Ở một số nơi trên thế giới, sự hiện diện chớp nhoáng của một luồng nhiệt độ cực cao và những mô tả sinh động về một thảm họa khủng khiếp, cho thấy rằng có lẽ trước đây đã từng có một thời đại mà người ta đã sử dụng đến công nghệ nguyên tử – một thời đại mà trong đó chiến tranh hạt nhân đã hủy diệt loài người.
Rất nhiều những viên ‘đá thủy tinh’ lớn nằm lẫn trong cát trên các vùng sa mạc Ai Cập. Hiện tượng gì có thể làm tăng nhiệt độ của cát sa mạc lên ít nhất 3.300 độ F (1.815 độ C) đúc nó thành những viên đá thủy tinh đặc lớn màu vàng-xanh? (Ảnh: retrip.jp)
Sự xuất hiện của những viên “cát hóa thủy tinh” trên sa mạc; sự phát hiện những thành phố xa hoa lộng lẫy bỗng dưng bị tàn phá bởi một luồng nhiệt khủng khiếp, có thể là một minh chứng cho những vụ nổ hạt nhân thời cổ đại. Tuy nhiên, nổ hạt nhân và bom nguyên tử chính là kết quả nền khoa học kỹ thuật hiện đại, là sản vật của một phân ngành vật lý học mới chỉ manh nha vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Phải chăng đã tồn tại những nền văn minh tiên tiến trong quá khứ xa xưa?
Thủy tinh xanh trong sa mạc
Vào tháng 12 năm 1932, Patrick Clayton, một giám định viên từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Ai Cập, đã lái xe giữa các cồn cát của sa mạc Biển cát lớn (Great Sand Sea), gần cao nguyên Saad ở Ai Cập. Bất chợt ông đã để ý đến những tiếng răng rắc dưới bánh xe. Khi kiểm tra điều gì đã gây ra âm thanh đó, ông đã tìm thấy những viên đá thủy tinh với kích thước tương đối lớn nằm lẫn trong cát.
Trong khi đi qua vùng sa mạc Cát Trắng (White Sands) Alamogordo, bang New Mexico, Hoa Kỳ nơi từng được sử dụng để đã thử bom hạt nhân, Albion W. Hart, một trong những kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusetts, đã quan sát thấy rằng những viên đá thuỷ tinh mà những vụ thử hạt nhân để lại giống y hệt với những viên đá thủy tinh ông quan sát thấy ở sa mạc châu Phi 50 năm trước. Tuy nhiên, kích thước của những viên đá trong sa mạc này đòi hỏi vụ nổ đó phải mạnh hơn 10.000 lần so với vụ nổ được quan sát thấy ở New Mexico.
Một mẫu đá thủy tinh thu thập còn sót lại tại khu vực thử bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới ở Alamogordo, bang New Mexico, Mỹ. Ảnh: Wikimedia
Khám phá này đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà địa chất trên khắp thế giới và đã đặt ra một trong những điều bí ẩn lớn nhất của khoa học hiện đại. Hiện tượng gì có thể làm tăng nhiệt độ của cát sa mạc lên ít nhất 3.300 độ F (1.815 độ C), đúc nó thành những viên đá thủy tinh đặc lớn màu vàng-xanh?
Nhiều nhà khoa học đã tìm cách giải thích sự rải rác của các tảng thuỷ tinh lớn ở sa mạc Libya, sa mạc Sahara, Mojave, và nhiều nơi khác trên thế giới, như là các sản phẩm của các vụ va chạm thiên thạch khổng lồ. Tuy nhiên, do sự thiếu vắng của các hố thiên thạch trong sa mạc, giả thuyết này không đứng vững được. Dữ liệu hình ảnh vệ tinh cũng như các ra-đa siêu âm cũng không thể tìm thấy bất kỳ hố thiên thạch nào cả.
Hơn nữa, các tảng đá thuỷ tinh được tìm thấy ở sa mạc Libya cho thấy độ trong suốt và độ tinh khiết (99%) vốn không phải là đặc trưng của việc thiên thạch tan chảy, trong đó sắt và các chất liệu khác bị trộn lẫn với thủy tinh nóng chảy sau vụ va chạm.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã đề xuất rằng các thiên thạch đã tạo ra các tảng đá thuỷ tinh có thể đã nổ tung ở độ cao vài dặm cách mặt đất, tương tự như sự kiện Tunguska, hoặc đơn giản là thiên thạch đã nảy lên theo cách mà chúng mang theo cả bằng chứng của sự va chạm, nhưng để lại nhiệt từ sự ma sát.
Tuy nhiên, điều này không giải thích được bằng cách nào 2 trong số các khu vực được tìm thấy ở rất gần nhau trong sa mạc Libya, cho thấy cùng một kiểu mẫu – xác suất của hai vụ va chạm thiên thạch ở rất gần như thế là rất thấp. Nó cũng không giải thích được sự thiếu vắng của nước trong các mẫu đá tektite (đá thủy tinh sẫm màu được cho là kết quả của việc thiên thạch va chạm với vỏ trái đất) khi các khu vực va chạm được cho là đã từng tràn ngập nước vào khoảng 14.000 năm trước đây.
Thảm họa Mohenjo Daro thời cổ đại
Một trong những nền văn minh cổ xưa và bí ẩn nhất của con người là nền văn minh Indus với thành phố cổ Mohenjo Daro có niên đại khoảng hơn 5.000 năm trước. Thành phố Mohenjo – Daro được thiết kế rất đẹp. Người ta có thể so sánh nó với các thành phố lớn ở Mỹ. Hơn nữa, các nhà khảo cổ đã đặt cho thị trấn đó biệt danh “Manhattan thời đồ đồng”.
Ở trung tâm Mohenjo – Daro, sừng sững một thành trì rộng lớn có các phòng lễ hội và văn phòng. Ngoài ra, người ta xây các phòng tắm công cộng. Mohenjo – Daro còn có một hồ bơi dài 12m, rộng 7m, và sâu 2,40m. Người ta cho rằng nó được dành cho các nghi lễ ngâm mình vì hiện nay vẫn còn có những buổi tắm theo nghi lễ trong Ấn Độ giáo.
Các nhà khảo cổ tin rằng đã có khoảng 35.000 người sống trong thành phố này, nhưng đáng ngạc nhiên là họ chỉ tìm thấy 44 bộ xương người.
Điều khiến nó thú vị hơn là Mohenjo Daro được cho là những nền văn minh tiên tiến nhất thời bấy giờ, nhưng vào năm 1977 David Davenport, một nhà khảo cổ học người Anh, đã phát hiện ra rằng một phần của khu khảo cổ đã bị phá hủy trong một vụ nổ phi tự nhiên.
Tâm vụ nổ rộng khoảng 45,7m (50 thước Anh), và ngay bên trong vùng nổ, đá và đồ gốm đã được trộn lẫn vào nhau.
Khu vực khai quật thành phố Mohenjo Daro, nơi có thể đã xảy ra chiến tranh hạt nhân nguyên từ thời cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)
Các vật mẫu còn lại bị thủy tinh hóa của thành phố đã được Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Peru (CNR) mang đi phân tích, và có kết luận rằng các vật thể từ địa điểm này đã bị ảnh hưởng bởi một mức độ nhiệt bất thường.
Những bộ xương người được tìm thấy cho biết họ đã bị chết đột ngột. Một số xương có dấu hiệu vôi hóa, nguyên nhân là do mức độ nhiệt cao.
Không chỉ đồ gốm được thủy tinh hóa mà cả đá cũng vậy. Nhiều người cho rằng đó là một vụ nổ nguyên tử nhưng một nhà nghiên cứu người Ý, Henry Baccarani từ Trung tâm Ufologico Nazionale đã phát hiện ra rằng trừ khi phóng xạ bị suy giảm một cách khó giải thích, có vẻ như thảm họa xảy ra với Mohenjo-Daro không phải là nguyên tử trong tự nhiên.
Ghi chép của các văn bản Ấn Độ cổ đại
Các văn bản Hindu cổ đại mô tả những trận chiến lớn đang diễn ra và một loại vũ khí không xác định gây ra sự hủy diệt lớn. Một bản thảo minh họa về trận chiến Kurukshetra, được ghi lại trong Sử thi Mahabharata của Ấn Độ, mô tả sự kiện kinh hoàng như vậy.
Các nhà khoa học đã khai quật một thành phố Harappa cổ đại ở Ấn Độ, nơi bằng chứng cho thấy một vụ nổ nguyên tử có niên đại hàng nghìn năm, từ 8,000 đến 12,000 năm. Nó đã phá hủy hầu hết các tòa nhà và có lẽ là nửa triệu người. Một nhà nghiên cứu ước tính rằng quả bom hạt nhân được sử dụng có kích thước tương đương với những quả bom được ném xuống Nhật Bản vào năm 1945.
Sử thi Mahabharata mô tả rõ ràng một vụ nổ thảm khốc đã làm rung chuyển lục địa: “Một viên đạn duy nhất mang tất cả sức mạnh trong Vũ trụ… Một cột khói và ngọn lửa nóng sáng như 10,000 mặt trời, bốc lên rực rỡ… đó là một vũ khí vô danh, một đòn sấm sét bằng sắt, một sứ giả khổng lồ của cái chết đã giáng xuống biến cả một chủng tộc thành tro tàn”.
Trong một trích đoạn khác có ghi: “Các xác chết bị đốt cháy đến mức không thể nhận ra. Tóc và móng tay của họ rụng hết, đồ gốm vỡ mà không rõ nguyên nhân, và những con chim biến thành màu trắng. Sau vài giờ, tất cả thực phẩm đều bị nhiễm khuẩn. Để thoát khỏi đám cháy này, những người lính đã ném mình xuống sông”.
Chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt của những nền văn minh trong quá khứ chính là lời cảnh tỉnh cho nhân loại ngày nay. Chỉ có tu dưỡng đạo đức, trở về với văn hóa truyền thống, không chạy theo cám dỗ của dục vọng và vật chất, thì nhân loại mới có hy vọng được cứu khỏi sự hủy diệt.
Nguồn: NTDVN
- Đây là lý do khiến công nghệ năng lượng mặt trời chậm tiến dù được phát minh từ 140 năm trước?
- Robot sẽ sớm có khả năng sinh sản, thách thức quan niệm về tiến hóa
- Kim tự tháp: Hé lộ những bí ẩn về công nghệ xây dựng