Ớn lạnh vị nữ hoàng tàn ác từng đưa nước Nga vào “thời kỳ đen tối”

Được đặt biệt danh là “Ivanna khủng khiếp”, nữ hoàng Anna Ivanovna đã tra tấn và bỏ tù bất cứ ai phản đối bà. Thậm chí, bà hoàng này còn xây dựng một cung điện băng chỉ để tra tấn một người mà bà ta căm ghét.

Cuộc đời bi kịch

Chân dung nữ hoàng Anna Ivanovna

 Dù sinh ra là công chúa nhưng Anna Ivanovna (1693-1740) không có được cuộc sống như cổ tích. Cha bà, Sa hoàng Ivan V chỉ là hoàng đế trên danh nghĩa, vì ông bị khuyết tật nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần. Ivan V thậm chí có biệt danh là “Ivan kẻ ngu dốt” thường ngồi yên trong nhiều giờ đồng hồ và cần giúp đỡ để có thể đi lại được.

Còn mẹ của Anna Ivanovna thì luôn khó tính và nghiêm khắc. Còn Anna khi còn nhỏ thường bị chế giễu vì ngoại hình không xinh đẹp. Anna thường phản ứng dữ dội khi bị trêu chọc, thậm chí đánh các bạn cộng với tính cách cộc cằn, dữ tợn nên bị gán cho biệt danh “Ivanna khủng khiếp”.




Sau đó, khi Anna 3 tuổi thì cha bà qua đời. Người em trai cùng cha khác mẹ của Ivan V là Peter I lên nắm quyền.

Năm 1710, Anna Ivanovna kết hôn với Frederick William, Công tước xứ Courland, nay là Latvia trong một cuộc hôn nhân sắp đặt do chú của bà, Peter I hay còn được biết đến với cái tên Peter Đại đế đứng ra làm chủ. Họ đã có một hôn lễ xa hoa.

Nhưng người chồng mới của bà đột ngột qua đời vài tháng sau đám cưới của họ, để lại bà một mình nơi đất khách quê người. Vì thế, năm 17 tuổi, Anna Ivanovna đã là một góa phụ, thay chồng một tay cai trị Latvia. Trong 20 năm kể từ năm 1711, bà đã cai trị vùng đất này với sự thất vọng và cô đơn cùng cực.

Anna được cho là đã viết cho gia đình hơn 300 lá thư, cầu xin họ tìm cho cô một người chồng mới. Nhưng lời cầu xin của Anna không được đáp ứng. Dù bà không bao giờ kết hôn nữa nhưng số phận đưa cuộc đời bà tới một bước ngoặt lớn, biến một góa phụ cô độc trở thành nữ hoàng Nga.




Nữ hoàng tàn ác

Nữ hoàng Anna Ivanovna

Anna thừa kế ngai vàng trở thành nữ hoàng Nga sau khi cháu trai của Peter Đại đế, Peter II chết mà không có người thừa kế. Bi kịch hôn nhân của Anna Ivanovna đã trở thành lợi thế lớn nhất giúp bà có được ủng hộ từ Hội đồng Cơ mật tối cao Nga. Họ xem bà là ứng cử viên thích hợp nhất cho ngai vàng vì họ tin rằng, là một góa phụ, bà sẽ dễ bị thao túng.

Nhưng nếu Hội đồng Cơ mật Tối cao Nga tin rằng họ có thể kiểm soát Anna Ivanovna, thì họ đã nhầm. Ngay sau khi bà nắm quyền vào năm 1730, Anna đã giải tán hội đồng và những người chống lại bà đã bị giết hoặc lưu đày ở Siberia. Anna Ivanovna kể từ đó trở thành người cai trị quyền lực duy nhất của Đế chế Nga.




Càng về già, Anna càng tỏ ra khắc nghiệt, độc ác. Những bi kịch khi còn bé và cuộc sống cô độc ở Latvia đã khiến bà hoàng trở nên cay nghiệt và thù hận hơn nhiều. Đối với những người bà ta ghét, hoặc là kẻ thù, bà ta sẽ trừng phạt họ cực kỳ tàn nhẫn. Một trong số những nạn nhân của Anna là Hoàng tử Mikhail Alekseevich Golitsyn.

Nữ hoàng Anna Ivanovna nổi tiếng với những màn tra tấn tàn nhẫn.

Anna không chỉ trừng phạt Golitsyn mà còn lập kế hoạch biến hoàng tử thành trò hề trong triều đình của mình. Năm 1739, Anna ép Golitsyn cưới một người hầu gái già tên là Avdotya Ivanovna. Avdotya được mô tả là xấu xí đến mức “ngay cả các linh mục cũng sợ hãi”.

Tuy nhiên, điều đó chưa phải là tất cả. Anna còn xây dựng một “cung điện” băng để tra tấn Golitsyn. “Cung điện”, được xây dựng từ các khối băng dài 24m, cao 9m và rộng 6m. Nó có một cầu thang phức tạp, một phòng ngủ với một chiếc giường làm bằng băng, những chiếc gối băng, phòng tắm cũng bằng băng.





Nổi tiếng nhất là lâu đài băng để tra tấn một vị hoàng tử.

Sau khi xây xong “cung điện” băng, Anna ra lệnh đưa hoàng tử Golitsyn và người vợ già vào đây. Cặp đôi phải mặc quần áo của chú hề, bị nhốt trong lồng, buộc trên lưng một con voi. Anna ra lệnh cho cặp đôi phải ân ái trong phòng ngủ băng cả đêm vào một đêm mùa đông nước Nga lạnh giá thì bà ta sẽ cho họ sống. 

Nhưng ngay cả khi Golitsyn sống sót qua đêm đó, thì vị hoàng tử vẫn không thể tránh khỏi cái chết vì viêm phổi vài ngày sau đó. 

Những năm cuối đời, Anna mắc bệnh thận. Bà ta phải nếm trải cái chết một cách chậm rãi và đau đớn không kém những màn tra tấn kẻ thù của mình.

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *