Phát hiện chấn động về Tam Tinh Đôi: 4 bí mật nghìn năm vừa được chuyên gia tiết lộ

Đó là gì?
Những năm gần đây, tại di chỉ khảo cổ nổi tiếng Trung Quốc Tam Tinh Đôi ở Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, các chuyên gia liên tục khai quật được những di tích văn hóa đáng kinh ngạc khiến giới khảo cổ và lịch sử tranh luận sôi nổi.

Khi những bí ẩn xoay quanh Tam Tinh Đôi chưa được giải mã hết, các nhà nghiên cứu lại vừa phát hiện thấy Tam Tinh Đôi có liên quan mật thiết đến những ghi chép của cuốn sách cổ có tên “Sơn Hải kinh” (có thể xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 TCN; cuốn sách tổng hợp về địa lý, thần thoại và các sinh vật huyền bí) cách đây hơn 2.000 năm.

Tam Tinh Đôi – một di tích được cho là thuộc Vương quốc Thục cổ đại cách đây khoảng 5.000 đến 3.000 năm – nổi tiếng toàn thế giới trong những năm gần đây khi các chuyên gia liên tục khai quật được những di tích văn hóa kỳ thú, khiến giới khảo cổ và lịch sử phải thảo luận và sửa đổi lý thuyết truyền thống về nguồn gốc văn hóa của người Trung Quốc xưa.

Ngoài ra, giới văn hóa dân gian và tôn giáo cũng tiến hành nghiên cứu xuyên biên giới về nội dung cuốn ‘địa lý chí’ Sơn Hải kinh và tin rằng cuốn sách cổ có lịch sử hơn 3.000 năm này đã ghi lại những hồ sơ khám phá về địa lý núi và văn hóa tộc người Trung Quốc cổ đại TRÙNG HỢP ĐÁNG KINH NGẠC với các di tích văn hóa Tam Tinh Đôi. 

Cuốn sách cổ Sơn Hải Kinh thời Tiền Tần từ lâu đã được coi là một bộ sưu tập các câu chuyện thần thoại cổ đại và bảo vật quý hiếm của Trung Quốc, có 18 chương và khoảng 31.000 từ, bao gồm lịch sử cổ đại, y học, văn hóa dân gian, thần thoại, phù thủy, tôn giáo… Đến nay, nội dung của chúng thường được sử dụng làm chủ đề trong các bộ phim điện ảnh, phim truyền hình và tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc.

Các học giả tin rằng Tam Tinh Đôi làm cho văn hóa Trung Quốc đầy bí ẩn và khơi dậy hứng thú nghiên cứu cho nhiều chuyên gia. Hình ảnh bức tượng Tam Tinh Đôi bằng đồng mang phong cách Trung Á. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi.




Các di tích văn hóa được khai quật ở Tam Tinh Đôi dù gây chấn động cho các nhà sử học, nhưng chúng thiếu các ghi chép có liên quan. 

Có rất nhiều di tích văn hóa được khai quật ở Tam Tinh Đôi, trong đó nổi tiếng là tượng đứng bằng đồng cấp báu vật quốc gia, cây trượng vàng, cây thiêng bằng đồng, mặt nạ bằng đồng, hộp đựng răng bằng ngọc, mặt nạ vàng, bánh xe mặt trời bằng đồng, đầu chim bằng đồng…

Và nhiều di tích trong số đó được các chuyên gia chỉ ra là có sự trùng hợp đáng ngạc nhiên với các ghi chép của Sơn Hải kinh.

SỰ TRÙNG HỢP CỦA TAM TINH ĐÔI VÀ SƠN HẢI KINH
Thứ 1:

Giới nghiên cứu chỉ ra rằng sự trùng hợp đầu tiên giữa Tam Tinh Đôi và cuốn Sơn Hải Kinh là về vị thần mùa xuân “Jumang”, người thống trị sự sống của vạn vật. 

Sách miêu tả ông có “thân của một con chim và khuôn mặt của một người đàn ông, cưỡi trên hai con rồng”. Trong khi đó, tại Tam Tinh Đôi có những đồ sứ bằng đồng rất giống trong miêu tả về vị thần này. Khi khai quật các di tích văn hóa Tam Tinh Đôi, một bức tượng đồng với đầu người và thân chim đã được tìm thấy gần cây thiêng thứ 3. Các mẫu quần áo của nó rất đặc biệt, hoàn toàn khác với nền văn minh Hạ và Thương, và giống với hình ảnh của các nền văn minh cổ đại ở Trung Á như Iran và Ai Cập.




Cuốn Sơn Hải Tinh ghi lại vị thần của mùa xuân, “Jumang” (ảnh), người thống trị sự sống của vạn vật và cây cối. Xem ảnh dưới…

Một bức tượng đồng với đầu người và thân chim được tìm thấy ở Tam Tinh Đôi, đây là một trong những cổ vật mà các nhà nghiên cứu tin rằng có cùng nguồn gốc với thần mùa xuân “Jumang” trong Sơn Hải Tinh. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi.

