Các nhà khoa học vừa phát hiện ra những gì họ đã gọi là “Khám phá Thiên niên kỷ”, và một sự mặc khải to lớn trong ý thức con người – nước có trí nhớ.
Các nhà khoa học từ Đức tin rằng nước có trí nhớ, có nghĩa là thứ vốn được xem như một chất lỏng đơn giản và thân thuộc hiện đã được kiểm tra chặt chẽ để lộ ra một sự mặc khải khoa học vô cùng giá trị.
Bằng cách kiểm tra từng giọt nước dưới kính hiển vi có độ phân giải siêu cao, các nhà khoa học đã có thể thấy rằng mỗi giọt nước có mô hình vi mô riêng với vẻ đẹp hoàn mỹ và độc đáo trong hai thí nghiệm độc lập.
Cùng một nguồn nước, nhưng hình ảnh khác nhau với mỗi người lấy khác nhau (Ảnh: Youtube)
Ở thí nghiệm đầu tiên, một nhóm học sinh được yêu cầu tạo ra một giọt nước từ cùng một nguồn nước trong cùng một thời điểm. Thông qua phân tích các giọt riêng lẻ, người ta thấy rằng giọt nước do mỗi người tạo ra có hình ảnh khác nhau.
Trong thí nghiệm thứ hai, các nhà khoa học nhúng một bông hoa vào nước. Sau đó lấy ra một giọt nước từ đó để nghiên cứu. Dưới kính hiển vi điện tử là một hình ảnh đầy mê hoặc khá giống với hình ảnh bông hoa được nhúng vào bình. Khi thí nghiệm được lặp lại trên các loài hoa khác nhau, hình ảnh phóng đại của các giọt nước trông cũng hoàn toàn khác nhau tương ứng.
Hình ảnh giọt nước lấy từ bình nhúng bông hoa dưới kính hiển vi điện tử (Ảnh:educateinspirechange.org)
Nhưng kết quả này gợi ý một kết luận chung: nước có trí nhớ, theo các nhà khoa học, một nhận thức mới về nước có thể được hình thành. Các nhà khoa học Đức tin rằng nước sẽ di chuyển và lưu trữ thông tin từ tất cả những nơi mà nó đi qua, từ đó có thể kết nối mọi người và chia sẻ các nguồn thông tin khác nhau khi họ uống nước này, tùy thuộc vào hành trình của nó.
Vì cơ thể con người có 70% là nước, phát hiện trên thậm chí còn gợi ý một giả thuyết khác: Trong mỗi giọt nước mắt của con người có lưu giữ ký ức và tình cảm về những người và sự kiện người đó đã gặp.
Trong mỗi giọt nước mắt đều có thông tin về kí ức của người khóc (Ảnh: Pinterest)
Không chỉ có khả năng ghi nhớ, một nhà khoa học Nhật Bản cũng từng phát hiện rằng nước có khả năng tư duy. Tinh thể nước sẽ biến đổi khi tiếp xúc với các yếu tố khác nhau. Điều này được chứng minh dựa trên ảnh chụp các tinh thể nước dưới kính hiển vi của Tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado (tổ chức IHM) ở Tokyo, Nhật Bản, và nhóm nghiên cứu của ông.
Một ví dụ điển hình là nếu bên ngoài khay đựng nước có các nhãn dán mang tính chất tích cực như “tình thương” hay “cảm ơn”, mẫu nước sẽ tạo ra các tinh thể rực rỡ, ngược lại, mẫu nước từ các khay có dán nhãn tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.
Hình dạng tinh thể nước tương ứng với các nhãn hiệu khác nhau được gắn lên bình chứa. Từ trái sang: “tình yêu”, “cảm ơn” và “ta ghét mi” (Ảnh: Image Shack)
Thú vị hơn, các mẫu lấy từ một hồ nước sau trận động đất hoàn toàn không thể tạo ra tinh thể. Tuy nhiên, sau khi ai đó đọc một lời cầu nguyện, những mẫu nước này lại có thể hình thành tinh thể như cũ.
Nước quả thực không đơn giản như những gì chúng ta vẫn nghĩ. Giáo sư Pollack từng kể với Epoch Times rằng thầy ông từng nói “Anh có thể làm mọi điều anh muốn trong đời, nhưng đừng có nghiên cứu về nước, đó là một chủ đề không đơn giản“.
Nguồn: ĐKN