ chức phi lợi nhuận xây dựng thư viện trực tuyến với các bản sao tác phẩm với phiên bản kỹ thuật số.

Mặc dù Porter không đưa ra niên đại của những vật thể dựa trên địa điểm được phát hiện, nhưng Roy Bainton đã viết trong “Cuốn sách tổng hợp về các dị tượng không thể giải thích” (The Mammoth Book of Unexplained Phenomena) của mình rằng các lớp đá vôi xung quanh có niên đại lên tới 300 triệu năm tuổi.

Roy Bainton đã viết trong “Cuốn sách tổng hợp về các dị tượng không thể giải thích” (The Mammoth Book of Unexplained Phenomena) của mình rằng các lớp đá vôi xung quanh có niên đại lên tới 300 triệu năm tuổi. (Goodreads.com)

Porter đã trích dẫn lời Bournon: “Họ phát hiện những gốc cột và mảnh vỡ của những phiến đá được chế tác dở dang, và loại đá này tương tự với những thứ thuộc về mỏ đá. Hơn nữa họ còn tìm thấy tiền xu, cán búa, và mảnh vỡ của các công cụ bằng gỗ. Nhưng điều chủ yếu thu hút họ, chính là một lớp đá dày khoảng 2.54cm (1 inch) và dài hơn 2m.”

Lớp đá này có hình dạng tương tự như kiểu mà thợ xây và thợ mỏ hiện đại thường áp dụng. Dường như con người từng tham gia vào việc tương tự như khai thác mỏ – trước cả thời điểm mà loài người được cho là tồn tại, huống chi là sử dụng công cụ.

Các phiến đá với phần được chế tác vẫn còn y nguyên, nhưng tất cả dụng cụ bằng gỗ đã biến thành mã não, một loại đá cứng.

Porter dẫn tiếp lời nhận định của Count Bournon: “Ở đây, chúng ta có các vết tích của một công trình được thực hiện bởi bàn tay con người, nằm sâu 15m dưới lòng đất, và được phủ lên bởi 11 lớp đá vôi chắc chắn. Mọi thứ đều theo hướng chứng minh rằng công trình này đã được tạo ra ngay tại nơi các vết tích tồn tại. Phải chăng loài người đã hiện diện trước cả khi những phiến đá này được hình thành, và khi đã phát triển đến một trình độ văn minh và nghệ thuật nhất định thì họ đã tiến hành chế tác những phiến đá và tạc nên những cột trụ từ đá này?”

Chiếc đinh ốc 300 triệu năm tuổi trong khối đá cổ
Những năm 1990, một nhóm nghiên cứu người Nga đã phát hiện trên một cánh đồng hoang phía Tây Nam tỉnh Kaluzka một viên đá. Viên đá này không có gì đáng nói nếu như nó không chứa trong mình một bí ẩn chấn động: bên trong khối đá có chứa một cái đinh ốc mà theo đo đạc thì chúng có tuổi lên tới 300 -320 triệu năm.

Có một vài giả thuyết xoay quanh chiếc đinh ốc kỳ lạ này.

Một số nhà khoa học cho rằng chiếc đinh ốc giống với loài hoa huệ biển criniod. Nhưng có điều những chuyên gia về hoa huệ biển sau khi xem xét đã nói rằng chưa từng gặp loại họa huệ biển nào to và có hình dạng như vậy, hơn nữa chúng không thể được sinh ra từ sắt!

Giả thiết thứ hai là chiếc đinh ốc là rác thải đến từ vũ trụ của một nền văn minh nào đó. Trong vũ trụ bao la này, từ hàng tỉ năm trước hẳn là đã có rất nhiều nền văn minh, rác thải từ các tàu vũ trụ của các nền văn minh đó vì một lý do nào đó mà lạc xuống trái đất.

Giả thiết thứ ba, cũng là giả thiết hợp lý hơn cả, đó là chiếc đinh ốc này là sản phẩm của một nền văn minh tiền sử. Đã có rất nhiều bằng chứng khảo cổ học cho thấy trên trái đất đã từng xuất hiện nhiều nền văn minh tiên tiến, có trình độ khoa học kỹ thuật ở mức độ nhất định. Những nền văn minh tiền sử này đến một lúc nào đó không may bị rơi vào diệt vong bởi núi lửa, sóng thần, dịch bệnh,… Sau đó hàng trăm triệu năm mọi thứ sẽ bị phong hóa, phá hủy hầu như không còn, nhưng cũng có một số ít đồ vật, trong một điều kiện nhất định còn lưu lại, chẳng hạn như chiếc đinh ốc kia.

Chiếc cốc sắt tìm thấy trong mỏ than hơn 300 triệu năm tuổi ở Oklahoma
Ngày 15-1-1949, Robert Nordling gửi cho Frank Marsh, nhân viên Trường Tổng hợp Andrus ở thành phố Barrin-Springs, bang Michigan một bức ảnh chiếc cốc sắt với ghi chú: “Cách đây không lâu tôi có tới bảo tàng cá nhân của một người bạn ở Nam Missouri. Trong số những hiện vật quý được lưu giữ tại đó có chiếc cốc mà ảnh của nó tôi xin gửi cho ngài kèm theo đây”.

Chiếc cốc sắt kèm ghi chú. (Ảnh chụp màn hình)

Bên cạnh chiếc cốc sắt trong bảo tàng nói trên có lời làm chứng của ông Frank Kenwood. Theo ông Frank Kenwood, năm 1912 khi ông làm việc ở một nhà máy nhiệt điện thì gặp một khối than đá rất lớn. Ông liền lấy búa đập nó ra thì vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ở bên trong khối than đá có một chiếc cốc còn nguyên vẹn. Có một công nhân khác chứng kiến sự kiện này tên là Jim Stolle.

Những khối than đá này được khai thác tại mỏ Wilberton, bang Oklahoma. Theo lời ông Robert Faye, nhân viên Ủy ban tìm kiếm Địa chất bang Oklahoma, tuổi của loại than đá được khai thác tại mỏ Wilberton là 312 triệu năm. Như vậy, vì một lý do nào đó chiếc cốc đã xuất hiện ở mỏ than từ khi chúng vẫn còn là thực vật, rồi trải qua quá trình hoạt động địa chất lâu dài mà bị lèn vào giữa những khối than đá. 


Nếu những điều được kể trên đây là chân thật, chứng tỏ rằng ở khu vực Bắc Mỹ hơn 300 triệu năm trước đây có thể đã từng xuất hiện nền văn minh, nếu không thì thật khó để lý giải sự tồn tại của chiếc cốc kia.

Ba ví dụ trên đây chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều khám phá về các dấu tích của những nền văn minh tiền sử. Những khám phá này thường làm các nhà khoa học nghiên cứu theo kiểu truyền thống phải đau đầu, bởi họ cố lý giải cái mới bằng nhận thức cũ kỹ của mình, nhưng lại làm hài lòng những người ưa khám phá, giúp mở ra một lý thuyết mới, một trang mới của lịch sử.

Vũ trụ vận động không ngừng, xã hội nhân loại cũng không ngừng phát triển, cái mới không ngừng thay thế cái cũ, nếu chúng ta cứ cố thủ trong nhận thức cũ, thì sẽ trở nên lạc hậu, lạc lối trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Nguồn : NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *