Câu chuyện ám ảnh đến giờ về người nông dân nhặt được con dấu vàng và bán với giá sang tay cao ngất trời khoảng 29 tỷ đồng khiến nhiều người ghen tị. Không ngờ, cuộc sống sung sướng chỉ được 3 năm, những gì anh làm đã để lại hậu quả không thể gánh nổi.
Vào thời xa xưa, có một ông cụ ở gần Vạn Lý Trường Thành, rất giỏi nuôi ngựa, được gọi là Tái Ông. Một ngày nọ, con tuấn mã mà ông chăm nuôi bỏ chạy mất, những người khác đều lo lắng cho ông, nhưng ông lại cho rằng đó chưa chắc đã là điều không tốt. Quả nhiên, vài ngày sau, con ngựa bỏ đi không chỉ quay trở lại, mà còn dẫn theo vài con ngựa hoang về. Đến lúc, những người khác đang vui thay cho ông một điều gì đó, ông lại tặc lưỡi nói biết đâu lại sắp có chuyện xấu xảy ra. Quả không sai, con trai ông vì ham chơi mà ngã gãy chân.
Hàng xóm xung quanh lại bắt đầu thấy thương cảm cho ông, thế nhưng ông lão cũng không vì thế mà buồn. Ít lâu sau khi chiến tranh nổ ra, người con trai không bị buộc phải nhập ngũ vì tình trạng què chân của mình, bởi vậy mà hai cha con bảo toàn được tính mạng trong loạn thế. Đây chính là câu chuyện lưu truyền dân gian, Tái Ông mất ngựa, chưa biết là họa hay phúc.
Trong hành trình cuộc đời mỗi người luôn đầy rẫy những lựa chọn và ẩn số, ưu điểm của ngày hôm nay có thể trở thành nhược điểm của ngày mai, không ai có thể nói trước được điều đang xảy ra là phúc hay họa. Người Trung Quốc luôn cho rằng đây là những đạo lý mà tổ tiên đã lưu truyền lại. Mối quan hệ phúc họa tương y luôn được phản ảnh qua đời thực, từ xa xưa cho tới ngày nay, trên tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Nhân vật chính của câu chuyện hôm nay tên là Ngô Tam Thạch (Wu Sanshi), một người đàn ông xuất thân từ nhà nông, chỉ có thể tự lo cơm ăn áo mặc hàng ngày, khó mà có thể tích góp được của cải riêng. Nhưng một ngày nọ, anh ta nhặt được một con dấu vàng và bán với giá sang tay cao ngất trời 8 triệu tệ (khoảng gần 29 tỷ đồng). Đây có thể nói là một khối tài sản kếch xù, khiến người ta phải ghen tị. Nhưng điều mọi người không ngờ là cuộc sống sung sướng sau đó của Ngô Tam Thạch này chỉ kéo dài được ba năm, sau 3 năm những gì anh làm đã để lại hậu quả mà anh không thể gánh nổi.
Sông Dân cũng là một con sông có bề dày lịch sử khá lớn, thi thoảng mỗi lần xuống nước, người ta có thể vô tình may mắn nhặt được một cắc bạc, một miếng ôn ngọc (một loại ngọc ấm và mịn), hay một chiếc trâm cài đầu thời cổ đại. Những chuyện này đều được lan truyền trong khu vực gần đó. Ngô Tam Thạch khi nghe được những câu chuyện này cũng vô cùng “xúc động”. Bởi khả năng làm việc dưới nước của anh ta cũng không tệ, lại am hiểu địa hình lớn nhỏ gần đó.
Có một con sông nơi Ngô Tam Thạch sống, được gọi là sông Mân Giang (hay còn gọi là sông Dân ở Tứ Xuyên). Sông Dân là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Trường Giang, nó cũng đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Do vị trí địa lý vượt trội của sông Dân, nhiều dự án thủy lợi cũng đã được xây dựng ở đây. Điều này cũng mang lại lợi ích to lớn cho người dân gần đó. Tuy nhiên, theo năm tháng, một số thiết bị ở đây cũng bị hư hại nhiều lần mà không được bảo tu, không ít lần gây ra thiệt hại do lũ lụt cho người dân địa phương. Để tránh trường hợp như vậy xảy ra nữa, thỉnh thoảng sẽ có chuyên gia được cử tới tiến hành xuống nước bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong khi đó, sông Dân cũng là một con sông có bề dày lịch sử khá lớn, thi thoảng mỗi lần xuống nước, người ta có thể vô tình may mắn nhặt được một cắc bạc, một miếng ôn ngọc (một loại ngọc ấm và mịn), hay một chiếc trâm cài đầu thời cổ đại. Những chuyện này đều được lan truyền trong khu vực gần đó. Ngô Tam Thạch khi nghe được những câu chuyện này cũng vô cùng “xúc động”. Bởi khả năng làm việc dưới nước của anh ta cũng không tệ, lại am hiểu địa hình lớn nhỏ gần đó.
Ngô Tam Thạch, người đã chuẩn bị từ lâu, chọn một đêm yên tĩnh và lặng lẽ xuống nước để tìm kiếm kho báu. Một ngày, hai ngày, ba ngày, sau nhiều ngày đêm tìm kiếm, cuối cùng anh ta cũng thực sự tìm được một ấn vàng.
Khi Ngô Tam Thạch còn nhỏ, anh ta cũng đã được nghe người già kể về nhiều truyền thuyết kho báu dưới sông Dân. Mặc dù những câu chuyện họ kể chỉ là truyền miệng của người đời xưa và chưa có tính xác thực, đương nhiên Ngô Tam Thạch cũng không quá để ý những câu chuyện này. Nhưng bản thân anh lại là người tính tình lười biếng, dù biết là không thể nhưng thỉnh thoảng vẫn thử vận may, biết đâu mình có thể gặp trường hợp tương tự. Anh ta cho rằng, cũng chỉ mất chút thời gian, và không phải trả bất cứ cái gì cho việc này. Cuối cùng tới một ngày, có thể nói là “có công mài sắt” cũng được, nói là may mắn gõ cửa cũng được, Ngô Tam Thạch đã thực sự tìm thấy một một nén bạc, liền vội đem bán và kiếm được không ít tiền. Sự việc lần này đã kích thích Ngô Tam Thạch, giống như tiêm thêm cho anh ta một liều thuốc mạnh sau nhiều ngày tìm kiếm thất vọng. Ngô Tam Thạch lại hạ quyết tâm tiếp tục đi tìm kho báu dưới lòng sông.
Để có thể mò được nhiều hơn những vật thể ngủ dưới đáy sông này, Ngô Tam Thạch đã chủ động tìm hiểu những kiến thức về khảo cổ học dưới nước, đồng thời mua thiết bị lặn chuyên nghiệp, tìm hiểu kỹ những truyền thuyết dân gian, có thể nói anh đã lên đủ phương án. Cuối cùng trong một lần làm vệ sinh sông Dân, các nhân viên đã tìm thấy một kho báu phía dưới, lúc đó tìm được rất nhiều đồ tốt từ trong đó. Tin tức lan nhanh như gió thổi, người ta truyền tai nhau rằng đây là bảo vật của đại tướng quân nhà Minh Trương Hiến Trung. Lúc này, Ngô Tam Thạch, người đã chuẩn bị từ lâu, chọn một đêm yên tĩnh và lặng lẽ xuống nước để tìm kiếm kho báu. Một ngày, hai ngày, ba ngày, sau nhiều ngày đêm tìm kiếm, cuối cùng anh ta cũng thực sự tìm được một ấn vàng. Tuy rằng không biết giá trị cụ thể của ấn này, nhưng thấy nó có hình con hổ bên trên, và còn khắc ba chữ Đại nguyên soái, trực giác mách bảo Ngô Tam Thạch rằng con dấu này phải rất có giá trị.
Nông dân nhặt được ấn cổ bán đi thành triệu phú, 3 năm sau rước họa vào nhà – Ảnh 6.
Ba năm sau, hành vi bán lại di vật văn hóa để trục lợi với mức giá cao của Ngô Tam Thạch bị bại lộ, cảnh sát tìm đến truy cứu trách nhiệm. Đối với Ngô Tam Thạch, đây đúng là một tai họa từ trên trời rơi xuống, không chỉ bị tịch thu tài sản mà còn phải gánh chịu hậu quả vì vi phạm pháp luật. Người đời nói quả không sai, họa trong có phúc, phúc trong có họa. Họa hay là phúc, đều là xuất phát từ chính lựa chọn và hành động của bản thân.
Quả nhiên, sau khi anh ta mang chiếc ấn đến bảo tàng để thẩm định, phía bảo tàng đã trả lời rõ ràng rằng đây thực sự là một bảo vật, và bày tỏ muốn thu thập con dấu này. Nhưng Ngô Tam Thạch đến đây vì tiền, làm sao anh ta có thể bán cho bảo tàng với giá bèo bọt. Ngô Tam Thạch vì sợ đêm dài lắm mộng, anh ta nhanh chóng liên hệ với người mua và bán lại con dấu với giá giao dịch là 8 triệu tệ (khoảng gần 29 tỷ đồng). Ba năm sau, hành vi bán lại di vật văn hóa để trục lợi với mức giá cao của Ngô Tam Thạch bị bại lộ, cảnh sát tìm đến truy cứu trách nhiệm. Đối với Ngô Tam Thạch, đây đúng là một tai họa từ trên trời rơi xuống, không chỉ bị tịch thu tài sản mà còn phải gánh chịu hậu quả vì vi phạm pháp luật. Người đời nói quả không sai, họa trong có phúc, phúc trong có họa. Họa hay là phúc, đều là xuất phát từ chính lựa chọn và hành động của bản thân.
Nguồn: DV
- Viên quan ăn chay, bố thí, niệm Phật vì sao vẫn phải chịu cực hình dưới Địa Phủ?
- Bí ẩn Tử Cấm Thành: “Bóng ma điên nhảy múa” trong điện Thái Hòa là có thật?
- Bí ẩn 5 trường hợp chết đi sống lại, đáp án nằm ngoài tầm với của khoa học hiện đại