Các nhà khoa học NASA đã phát hiện một cổ vật 6.000 năm tuổi được chế tác bằng một kỹ thuật hiện đang được NASA sử dụng.
Cổ vật 6.000 năm tuổi – phát hiện tại ngôi làng thời kỳ đồ đá mới Mehrangarh, Pakistan – được tạo ra với một kỹ thuật hiện đang được NASA sử dụng. Các nhà nghiên cứu giải thích: “Ngày nay, đây cũng là kỹ thuật tạo hình kim loại có độ chính xác cao nhất được gọi là “đúc mẫu chảy”, trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, hàng không và y sinh, cho các hợp kim hiệu suất cao từ thép đến titan”.
Cổ vật 6000 năm tuổi chế tác sử dụng công nghệ hiện vẫn đang được NASA áp dụng. Ảnh: Ancient-Code
Theo Mail Online , các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một vật trang trí 6000 năm tuổi được khai quật tại ngôi làng có từ thời kỳ đồ đá mới Mehrangarh, Pakistan. Bằng cách áp dụng một kỹ thuật hình ảnh mới, họ đã đi đến kết luận rằng cổ vật này được tạo ra với một công nghệ cổ xưa mà NASA hiện đang sử dụng.
Công nghệ ‘đúc khuôn theo mẫu chảy (đúc mẫu chảy – lost-wax casting)’ là một kỹ thuật đúc kim loại vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, để tạo ra một bản sao vật thể kim loại. Một phiên bản hiện đại của phương pháp này (investment casting) đã được các nhà nghiên cứu tại NASA sử dụng khi họ chế tạo các bộ phận cho Trạm vũ trụ quốc tế, tàu thăm dò Curiosity dùng để khám phá hành tinh đỏ và các tàu vũ trụ khác như tàu thăm dò Messenger.
(a) Bản đồ chỉ ra các địa điểm khảo cổ chính của Ấn-Iran có niên đại từ thế kỷ thứ bảy đến thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên (TCN) – tỷ lệ 200 km. (b) Quang cảnh khu khảo cổ MR2 tại Mehrgarh (năm 4.500–3.600 TCN) (c) Mặt trước bùa hộ mệnh hình bánh xe – tỷ lệ 5 mm. (d) Hình ảnh trường tối của vùng xích đạo bùa hộ mệnh. Ảnh: Ancient-Code
Các nhà khoa học từ Ipanema – một cơ sở nghiên cứu của Châu Âu chuyên nghiên cứu các vật liệu khảo cổ đã tiến hành phân tích những vật trang trí này bằng cách sử dụng một kỹ thuật mới mang tính cách mạng được gọi là ‘chụp ảnh phát quang’.
Kỹ thuật mới cho phép các chuyên gia xác định chính xác quá trình mà các đồ tạo tác được tạo ra trong quá khứ.
Trao đổi với tạp chí Washington Post, Mathieu Thoury – trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Ipanema cho biết:
“Chúng tôi đã phát hiện ra một cấu trúc ẩn, cấu trúc này cho thấy vật thể này ban đầu được tạo ra như thế nào. Bạn đang có trong tay dấu tích về những gì đã xảy ra cách đây 6000 năm”.
Hình ảnh chiếc bùa hộ mệnh 6000 năm tuổi. Ảnh: Ancient-Code
‘Chụp ảnh phát quang’ là một quá trình trong đó ánh sáng được chiếu vào vật thể trong khi các nhà nghiên cứu sẽ đo lượng ánh sáng dội ngược lại.
Các nhà khoa học giải thích rằng các vật liệu khác nhau sẽ phản ánh lượng ánh sáng khác nhau, điều này cho phép các chuyên gia xác định chính xác các vật liệu được sử dụng để sản xuất ra chiếc bùa hộ mệnh từ khoảng 6000 năm trước này.
Sau khi nghiên cứu chi tiết vật phẩm, các chuyên gia kết luận rằng chiếc bùa hộ mệnh trên thực tế được tạo ra liền khối. Từ đó, các chuyên gia kết luận bất cứ ai tạo ra vật phẩm này đã sử dụng một quá trình gọi là ‘đúc liền khối’, hay phương pháp “đúc mẫu chảy” nêu trên.
Minh họa phương pháp đúc liền khối. Ảnh: InfoKids
Theo phương pháp ‘Đúc liền khối’, người ta sẽ sản xuất một ‘bản sao’ vật thể ban đầu bằng cách sử dụng sáp để tạo ra một cái khuôn xung quanh vật thể. Khi nó nóng lên, sáp hóa lỏng được loại bỏ và kim loại nóng chảy được đổ vào. Một khi khuôn nguội đi, nó sẽ bị vỡ ra, để còn sót lại vật thể kim loại mới được hình thành bên trong.
Các chuyên gia phát hiện rằng người thợ thủ công cổ đại đã tạo ra chiếc bùa hộ mệnh bằng cách rót đồng cực kỳ tinh khiết vào một cái khuôn đã được chuẩn bị sẵn bằng phương pháp đúc liền khối. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature .
Nguồn: Ancient-Code