Thứ hai:

Sự trùng hợp thứ hai đến từ cây Phù Tang được khai quật ở Tam Tinh Đôi giống với những ghi chép trong Sơn Hải Tinh: Cuốn sách chỉ ra rằng trên vùng biển xưa kia có 10 mặt trời lần lượt chiếu sáng Trái đất, 9 mặt trời không có mặt lần lượt hóa thành quạ vàng và sống trên cây Phù Tang. 

Trong khi đó, các cây Phù Tang bằng đồng được khai quật ở Tam Tinh Đôi đều cao 4 mét và được chia thành 3 tầng, mỗi tầng 9 nhánh có một con chim thần. 

Vào thời điểm đó, các nhà khảo cổ học và nghiên cứu lịch sử đã rất ngạc nhiên trước khả năng chế tạo cây này của người xưa, và sự trùng hợp của các di tích văn hóa với mô tả trong Sơn Hải Tinh càng khiến các nhà khảo cổ học ngạc nhiên gấp bội.




Hình ảnh những cây Phù Tang ở Sơn Hải Tinh giống hệt như những hình ảnh của những cây Phù Tang bằng đồng ở Tam Tinh Đôi.

Cây Phù Tang được khai quật ở Tam Tinh Đôi được các nhà nghiên cứu tin rằng có một sự kết hợp kỳ diệu với câu chuyện về 10 mặt trời được ghi lại trong Sơn Hải Tinh. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi.

Thứ ba:

Sự trùng hợp thứ ba giữa Sơn Hải Kinh và Tam Tinh Đôi chính là “Chim thần bằng đồng” của Tam Tinh Đôi, rất giống với Quạ vàng Mặt trời trên cây Thần trong Sơn Hải Kinh.

Loài chim này đều bước ra từ sách và di chỉ khảo cổ với đặc điểm chung là to lớn, có bộ lông sặc sỡ đầy kiêu hãnh.

Loài chim thần giống phượng hoàng này là dấu hiệu của điềm lành, một khi nó xuất hiện, thế giới sẽ hòa bình. Đây cũng là truyền thuyết về chim phượng hoàng ở các thế hệ sau tại Trung Quốc.




“Chim thần bằng đồng” ở Tam Tinh Đôi rất giống với loài chim sặc sỡ với bộ lông lộng lẫy được mô tả trong Sơn Hải KinhẢnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi.

Thứ tư:

Vật phẩm thứ tư được thảo luận là “mặt nạ mắt dài” đặc biệt nhất ở di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi. 

Các chuyên gia tin rằng hình ảnh của chiếc mặt nạ mắt dài bằng đồng này chính là “Rồng nến” được mô tả trong Sơn Hải kinh. Cuốn sách cũng sử dụng từ “Zongmu” để mô tả vị thần, nhưng từ “Zongmu” không xuất hiện trong các tài liệu khác trong ngữ hệ văn hóa Đồng bằng Trung tâm.




Tại di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi, “mặt nạ mắt dài” là đặc biệt nhất, có hình dạng độc đáo và cực kỳ dày. Các học giả tin rằng nó có thể được dùng làm vật hiến tế. Ảnh: Thông tấn xã Trung Quốc.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, các học giả về văn học và lịch sử cũng đã phát hiện ra rằng nhiều di tích văn hóa Tam Tinh Đôi có những điểm trùng hợp khó giải thích với những câu chuyện thần thoại trong Sơn Hải Kinh. 

Sau khi các di tích văn hóa Tam Tinh Đôi lần lượt được khai quật, nhiều đồ dùng bằng đồng được chỉ ra có liên quan đến lời kể trong Sơn Hải Kinh, điều này càng làm dấy lên sự quan tâm của nhiều học giả hiện đại.

Tác giả của Sơn Hải Kinh – một biên niên sử thần thoại và địa lý thu thập các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm vào thời Tiền Tần – hiện nay vẫn chưa được các nhà nghiên cứu xác định là ai.


Điều đáng nói là, tác giả cuốn Sơn Hải Kinh – mô tả hơn 550 ngọn núi và 300 con sông thời cổ xưa – đến nay vẫn chưa được xác định. Đến nay, cuốn sách được viết từ thời Chiến quốc đến đầu thời nhà Hán là mộtt trong 3 cuốn sách cổ nổi tiếng của Trung Quốc (bên cạnh 2 cuốn khác là “Kinh Dịch” và “Hoàng Đế nội kinh”.

Với việc tìm thấy những sự trùng hợp của Tam Tinh Đôi và Sợ Hải Kinh, các nhà nghiên cứu Trung Quốc có thêm cơ hội hiểu thêm về ý nghĩa của các cổ vật tại Tam Tinh Đôi, cũng như hiểu thêm về Trung Quốc thời cổ xưa.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *