Phải chăng đã từng có những cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu từ thời tiền sử?

Tại nhiều sa mạc trên thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện được một số mẫu đá và thủy tinh, nghi dấu tích còn sót lại của các vụ thử bom hạt nhân thời cổ đại.

Năm 1952, khi đang tiến hành các cuộc khai quật ở Israel, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một lớp kính (hay thủy tinh) nóng chảy màu xanh lục. Lớp kính này có độ dày khoảng 6 mm và bao phủ một khu vực rộng khoảng vài chục mét.

Lớp kính này được cấu tạo từ cát thạch anh (cát silica) nóng chảy biến màu xanh lục, trông giống các lớp cát hóa kính (cát được nung nóng đến một nhiệt độ nhất định để luyện thành thủy tinh) còn sót lại sau các vụ thử nghiệm bom hạt nhân tại Nevada (Mỹ) vào những năm 1950.

5 năm trước đó, một lớp thủy tinh mỏng tương tự đã được khai quật bên dưới các địa tầng từ thời kỳ đồ đá mới, Xume và Babylon ở miền nam Iraq.

Về phía nam, sa mạc Ả Rập ở Tây Á được bao phủ bởi các tảng đá màu đen với bằng chứng cho thấy chúng từng phải hứng chịu cường độ phóng xạ cực mạnh. Những tảng đá bị vỡ nứt và đốt cháy này được gọi là “harras” và chúng nằm rải rác trên một diện tích rộng 18.000 km2.

Địa điểm tìm thấy lớp kính thạch anh, gần biên giới giữa Libya và Ai Cập. (Ảnh: Message to Eagle)




“Một số cánh đồng đơn lẻ có đường kính lên đến 100 dặm (=150 km) và chiếm một diện tích khoảng 6 hay 7 nghìn dặm vuông (15,5 – 18 nghìn km vuông). Ở đó tảng đá này lèn bên cạnh tảng đá kia khít đến nỗi gần như không thể tìm được một lối đi thông qua cánh đồng. Các tảng đá có cạnh sắc và bị cháy sém. Không một vụ phun trào núi lửa nào có thể quăng các tảng đá bị cháy sém, lớn như các tảng harras, trên khắp cánh đồng. Đồng thời các tảng đá phóng ra từ các ngọn núi lửa cũng không thể được trải ra một cách quá đều đặn như vậy. Tình trạng thiếu vắng sự xuất hiện của dung nham (các tảng đá nằm tùy ý) trong hầu hết các trường hợp cũng góp phần phủ định một nguồn gốc nủi lửa của các tảng đá này …”, trích cuốn sách “Earth in Upheaval” (Trái Đất chuyển dịch) của tác giả Immanuel Velikovsky.

Tảng đá thủy tinh được tìm thấy trên sa mạc Libya, gần biên giới giữa Libya và Ai Cập. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Message to Eagle)




 

 




(Ảnh: Message to Eagle)




Một mảnh thủy tinh màu vàng-xanh lục kỳ dị dưới hình dạng một con bọ hung tuyệt đẹp là bộ phận của một trong những món đồ trang sức đeo trước ngực của Pha-ra-ông Tutankhamun. Hiện vật này được lưu trữ tại Bảo tàng Cairo, Ai Cập.

Một trong những món đồ trang sức đeo cổ của Pha-ra-ông Tutankhamun. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Cairo, Ai Cập. (Ảnh: Message to Eagle)



(Ảnh: Message to Eagle)




Món đồ trang sức này đã được đem đi phân tích. Kết quả cho thấy đây là thủy tinh, nhưng thật đáng kinh ngạc khi nó xuất hiện trước cả nền văn minh Ai Cập.

Loại thủy tinh này, được biết đến là thủy tinh thạch anh sa mạc Libya, bao phủ một khu vực rộng lớn gần biên giới Libya – Ai Cập. Khu vực này trải dài 45 km từ đông sang tây và 120 km từ bắc xuống nam.

Loại thủy tinh này có niên đại 28,5 triệu năm tuổi và có một mức độ trong suốt và tinh khiết lên đến 99%, một mức độ không thường thấy trong các thành phần hỗn hợp của các thiên thạch rơi.

Vậy loại hiện tượng nào có thể làm gia tăng nhiệt độ của cát sa mạc lên đến ít nhất 1.800 độ C, để biến nó thành những mẩu thủy tinh cứng màu vàng-xanh lục, nếu không phải là một vụ nổ bom hạt nhân thời cổ đại?

(Ảnh: Message to Eagle)




Một khu vực mở rộng với các dải đất thạch anh nóng chảy kỳ lạ, trong suốt cũng đã được phát hiện tại những khu vực hoang vu nhất của sa mạc Gobi ở Mông Cổ. Điểm đặc biệt thú vị là các lớp thạch anh đã được phát hiện ở vùng La Bố Bạc thuộc khu tự trị Tân Cương, nằm gần cơ sở hạt nhân hiện nay của Trung Quốc.

Kết quả thu được sau khi phân tích lớp bề mặt phóng xạ trong khu vực cho thấy các lớp thạch anh nóng chảy không bắt nguồn từ các vụ thử hạt nhân hiện đại, mà đã có từ lâu trước khi Trung Quốc trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân.

Điều này có nghĩa là lớp thạch anh nóng chảy ở sa mạc Gobi đã có từ một quá khứ rất xa xưa.

Vào hai năm 1908 và 1909, người ta đã khai quật được các tàn tích cổ đại của thành phố Khara Khoto, nằm cách Con đường tơ lụa nổi tiếng 300 km. Trong quá trình khai quật tại một di chỉ, Piotr K. Kozlov, một nhà khảo cổ học người Nga đã đào được một quan tài bằng đá với hai thi thể của vua và hoàng hậu được bảo quản khá tốt bên trong.

Theo ước tính của ông, quan quách này đã được chôn ở đó vào khoảng 12.000 năm TCN. Trong một cuộc khai quật khác cũng tại di chỉ này, GS Kozlov đã khai quật được một cái hố lớn “không đáy” với độ sâu lên đến 1.800 m. Các bức tường nóng chảy hóa kính của cái hố này trông giống như thủy tinh màu xanh dương lấp lánh.

“Chắc hẳn phải có một hiện tượng nào đó mà chúng ta không biết đã làm nóng chảy các tảng đá và để lại những bức tường bóng loáng này. Truyền thuyết địa phương có kể về các tia sét đánh xuống từ trên trời và đục nên cái hố này.





Nhưng loại sét nào có thể đục nên một cái hố sâu gần 2 km và để lại các lớp tường lấp lánh màu xanh dương như vậy?

-trích cuốn “The Chinese Roswell” của tác giả Hartwig Hausdorf.

Loại thủy tinh nóng chảy này có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới và có một quãng lịch sử khá lâu dài. Chúng là bằng chứng cho thấy các vụ nổ bom hạt nhân đã từng xảy ra vào thời xa xưa trên Trái Đất, được tạo ra bởi một nền văn minh tiên tiến nào đó không thua kém gì chúng ta ngày nay. Phải chăng nhận thức của chúng ta về lịch sử Trái Đất vẫn còn những chỗ bất cập?
Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *