Những vòng tròn bí ẩn này hóa ra lại là đài quan sát mặt trời thời cổ đại của Châu Mỹ

Đây một cấu trúc gồm 13 tháp đá được xây dựng trên đỉnh đồi tại Peru, nó đã có 2.300 năm tuổi và được coi là một đài quan sát mặt trời thời cổ đại.

Đài quan sát mặt trời lâu đời nhất ở châu Mỹ đã được phát hiện ở ven biển Peru. Đây được coi là địa điểm tổ chức nghi lễ cung cấp bằng chứng về các “tôn giáo thời thần Mặt trời” hoạt động ở Nam Mỹ từ 2.300 năm trước.

Trước đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những mảnh vỡ sành 4.000 năm tuổi ở Peru cho thấy hình ảnh của một “vị thần cầm quyền trượng” với các tia phát ra từ đầu, có lẽ giống như Mặt trời (biểu tượng tôn giáo lâu đời nhất của Châu Mỹ).

Các ghi chép lịch sử cũng mô tả “các trụ Mặt trời” cho thấy rằng nền văn minh Incan của Nam Mỹ đã quan sát Mặt trời – có thể giúp đánh dấu thời điểm gieo trồng – vào khoảng năm 1.500 sau Công nguyên, mặc dù những trụ đó ngày nay đã bị phá hủy.

Đài thiên văn Chankillo, được xây dựng bởi một nền văn minh cổ đại. Tàn tích trên đỉnh đồi có tường bao quanh cách Lima khoảng 400 km về phía bắc. Người ta đã biết đến các ngọn tháp đá tại Chankillo từ lâu, nhưng giá trị của chúng về mặt thiên văn học không được công nhận rộng rãi và đã bị các nhà khoa học lãng quên từ lâu.

Sau đó, vào năm 2007, một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học đã đề xuất trình tự của các tháp, chúng được dựng lên từ năm 200 đến 300 trước Công nguyên với mục đích “đánh dấu mùa hè và mùa đông” và Chankillo “là một phần của đài quan sát Mặt trời”.

Người Inca cũng tổ chức các nghi lễ công khai để quan sát Mặt trời mọc hoặc lặn tại các vị trí được đánh dấu trên đường chân trời, và các thủ lĩnh người Inca cổ đại cũng từng tuyên bố quyền cai trị của họ thông qua “quan hệ họ hàng” với Mặt trời.

Nhà khảo cổ học người Peru, Ivan Ghezzi, và đồng tác giả nghiên cứu Clive Ruggles của Đại học Leicester, Vương quốc Anh, cho biết các nền văn minh trước đây ở Peru cũng có thể đã quan sát Mặt trời, thậm chí sớm nhất là vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên.




Các tháp được dựng lên với độ chính xác cao được đặt để đánh dấu các vị trí khác nhau của Mặt trời. Mục đích của họ là tính thời gian với độ chính xác về các tháng, điểm chí và điểm phân – mùa gieo trồng và thu hoạch cũng như các ngày lễ tôn giáo. Cấu trúc hoạt động của nó giống như một chiếc đồng hồ khổng lồ, đánh dấu thời gian trôi qua trong khoảng thời gian một năm.

Họ đưa ra kết luận dựa trên những tàn tích tại một địa điểm ven biển Peru có tường bao quanh được gọi là Chankillo. Từng được cho là một trung tâm nghi lễ hoặc ngôi đền kiên cố, các nhà nghiên cứu hiện cho rằng khu phức hợp trung tâm của tàn tích có thể đã thực sự được sử dụng như một đài quan sát mặt trời.




Trong Chankillo, 13 tòa tháp hình chữ nhật cách đều nhau chạy dọc theo chiều dài của sườn núi 300m giống như hình cột sống, tạo ra một đường chân trời nhân tạo. Theo dữ liệu đo đạc, 13 tháp đá ở Chankillo nằm cách nhau từ 4,7m đến 5,1m.

Vào thời điểm mới xây dựng, các tháp hoàn toàn bằng phẳng trên đỉnh. Mỗi tháp có hình dạng và kích thước khác nhau với chiều rộng từ 70 – 130m và chiều cao lên tới 6m. Chúng nằm trải dài theo vị trí mọc và lặn của Mặt trời dịch chuyển dần theo hướng Bắc và Nam, dọc theo đường chân trời trong suốt một năm.

Ở hai bên sườn núi là tàn tích của đài quan sát (có hai đài quan sát ở phía đông và phía tây) – các nhà khoa học cho rằng đã được sử dụng để quan sát Mặt trời mọc hoặc lặn giữa các tháp. Vào ngày hạ chí, Mặt trời mọc giữa tháp 1 và ngọn núi gần đó, còn vào ngày Đông chí, Mặt trời sẽ mọc xung quanh tháp 13.

Địa điểm này có thể là nơi tổ chức các nghi lễ và lễ hội công cộng liên quan đến các mùa và Mặt trời. Các cuộc khai quật đã phát hiện ra đồ gốm, vỏ sò và các đồ tạo tác khác gần một khe hở ở điểm quan sát phía tây.

Mặt trời chỉ xuất hiện trong một hoặc hai ngày trong mỗi khoảng trống giữa các tòa tháp, và mất sáu tháng để đi từ đầu này đến đầu kia của cấu trúc. Vì vậy, có thể các tháp khác nhau được dùng để chia năm thành các khoảng thời gian đều đặn.




“Chankillo là một kiệt tác của người Peru cổ đại. Một kiệt tác của kiến trúc, một kiệt tác của công nghệ và thiên văn học. Đó là cái nôi của thiên văn học ở Châu Mỹ”, Ghezzi nói. Nó cũng có thể là một nơi thờ cúng Mặt trời.

Các địa điểm ở phía đông và phía tây của tháp có phần còn lại của các đồ vật được sử dụng cho nghi lễ hiến tế. Đài quan sát và các phần phụ nghi lễ của nó được bảo vệ bởi những bức tường pháo đài làm bằng đá, bùn và thân cây. Ghezzi cho biết, khu phức hợp này trải dài khoảng 5.000 ha, nhưng mới chỉ khoảng một phần trăm trong số đó đã được nghiên cứu.




“Đây là đài quan sát duy nhất trong thế giới cổ đại mà chúng ta biết có thể dùng để tính toán lịch Mặt trời hoàn chỉnh trong một năm. Tổng cộng 13 ngọn tháp nằm ở vị trí trùng khớp với chuyển động của Mặt trời vào các mùa trong năm từ hai điểm quan sát khác nhau.


Điều này không có sự tương đồng với bất kỳ nơi nào ở Châu Mỹ hay trên thế giới”, Ghezzi cho biết. Chankillo nằm trong số các địa điểm bị “xâm hại”; không phải bởi những tên trộm mà bởi những người nông dân gần đó, những người từ lâu đã tìm cách mở rộng đất đai của họ và những người đã tận dụng sự thiếu kiểm soát để trồng các loại cây trồng trong ranh giới của địa điểm.

Chankillo là địa điểm thứ ba của Peru được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới trong thế kỷ này. Trước đó, danh hiệu này đã được trao cho Qhapaq Ñan – một hệ thống đường Inca rộng lớn – vào năm 2014 và cho Caral – thành phố lâu đời nhất ở Châu Mỹ – vào năm 2009.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *