Người hiện đại thường hay tưởng tượng ra một thế giới nhiệm màu ở không gian khác qua các bộ phim khoa học giả tưởng. Nhưng vào thời cổ đại, việc có thể tiến nhập vào không gian khác không chỉ là duy nhất.
Vào thời cổ đại, việc tiến nhập vào không gian khác không phải là hiếm. (Ảnh qua zenquiz)
Tăng nhân đến chỗ hẹn, bỗng bước vào không gian khác
Theo “Ngọc Đường nhàn thoại” có ghi chép, vào những năm Thiên Phúc thời nhà Tấn, có một tăng nhân có hẹn với nhà sư Pháp Bổn. Pháp Bổn nói với vị ấy rằng, Tây Sơn ở Tương Châu có một ngôi chùa tên Trúc Lâm Tự, nếu như có cơ hội thì nhất định sẽ gặp nhau tại đó.
Tăng nhân đã nhớ về cuộc hẹn và cứ đi về phía ngôi chùa. Sau khi ông đến Tương Châu, người dân bảo với ông rằng, nơi đó bây giờ không còn ngôi chùa nữa, cái tên Trúc Lâm Tự chỉ gọi không vậy thôi, nhưng tăng nhân vẫn cứ quyết định phải đích thân đến đó xem.
Ông đến Trúc Lâm Tự, xung quanh ngoại trừ rừng trúc xanh thẫm và trụ đá ra, thì không có chùa chiền nhà cửa gì cả. Ông chợt nghĩ lại lời của nhà sư Pháp Bổn nói rằng, chỉ cần gõ vào trụ đá thì sẽ gặp được ông. Nhà sư bèn lấy cây trượng nhỏ trong tay mình gõ vào trụ đá.
Bỗng chốc, gió nổi mưa tuôn khắp nơi, trời đen sầm lại. Khi ông mở mắt ra, thì trước mắt trời sáng trong, nhưng ông lại nhìn thấy một tòa tháp đứng sững trước mặt, và thấy mình đang đứng dưới cánh cổng đá của ngôi chùa.
Bỗng chốc, tăng nhân thấy mình đã đứng dưới cánh cổng đá của ngôi chùa. (Ảnh qua Sohu.com)
Ông bước vào Trúc Lâm Tự, nhìn thấy Pháp Bổn vui vẻ chào đón mình. Sư thầy lớn tuổi của Pháp Bổn hỏi, tại sao lại đưa tăng nhân này vào mật điện. Pháp Bổn nói rằng: “Vì để thực hiện lời hẹn trước đây, nên mới mời vị ấy đến thăm”. Sư thầy già căn dặn Pháp Bổn sau khi mời vị sư dùng cơm chay xong, thì tiễn ông rời khỏi, bởi vì chốn đó không có chỗ của tăng nhân này.
Ăn xong bữa cơm, vị tăng nhân và Pháp Bổn đã nói lời từ biệt trước cửa Trúc Lâm Tự. Chỉ chớp mắt một cái trời đã sụp tối, không biết nên đi về hướng nào, định thần lại thì chỉ còn thấy có mỗi mình mình đứng cạnh trụ đá mà thôi, còn ngôi chùa lúc nãy đã biến đi đâu mất rồi.
Không gian khác tại Linh Ẩn Tự? Bảo Công nghe nhầm bước lộn
Những năm đầu thời Bắc Tề, cũng có một câu chuyện lạ kể về một vị ẩn sĩ bước vào không gian khác.
Ở Tung Sơn, Hà Nam có một ẩn sĩ tên là Bảo Công. Một năm nọ, trên đường đi đến Bạch Lộc Sơn ông đã bị lạc đường. Lúc sắp đến giờ ngọ, đột nhiên ông nghe thấy một hồi chuông từ xa vang đến, thế là ông đã đi về phía phát ra tiếng chuông, sau khi băng đồi vượt núi, thì phát hiện ở nơi rừng rậm sâu tít có một ngôi chùa bằng vàng son thật lộng lẫy.
Sau khi đi theo tiếng chuông, Bảo Công phát hiện một ngôi chùa lộng lẫy. (Ảnh: Internet)
Ông ngẩng đầu lên nhìn, thì thấy tấm biển trên cổng chùa viết 3 chữ to “Linh Ẩn Tự”. Càng kỳ lạ hơn nữa là năm sáu chú chó lớn lông trắng và mõm đen đứng canh cổng, mỗi con đều to như con bò vậy. Những chú chó này đều nhìn chằm chằm Bảo Công.
Bảo Công trước nay chưa từng nhìn thấy loài chó nào có thân hình to lớn như vậy, nên đã kinh hãi vội quay người đi về. Lúc này, bỗng một vị hồ tăng từ ngoài bước đến, Bảo Công chào ông ta, nhưng vị hồ tăng này không hề để tâm đến, cũng không quay đầu lại mà đi thẳng vào chiếc cổng, những chú chó kia cũng theo ông ta đi vào.
Bảo Công nhìn theo rất lâu, đến khi không còn nhìn thấy bóng người và các phòng ốc xung quanh cũng đã đóng hết cửa. Bảo Công bèn bước vào giảng đường, thì nhìn thấy chiếc giường và đệm ngồi được bố trí vô cùng ngăn nắp, thế là ông ngồi xuống vị trí phía Tây Nam để nghỉ ngơi.
Sau một lúc lâu, Bảo Công nghe thấy một loạt âm thanh. Ngẩng đầu nhìn lên, thì chỉ thấy nóc nhà bị nứt một lỗ lớn như miệng giếng, từ lỗ đó có rất nhiều tăng nhân bay xuống, sau khi họ xuống hết thì tập hợp lại được năm sáu chục người. Họ lần lượt ngồi xuống và hỏi đáp với nhau: “Hôm nay sẽ ăn chay ở nơi nào?”
Có người thì nói là ở Dự Chương, có người thì nói là ở Thành Đô, Trường An, Long Hữu, Lĩnh Nam, thậm chí là ở Thiên Trúc Ngũ Quốc v..v… Nơi nào cũng có cả, mà mỗi nơi đều cách nhau rất xa xôi. Khi vị hòa thượng cuối cùng bay xuống, các vị tăng khác hỏi vị ấy tại sao lại đến trễ như vậy?
Vị tăng nhân đến trễ ấy trả lời rằng, bởi vì hôm nay ở Bỉ Ngạn Tự thuộc thành Tương Châu có một buổi thuyết giảng, do Giám Thiền sư chủ trì, và có rất nhiều người tham gia đưa ra ý kiến. Trong đó có một vị hậu sinh thông tuệ, đã không ngừng đặt ra câu hỏi và tranh luận, lắng nghe rất có ích, nên bất giác quên mất đã đến đây trễ.
Bảo Công vừa nghe thấy tên Giám Thiền sư, mà vừa hay ông chính là đệ tử của vị ấy, nên đã đứng dậy, chỉnh trang tăng phục, bước đến trước mặt bọn họ, nói: “Giám Thiền sư là sư phụ của Bảo Công tôi”.
Những vị tăng nhân đó quan sát Bảo Công, thoáng chốc, cả tòa Linh Ẩn Tự cùng với năm sáu mươi vị tăng nhân bỗng dưng biến mất.
Chỉ còn mỗi Bảo Công một mình ngồi dưới cây sồi bên tảng đá, xung quanh trừ cảnh sắc núi non hùng vĩ ra thì không có gì khác nữa cả.
Sau khi Bảo Công rời khỏi rừng núi, đã mang chuyện này kể lại cho Thượng Thống Pháp sư, và hỏi như thế là thế nào? Thượng Thống nói: “Ngôi chùa đó được xây dựng vào thời kỳ Thạch Triệu, do Phật Đồ Trừng Pháp sư xây nên. Đến nay đã trải qua thời gian rất lâu rồi. Xưa kia, bậc thánh hiền mới sống ở đó, đó không phải là nơi người phàm ở được. Ngôi chùa đó lúc ẩn lúc hiện, luôn có thể thay đổi, di chuyển không ngừng”.
Đến thời nhà Tùy, lúc Hầu Bạch biên soạn quyển “Tinh Dị Ký” có nói đến: “Bây giờ đi lên ngọn núi ấy, vẫn có thể nghe được tiếng chuông chùa đấy thôi!”
Trích từ quyển 1 “Ngọc đường nhàn thoại”, “Tinh Dị Ký”
Nguồn : TH