Phát hiện bức tường vũ trụ trải dài 3 tỷ năm ánh sáng, tiếp cận với vũ trụ quan của Phật gia và Đạo gia

Phát hiện bức tường vũ trụ trải dài 3 tỷ năm ánh sáng, tiếp cận với vũ trụ quan của Phật gia và Đạo gia

Sự xuất hiện của bức tường thiên hà thực sự có nghĩa là vũ trụ song song và đa vũ trụ là có tồn tại không, hay con người thực sự là một vật thí nghiệm của nền văn minh cao hơn? (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 8 tháng 3 năm 2016, một bài báo với tiêu đề hấp dẫn xuất hiện trên tạp chí New Scientist: Vật thể lớn nhất trong vũ trụ có thể là bức tường thiên hà tỷ năm ánh sáng. Bài báo này đã gây ra rất nhiều cuộc thảo luận sôi nổi.

Một số người cho rằng bức tường thiên hà này là một “bức tường vũ trụ”, cách biệt vũ trụ song song. Người khác cho rằng bức tường giải thích sự tồn tại của đa vũ trụ. Lại có người tin rằng bức tường cho thấy con người có khả năng là vật thí nghiệm, giống như bị “bao vây” bởi các nền văn minh cao hơn. 

Vậy sự xuất hiện của bức tường thiên hà thực sự có nghĩa là vũ trụ song song và đa vũ trụ là có tồn tại không, hay con người thực sự là một vật thí nghiệm của nền văn minh cao hơn?

Bức tường thiên hà
Heidi Lietzen tốt nghiệp Khoa Thiên văn, Đại học Turku, Phần Lan, từng làm nghiên cứu tại Đài thiên văn Tartu ở Estonia, là tiến sĩ về vật lý thiên hà và vũ trụ.

Tiến sĩ về vật lý thiên hà và vũ trụ Heidi Lietzen (Ảnh chụp màn hình)




Từ năm 2013-2015 với tư cách là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, bà làm việc tại Viện Vật lý Thiên văn, Quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Bài viết về bức tường thiên hà trên Tạp chí New Scientist là phát hiện của Heidi Litzen và nhóm của bà.

Khi đó, họ đang tìm kiệm các cụm thiên hà trong một khu vực cách chúng ta 450 triệu đến 6,4 tỷ năm ánh sáng. Đột nhiên họ phát hiện ra trong toàn bộ không gian, chợt xuất hiện một hệ thống khổng lồ dày đặc.

Đó là một siêu cấu trúc khổng lồ bao gồm 830 thiên hà, trải dài trên một tỷ năm ánh sáng. Theo khảo sát quang phổ dao động Baryon, một Vạn Lý Trường Thành Thiên hà, còn được gọi là BOSS, nổi bật, hiện ra trước mắt nhóm.

Trên thực tế, vào ngày 26 tháng 2 năm 2016, lúc 21 giờ GMT, Heidi Litzen đã công bố những phát hiện của họ trong mục Vũ trụ học và vật lý thiên văn phi thiên hà tại trang web của Đại học Cornell.

Bài báo trên tạp chí New Scientist chỉ là bài viết của người phụ trách chuyên mục Joshua Sokol, không phải từ Heidi Litzen và nhóm của bà. Và theo nguyên văn tiếng Anh của Heidi Litzen và nhóm của bà, họ gọi BOSS Vạn Lý Trường Thành Thiên hà là “Bức tường Thiên hà”, chứ không phải là “bức tường vũ trụ”.

Thực ra, bài nghiên cứu khoa học gốc mà Heidi Litzen đã đăng trên trang của Đại học Cornell viết rằng: “Chúng tôi đã tìm thấy hệ thống mà chúng tôi gọi là BOSS Hệ thống Vạn Lý Trường Thành (BGW). Nó được tạo nên bởi hai bức tường có đường kính 186 và 173 h-1Mpc và hai siêu đám thiên hà với đường kính là 64 và 91 h-1Mpc”.




Mpc có nghĩa là triệu parsec, là thước đo khoảng cách vũ trụ. Nó được dùng để đo khoảng cách giữa các thiên hà hoặc cụm thiên hà lân cận.

1 Mpc bằng khoảng 3,26 triệu năm ánh sáng.

H là hằng số Hubble.

BGW là viết tắt của Sloan Great Wall (nghĩa là Bức tường vĩ đại Sloan, một bức tường thiên hà khổng lồ). Nó còn được gọi là Vạn lý trường thành Sloan. 

BGW là một trong những hệ thống siêu lớp lớn nhất được phát hiện trong vũ trụ cho đến nay trước khi BOSS Great Wall được phát hiện. 

Vào tháng 10 năm 2003, John Richard Gott của Đại học Princeton cùng nhóm của ông đã công bố khám phá này, Sloan Great Wall dài 1,38 tỷ năm ánh sáng, cách xa chúng ta 1 tỷ năm ánh sáng.

Vào tháng 10 năm 2003, John Richard Gott của Đại học Princeton cùng nhóm của ông đã công bố khám phá này, Sloan Great Wall dài 1,38 tỷ năm ánh sáng, cách xa chúng ta 1 tỷ năm ánh sáng (Ảnh chụp màn hình)




Tháng 9 năm 2014, Brent Tully – nhà thiên văn từ Đại học Hawaii tại Manoa và nhóm của ông đã phát hiện ra dải Ngân hà thực chất là một phần của hệ thống cụm thiên hà gọi là Laniakea. Chúng ta hãy cùng xem hình ảnh dưới đây:

Hình ảnh cho thấy một hệ thống siêu lớp nhìn giống như hệ thần kinh của con người. Đó chính là Laniakea. Dải Ngân hà này ở đâu? Chính là chấm nhỏ màu đỏ. 

Hình ảnh cho thấy một hệ thống siêu lớp nhìn giống như hệ thần kinh của con người. Đó chính là Laniakea. Dải Ngân hà này ở đâu? Chính là chấm nhỏ màu đỏ (Ảnh chụp màn hình)




Sloan Great Wall và Laniakea, hai hệ thống siêu lớp đều vô cùng lớn. Còn BOSS Great Wall mới được phát hiện này có tổng khối lượng có thể gấp 10.000 lần Dải Ngân hà, lớn hơn hai phần ba BGW và Laniakea.

Vậy liệu nhân loại có biết vũ trụ lớn đến mức nào?

Vũ trụ to lớn thế nào?
Thi Giảo, một nhà tư tưởng nổi tiếng trong thời Chiến quốc đã từng nói trong cuốn sách “Thi tử” rằng: “Bốn phương trời đất gọi là vũ, xưa và nay gọi là trụ”.

Theo ý nghĩa vật lý, vũ trụ chứa đựng tất cả không gian và thời gian, là một khái niệm đặc biệt rộng lớn.

Thực tế, đối với khám phá vũ trụ, nhân loại vẫn đang trong giai đoạn dò dẫm, con người vẫn còn một chặng đường dài phía trước để hiểu biết được vũ trụ.

Vậy vũ trụ lớn đến mức nào?

Nghiên cứu khoa học hiện tại cho thấy rằng tuổi của vũ trụ là khoảng 13,82 tỷ năm tuổi. Bán kính có thể quan sát được của vũ trụ là khoảng 46,5 tỷ năm ánh sáng. Nhưng điều này chỉ giới hạn trong vũ trụ có thể quan sát được. Trên thực tế, vẫn có vũ trụ không thể quan sát được.

Giới khoa học tin rằng trong vũ trụ không thể quan sát được có hai đường chân trời. Một là chân trời của quá khứ, cái thứ hai là chân trời tương lai. Chân trời quá khứ là trạng thái của vũ trụ vào thời điểm nó được khai sinh.

Ngày nay, về vấn đề vũ trụ được sinh ra như thế nào, cũng có nhiều lý thuyết khác nhau. Ví dụ như: Thuyết về vụ nổ lớn Big Bang, thuyết chu kỳ tuần hoàn, lý thuyết dây, lý thuyết vũ trụ bong bóng, v.v.




Về vấn đề vũ trụ được sinh ra như thế nào, cũng có nhiều lý thuyết khác nhau. Ví dụ như: Thuyết về vụ nổ lớn Big Bang, thuyết chu kỳ tuần hoàn, lý thuyết dây, lý thuyết vũ trụ bong bóng, v.v. (Ảnh chụp màn hình)

Thuyết vụ nổ lớn phổ biến nhất hiện đang bị nhiều khám phá khoa học nghi ngờ và lật đổ.

Vũ trụ của chân trời tương lai là vũ trụ xa chúng ta nhất. Nó nở ra với tốc độ gấp 3 lần tốc độ ánh sáng. Do đó, con người sẽ không bao giờ có thể quan sát được nó. Không ai biết được vũ trụ không thể quan sát được lớn đến mức nào. 




Do đó cho đến nay không nhà khoa học nào thực sự có thể nói rõ về vũ trụ quan sát được và vũ trụ không quan sát được, bao gồm những chân trời quá khứ và tương lai.

Vũ trụ có biên giới không?
Sử dụng máy quan sát tiên tiến nhất của khoa học hiện đại, khoảng cách xa nhất mà con người có thể nhìn thấy là 93 tỷ năm ánh sáng.

Boss Great Wall được Heidi Litzen và nhóm của bà khám phá ra chỉ cách chúng ta 10 tỷ năm ánh sáng, thậm chí không phải là khoảng cách xa nhất mà con người có thể quan sát.

Nói cách khác, đây chỉ là bức tường thiên hà, không phải bức tường vũ trụ. Tới nay con người vẫn không cách nào quan sát được ranh giới của vũ trụ.

Nếu con người không thể quan sát được ranh giới của vũ trụ, vậy vũ trụ có biên giới không?

Vũ trụ theo quan niệm của Phật gia và Đạo gia
Khái niệm vũ trụ trong Phật học là thuyết “Tam thiên đại thiên thế giới” do Đức Phật Thích Ca giảng.

Trong “Đại trí độ luận” viết rằng: “10 tỷ núi Tu Di, mười tỷ Mặt trời và Mặt trăng, được đặt tên là Tam thiên đại thiên thế giới. Tam thiên đại thiên thế giới nhiều như cát sông Hằng thế này, thì được gọi là thế giới của một vị Phật, trong đó không có các vị Phật khác, thực sự chỉ có một vị, là Phật Thích Ca Mâu Ni”.

Cái gọi là “thế giới” tương ứng với khái niệm vũ trụ trong khoa học hiện đại, chính là chỉ hành tinh và thiên hà. Nói cách khác, Đức Phật coi các ngôi sao và thiên hà là yếu tố cấu thành cơ bản nhất của vũ trụ.

Vũ trụ được tạo nên bởi tiểu thiên – hành tinh và thiên hà, trung thiên – cụm thiên hà, đại thiên – siêu cụm thiên hà, lồng từng lớp bao gồm các tập hợp từng lớp.

Thiên hà (Galaxias), tức là “tiểu thiên thế giới”, tự nó đang xoay chuyển, ví dụ như: Dải Ngân hà, Trái đất. Nhìn vào các vòng xoáy của Dải Ngân hà, chẳng phải nó rất giống với phù hiệu chữ Vạn của Phật gia không?




Nhìn vào các vòng xoáy của Dải Ngân hà, chẳng phải nó rất giống với phù hiệu chữ Vạn của Phật gia không? (Ảnh chụp màn hình)

Một cụm thiên hà được tạo thành từ nhiều thiên hà, còn được gọi là “trung thiên thế giới”. Bản thân nó cũng đang xoay chuyển. Siêu cụm thiên hà lại do nhiều cụm thiên hà tạo thành, cũng chính là “tam thiên đại thiên thế giới”, là thế giới của một vị Phật.

Đức Phật Thích Ca cũng nói, Phật Như Lai nhiều như số cát sông Hằng. Như thế có nghĩa, số lượng siêu cụm thiên hà nhiều như số cát sông Hằng.




Ở đây Kinh Phật không nhấn mạnh bản thân siêu cụm thiên hà có kết cấu xoay chuyển. Nói cách khác, Phật giới giống như một thế giới đơn nguyên, nó bất động và bất diệt.

Một số cư dân mạng nói rằng tận cùng của khoa học là Thần học. Trong vũ trụ có vô số ngôi sao và thiên hà, cũng giống như tam thiên đại thiên thế giới được đề cập trong kinh Phật. Con người chỉ là sống trong không gian vật chất của các phân tử và hành tinh.

Trong vũ trụ có vô số ngôi sao và thiên hà, cũng giống như tam thiên đại thiên thế giới được đề cập trong kinh Phật. Con người chỉ là sống trong không gian vật chất của các phân tử và hành tinh (Ảnh chụp màn hình)




Từ quan điểm hiện tại của con người mà muốn biết được vũ trụ rộng lớn ra sao, liệu sẽ như thế nào?

Vì vậy, một số cư dân mạng cho rằng mỗi sinh mệnh đều có những giới hạn riêng. Những giới hạn đó gây ra rào cản cho sinh mệnh nhận biết về cơ thể, tâm trí, bên trong và bên ngoài. Và bởi vì những trở ngại này, mà chúng ta không thể nhìn thấy được bản chất.

Ví dụ, khi con người có vô số các quan niệm về khoảng cách xa gần, kích thước to nhỏ, hư huyễn thực tại, có không, v.v., những khái niệm này xác định tất cả những gì bạn thấy, như con người là một phần của vũ trụ.

Nhưng với những khái niệm này, sẽ có sự phân biệt giữa bên trong và bên ngoài. Vũ trụ ở bên ngoài, bản thân con người ở bên trong, đã cô lập bản thân khỏi vũ trụ, đưa con người đối lập với vũ trụ. Nó được gọi là do suy nghĩ mà thành. Tất cả các trải nghiệm giác quan, bao gồm cả thời gian, không gian, sinh mệnh, vũ trụ đều là do quan niệm mà khởi tác dụng. Nếu không có những quan niệm này, tất cả đều không có tác dụng.

Do đó bức tường vũ trụ quan sát được hoặc bức tường thiên hà chỉ là một phần của khái niệm tương đối. Giống như trong mắt con người nhìn là màu sắc rực rỡ, thì trong mắt loài chó đó chỉ là màu xám. Điều này là do nghiệp lực của con người và động vật là khác nhau.

Theo mô tả về Tam thiên đại thiên thế giới trong kinh Phật, vũ trụ phải có biên, cũng giống như việc quan sát các phân tử, nguyên tử, proton, neutrino ở mức vi quan, mỗi tầng lạp tử thực ra đều có biên giới. Chẳng qua là con người dùng các công cụ hiện đại vẫn chưa được quan sát được một biên của vũ trụ.




Vậy, có thật là con người không thể hiểu được vũ trụ?

Đạo gia nói rằng cơ thể con người là một tiểu vũ trụ. Cổ nhân nghiên cứu cơ thể người là kết hợp trực tiếp nhân thể với vũ trụ. Con người và trời đất là một, con người là một phần của vũ trụ. Có nghĩa là, cơ thể con người đối ứng với thiên thể.

Ví dụ, bầu trời có các vì sao và con người có các huyệt vị. Một năm có 365 ngày; con người có 365 huyệt vị. Bầu trời chia thành ngày đêm; con người phân thành âm dương. Thời tiết chia làm bốn mùa; con người chia ra trước sau, trái phải.

Thiên nhiên có nhiều luồng không khí lưu thông khác nhau; và con người có khí huyết tuần hoàn. Bầu trời được đan xen bởi các đường kinh vĩ; con người có kinh lạc giao nhau v.v.

Con người giống như một thiên thể ngưng tụ, giống như một ngôi sao với những quy luật và quỹ đạo độc đáo của riêng nó.

Đức Phật Thích Ca đã từng giảng về “tứ đại”. Đó là đất, lửa, nước và gió cấu thành nên vũ trụ. Trong “Kinh Viên Giác” có giảng về cơ thể con người cũng được cấu tạo bởi “tứ đại” – Đất, Lửa, Nước và Gió.

Trong “Chính thống Đạo tạng- Nguyên thuỷ vô lượng độ nhân thượng phẩm diệu kinh nội nghĩa”, có bức tranh “Cơ thể như âm dương lên xuống”.




Bức tranh là “Sơn thuỷ hóa thân”, chính là so sánh toàn bộ dãy núi Côn Luân với cơ thể người và hang động với các huyệt vị, khí mạch là sông hồ (Ảnh chụp màn hình)

Bức tranh là “Sơn thuỷ hóa thân”, chính là so sánh toàn bộ dãy núi Côn Luân với cơ thể người và hang động với các huyệt vị, khí mạch là sông hồ.

Tại chùa Bạch Vân ở Bắc Kinh có một bản in dập “Hoàng đế nội y kinh”, vẽ “thân hoá sơn thuỷ”, so sánh toàn bộ cơ thể con người với dãy núi Côn Lôn, ví đỉnh đầu là đỉnh núi, cột xương sống là đường núi.

Người xưa nói về thiên nhân hợp nhất. “Nội Kinh đồ” của trân tàng ở núi Võ Đang là thể hiện tốt nhất. “Nội kinh đồ” còn được gọi là “Nội kinh cảnh”, hay gọi là “nội cảnh”, chính là phong cảnh bên trong cơ thể con người. Đó là hình ảnh giải phẫu của người xưa về “biểu tượng của nội tạng đan đạo trong nhân thể”.

Nội kinh và nội cảnh đều bắt nguồn từ sự hô ứng thiên nhân của “Hoàng đế nội kinh”. Tự nhiên và cơ thể con người là chỉnh thể tư tưởng tu Đạo. “Nội kinh đồ” miêu tả sự thống nhất giữa cơ thể con người và thiên nhiên, cũng như sự đối ứng của các phủ tạng, khí quan, huyệt vị, xương cốt, kinh lạc, v.v. với thiên nhiên.

Đức Phật nói trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Nói cách khác, một hạt cát giống như một vũ trụ, có các ngôi sao, thiên hà, núi non và sông ngòi, người và vật, cỏ và cây.


Nói cách khác, cơ thể con người và vũ trụ là đối ứng với nhau. Vì vậy, bước vào thế giới vi quan và hiểu rõ cơ thể con người – tiểu vũ trụ này, chẳng phải đồng nghĩa với việc hiểu rõ về vũ trụ sao?

Có thể một ngày nào đó, con người có thể sử dụng công nghệ, có thể sử dụng thiết bị để vén bức màn vũ trụ, quan sát biên giới của vũ trụ. Đến lúc đó, có lẽ vũ trụ mà con người hiểu được sẽ hoàn toàn lật đổ quan điểm về vũ trụ mà chúng ta biết ngày nay.

Liệu đến lúc đó các câu hỏi về liệu có tồn tại các vũ trụ song song và vũ trụ đa nguyên không, liệu con người có phải là vật thí nghiệm bị giam cầm, v.v., cũng dễ dàng được giải đáp.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *