Những tiên đoán về vũ trụ của người Maya khiến các nhà khoa học sửng sốt

Nền văn minh Maya chứa đầy sự thần bí và trí tuệ mà con người ngày nay không thể tưởng tượng nổi. Phương thức tư duy trừu tượng ở trình độ cao, tri thức thiên văn phong phú, thâm sâu cùng với hệ thống lịch pháp phức tạp, hoàn thiện, chuẩn xác của nó khiến cho các nhà khoa học ngày nay phải kinh ngạc và thán phục.

Hình ảnh một hố đen siêu cấp nằm ở trung tâm hệ ngân hà (Ảnh: khoahoc.tv)

Người Maya cổ đại từng nói: “Vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, mặt trời sẽ mọc lên từ kẽ nứt đen tối trong vũ trụ”, họ gọi kẽ nứt đen tối này là “mẹ của vũ trụ”. Kẽ nứt đen tối này kỳ thực chính là lỗ đen siêu cấp nằm ở trung tâm của hệ ngân hà. Đến năm 2005, bằng các luận chứng khoa học, các nhà khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng tất cả hành tinh trong hệ ngân hà đều được sinh ra từ khu vực cao năng lượng của lỗ đen siêu cấp nằm ở trung tâm của dải ngân hà này, điều này hoàn toàn trùng khớp với cách gọi “mẹ vũ trụ” của người Maya.

Người Maya cổ đã tính toán một cách tỉ mỉ chu kỳ lịch của họ, họ lấy ngày đông chí của tháng 12 năm 2012 là ngày mở đầu cho một thời đại tiếp theo. Vào ngày này, trái đất, mặt trời và lỗ đen trong hệ ngân hà nằm trên một trục đường thẳng, đây là một hiện tượng thiên văn hiếm thấy mà 25.800 năm mới xuất hiện một lần.

Lịch của người Maya cổ được xây dựng dựa trên quy luật vận hành các “mùa của hệ ngân hà”, họ phân chia lịch sử nhân loại từ xưa đến nay thành tổng cộng năm kỷ mặt trời. Theo ghi chép trong lịch pháp Maya: nhân loại trong thời kỳ tiền sử đã từng bị hủy diệt bốn lần, bốn kỷ mặt trời trước đây đã kết thúc vào thời kỳ tiền sử, và bắt đầu từ Kỷ mặt trời thứ năm. Trong mùa ngân hà, hệ mặt trời trong đó có trái đất của chúng ta đang đi qua một chùm tia vũ trụ phát ra từ trung tâm của hệ ngân hà. Người Maya cho rằng sau khi hệ mặt trời đi ra khỏi tia vũ trụ của hệ ngân hà, nó sẽ bước vào một chu kỳ hoàn toàn mới “đồng hóa các thiên hà”.

Lịch pháp của người Maya vô cùng thâm ảo (Ảnh: Kênh 14)




Kể từ khi kính viễn vọng Hubble và các kính viễn vọng kích thước lớn khác được đưa lên vũ trụ, cùng với việc xây dựng một loạt các kính thiên văn vô tuyến, nhân loại đã và đang chứng kiến vũ trụ đang trải qua một sự thay đổi chưa từng có. Sự tăng tốc giãn nở của vũ trụ, sự bùng phát của rất nhiều các tia gammar và các siêu tân tinh, sự va chạm dữ dội và trùng tổ của rất nhiều thiên hà và nhóm thiên hà, sự “cải lão hoàn đồng” của các thiên hà cổ xưa, sự xuất sinh và diệt vong của rất nhiều hành tinh, thiên thể, đang diễn ra ở gần như mọi góc cạnh của đại khung vũ trụ.

Tháng 12 năm 2004, sao Nhân Mã trong hệ ngân hà đã xảy ra một vụ nổ mãnh liệt, trong vòng 0,1 giây nó đã giải phóng tổng số năng lượng tương đương với năng lượng mà tặt trời phóng ra trong 100.000 năm.

Vào tháng 01 năm 2005, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự kiện lớn nhất từ trước đến nay trong nhóm thiên hà MS0735+7421. Lỗ đen ở trung tâm thiên hà này đã nuốt chửng một lượng vật chất tương đương với 300 triệu mặt trời. Vụ nổ đã tạo ra hai khoảng trống lớn với đường kính 600.000 năm ánh sáng.

Năm 2005, các nhà thiên văn học đã phát hiện một thiên hà rộng lớn mới chào đời cách trái đất khoảng gần 1 tỷ năm ánh sáng, nó to gấp 8 lần hệ ngân hà.

“Đài thiên văn” tại Chichen Itza, rất có thể từ đây các nhà thiên văn cổ đại đã theo dõi chuyển động của các ngôi sao. (Ảnh: soha.vn)




Tháng 10 năm 2006, trong một thiên hà ở gần góc của hệ Ngân Hà đã diễn ra một cảnh tượng ngoạn mục “sự va chạm lớn của hai thiên hà”. Khi hai thiên hà va chạm nhau, đã có 1 tỷ hành tinh mới liên tục ra đời.

Tháng 01 năm 2007, các nhà thiên văn quan sát thấy tại lỗ đen ở trung tâm của hệ Ngân Hà đã xảy ra một vụ nổ dữ dội. Vụ nổ này sáng gấp 1.000 lần so với bất cứ vụ nổ nào mà họ quan sát được, thời gian sáng cũng kéo dài gấp 1.000 lần.

Tháng 06 năm 2010, một vụ nổ tia gamma mạnh mẽ chưa từng thấy cách Trái đất 5 tỷ năm ánh sáng khiến cho thiết bị đo Swift của NASA bị bão hòa. Năm 2010, các nhà thiên văn phát hiện xung quanh một thiên hà cổ xưa xuất hiện những vòng tia tử ngoại rất đẹp, có cái lớn đến mức đủ bao quanh mấy hệ Ngân Hà, trong đó có rất nhiều hành tinh mới, có nghĩa là những thiên hà cổ xưa này đã được “cải lão hoàn đồng”.

Từ rất lâu người Maya đã có những dự đoán về những thiên hà “cải lão hoàn đồng” (Ảnh: m.esa.int)




Tháng 12 năm 2010, các nhà thiên văn phát hiện một quần thể rất lớn các thiên hà trẻ đang trải qua thời kỳ “sơ sinh”, quy mô và tốc độ sản sinh ra hành tinh mới của chúng khiến người ta kinh ngạc.
Tháng 06 năm 2011, các nhà thiên văn học phát hiện trong bốn thiên hà tử vong cách chúng ta 4.000 năm ánh sáng xuất hiện những hằng tinh và nhóm hằng tinh mới sinh, những thiên hà “tử vong” này lại bừng bừng sinh cơ.

Tháng 09 năm 2011, các nhà thiên văn học đã phát hiện bảy siêu tân tinh ở trong cùng một thiên hà mà các nhà khoa học cho là chưa từng có trong lịch sử.

Tháng 03 năm 2012, người ta đã phát hiện trong kết cấu hình đĩa của hệ ngân hà của chúng ta có 5.000 khí bào vũ trụ, dấu hiệu cho thấy sắp có hằng tinh mới ra đời.

    Tháng 08 năm 2012, các nhà thiên văn học phát hiện tại thiên hà trung tâm của nhóm thiên hà Phượng Hoàng cách trái đất 5,7 tỷ năm ánh sáng đang hình thành những hành tinh mới với tốc độ 740 hành tinh mỗi năm, những kết quả quan sát trước đó cho thấy thiên hà này mỗi năm chỉ hình thành 150 hành tinh mới.


Vũ trụ đang có những thay đổi mãnh liệt, sự thay đổi đó liệu có ảnh hưởng đến Trái Đất? (Ảnh: Genk)

Các nhà thiên văn học cho rằng vũ trụ đang diễn ra sự thay đổi kinh thiên động địa trên một phạm vi rộng lớn, vũ trụ đang trải qua quá trình đổi mới và trùng tổ chưa từng có từ trước đến nay. Qua đó ta có thể thấy được rằng người Maya là những bậc thầy trong ngành thiên văn học. Tuy nhiên, bằng cách nào họ có thể có được những kiến thức thiên văn học phong phú và thâm sâu như vậy cho đến nay vẫn là một ẩn đố với các nhà khoa học.

Nguồn: rbc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *