Những “Thợ săn UFO” đang rất phấn khích trước thông tin rằng tia sáng màu xanh lục trên núi Merapi của Indonesia có thể bắt nguồn từ không gian. Thực hư câu chuyện này ra sao? Nó có phải là ánh sáng đến từ bên ngoài Trái đất hay không?
Một số người cho rằng họ đã tìm thấy nơi trú ngụ của UFO ở Indonesia (Ảnh: GETTY STOCK)
Tia chớp kỳ lạ xuất hiện trên núi Merapi vào cuối tháng 5 năm nay đã làm dấy lên những nghi vấn về việc người ngoài hành tinh ghé thăm Trái đất của chúng ta. Tia sáng dường như bắn ra từ ngọn núi lửa đang hoạt động và được chụp lại bởi nhiếp ảnh gia người Indonesia, Gunarto Song. Người đàn ông đã chia sẻ bức ảnh thú vị này lên trang Instagram của mình để tìm kiếm lời giải thích phù hợp.
Scott C Waring, một nhà lý thuyết âm mưu nổi tiếng cho rằng: “Đó có thể là một UFO của người ngoài hành tinh bay qua đảo Java của Indonesia hoặc là một thiên thạch đi lạc từ trận mưa Eta Aqaurid vào tháng 5 hàng năm.” Sau khi bắt gặp hình ảnh đáng kinh ngạc này, ông Waring đã chia sẻ nó lên blog UFO Sightinggs Daily của mình. Theo ý kiến của ông, vệt màu xanh lục là do một phi thuyền của người ngoài hành tinh bay vào hoặc ra khỏi núi lửa. Ông còn cho rằng đây là khu vực ẩn náu của họ.
Ánh sáng kỳ lạ rất có thể là một thiên thạch chứ không phải UFO của người ngoài hành tinh (Ảnh: GETTY)
Ông Waring đã chia sẻ rất nhiều clip và hình ảnh đáng nghi ngờ được cho là những sinh vật ngoài Trái đất. Vào năm ngoái, ông tuyên bố một UFO đã bị bắt gặp khi bay ra khỏi núi lửa Stromboli của Sicily. Trong một lần khác, ông tuyên bố đã tìm thấy một con tàu vũ trụ bay ra khỏi núi lửa El Popo của Mexico. Ông cho rằng: “Các núi lửa trên toàn thế giới đều có liên quan đến những sự kiện về người ngoài hành tinh. Việc UFO ra vào miệng núi lửa có nghĩa là nó phải dẫn đến một nơi nào đó.” Một trong những lý do tại sao con người thường nghi ngờ rằng những sinh vật ngoài Trái đất đã sử dụng vị trí này bởi vì chưa từng có một ai có thể vào bên trong núi lửa để khám phá.
Núi Merapi trên đảo Java (Ảnh: GETTY)
Tất nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh những tuyên bố của ông Waring, ngay cả khi các chuyên gia từ Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Indonesia (LAPAN) cũng tin rằng ánh sáng xanh là do một vật thể ngoài Trái đất gây ra. Nhưng trên thực tế vệt màu xanh lục đó rất có thể là do một thiên thạch lao qua bầu khí quyển của chúng ta. Chia sẻ với CNN Indonesia, nhiếp ảnh gia tên Song cho biết vật thể vụt qua rất nhanh vì vậy với tốc độ màn chập của máy ảnh không thể theo kịp để có được những hình ảnh sắc nét nhất. Khi thiên thạch đâm vào bầu khí quyển, chúng có thể tạo ra những vệt sáng đầy màu sắc. Trong trường hợp này, LAPAN cũng cho biết có hai trận mưa sao băng đang hoạt động vào thời điểm bức ảnh được chụp.
Nguồn: DV
- Video: UFO lao xuống miệng núi lửa ở Mexico
- Khám phá 6 hiện tượng bí ẩn mà khoa học chưa thể giải thích
- 10 địa điểm khắc nghiệt nhất trên trái đất