Phát hiện chiếc nhẫn lạ, nghi thuộc về Pontius Pilate – Kẻ ra lệnh đóng đinh Chúa Jesus

Các chuyên gia ở Israel đã xác định một chiếc nhẫn có thể thuộc về Pontius Pilate, thống đốc La Mã giám sát vụ xét xử và đóng đinh Chúa Giêsu Kitô.

Nghiên cứu mới nhất về chiếc nhẫn được công bố trên Tạp chí Israel Exploration Journal. Theo đó, chiếc nhẫn bằng đồng được phát hiện 50 năm trước trong một cuộc khai quật do Giáo sư Gideon Foerster thuộc Đại học Do Thái Jerusalem tiến hành tại pháo đài Herodion trong sa mạc Judean.

Sau hàng chục năm nằm im lìm trong kho lưu trữ, chiếc nhẫn được trao cho một nhóm nghiên cứu hiện đang làm việc cho Herodion, do Roi Porat, cũng thuộc Đại học Hebrew. Thông qua việc vệ sinh kĩ càng cùng với sự hỗ trợ của một máy ảnh chuyên nghiệp thuộc sở hữu của Cơ quan cổ vật Israel, những bí mật của chiếc nhẫn đã hé mở.

Sau khi phóng to bức ảnh chụp, các nhà nghiên cứu thấy hình ảnh một thùng rượu vang và dòng chữ Hy Lạp “Pilatus” khắc xung quanh.

Ảnh chụp mặt chiếc nhẫn tìm thấy tại pháo đài Herodion trong sa mạc Judean




Cái tên Pilatus khiến người ta liên tưởng ngay đến Pontius Pilate – tỉnh trưởng của tỉnh Judea thuộc La Mã cổ đại, một nhân vật gian ác khét tiếng. Các chuyên gia cũng suy đoán rằng nó có thể đã được sử dụng bởi một thành viên của tòa án Pilate để ký thay các văn bản dưới sự ủy quyền của ông ta.

Pháo đài Herodion được xem như cung điện mùa đông của Vua Herod trong Kinh Thánh, nằm trên một ngọn đồi hình nón mà ngày nay vẫn nổi bật trong cảnh quan cằn cỗi của Sa mạc Judean, gần thành phố Bethlehem của Bờ Tây.

Một phần của pháo đài và lăng mộ hùng vĩ đã được sử dụng bởi các quan chức La Mã cai trị Judea cổ đại, điều này củng cố thêm sự liên kết của phát hiện với Pontius Pilate.

Phía Tây Nam pháo đài Herodion – nơi được xem như cung điện mùa đông của Vua Herod trong Kinh Thánh (Ảnh: Courtesy of G. Foerster)




Chiếc nhẫn chỉ là một trong những khám phá xác thực những câu chuyện được ghi chép trong Kinh thánh mới nhất đầy hấp dẫn ở Israel. Vào tháng Hai, các nhà khảo cổ đã công bố phát hiện một chiếc ấn đất sét có thể mang chữ ký của nhà tiên tri trong Kinh thánh Isaiah.

Tại địa điểm của một thành phố cổ trên Bờ Tây, các nhà khảo cổ cũng đang săn lùng bằng chứng về hòm thánh liên quan đến câu chuyện trong Hòm Giao Ước.

Một số chuyên gia cũng tin rằng họ đã tìm thấy thành phố La Mã bị mất tích của Julias, trước đây là làng Bethsaida,, nơi có các sứ đồ của Chúa Giêsu là Peter, Andrew và Philip.

Việc khám phá ra một bộ xương cổ ở miền bắc nước Ý cũng có thể làm sáng tỏ về sự đóng đinh tàn bạo của La Mã. Có rất ít bằng chứng khảo cổ về sự đóng đinh, phương pháp được sử dụng để hành hình Chúa Giêsu Kitô.

Chúa Giesu bị đóng đinh trên giá thập tự




Một nghiên cứu gần đây về công nghệ gen bởi Đại học Rockefeller và Đại học Basel, Thụy Sĩ kết luận loài người sinh sôi phát triển bắt đầu từ một cặp vợ chồng trưởng thành cho thấy câu chuyện về Adam và Eva trong Kinh Thánh là có cơ sở. Cùng với nhiều bằng chứng khảo cổ khác xác thực tính chân thực của các câu chuyện trong Kinh Thánh thay vì lầm tưởng rằng chúng chỉ là những câu chuyện thần thoại như người ta vẫn thường nghĩ trước đây. Nó thực sự là một nguồn sử liệu quý giá, hàm chứa những luân lý và bài học lịch sử sâu sắc cho con người ngày nay.


Trong lịch sử, những đế chế đàn áp đức tin cuối cùng đều đi đến lụi tàn, cả đế chế sụp đổ dù đang ở trên đỉnh cao hưng thịnh. Đi đôi với việc bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo, đế quốc La Mã không ngừng gặp phải các vấn đề về thiên tai và dịch bệnh, tình trạng kinh tế không ngừng sa sút, bộ lạc Germain và đế quốc Ba Tư cũng bắt đầu xâm chiếm các vùng bờ cõi xa xôi… Cuộc bức hại tàn khốc kéo dài gần 300 năm lịch sử ấy, kể từ lúc các tín đồ Cơ Đốc bị đế quốc La Mã bức hại, cũng là quá trình lịch sử đế quốc La Mã đi đến ngày tàn lụi.
Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *