Những người tu luyện trong trường phái Phật và Đạo sau khi đạt đến một cảnh giới nhất định thì có thể xuất hiện thần thông. Tuy nhiên, những thế gian tiểu đạo hay một số kỳ nhân dị sĩ trong dân gian cũng có rất nhiều người mang thần thông.
Không chỉ những người tu Phật và Đạo mới có công năng. (Ảnh: Internet)
Phép thuật mà ngày nay người ta nhắc tới, ở thời cổ đại được gọi là ma thuật. Một vài ma thuật là do kĩ xảo, một số là có sự góp mặt của những bí thuật thần thông. Những thứ thần thông và pháp thuật này, đều có những tính năng đặc biệt, không phải là ai cũng có. Vì người thường không hiểu được, nên đều nói đó là giả dối.
Từ Quang trồng dưa trên đường
Nước Ngô có một người tên là Từ Quang, từng biểu diễn pháp thuật trước mặt hàng xóm láng giềng. Ông xin dưa của người bán dưa để ăn, người bán dưa không đồng ý, ông bèn xin ông ta hạt dưa, sau đó dùng gậy chọc một lỗ trên mặt đất rồi gieo hạt.
Một lúc sau hạt dưa nảy mầm, dây leo mọc dài ra, nở hoa đơm trái, ông liền hái xuống ăn, còn tặng cho mọi người đứng xem. Người bán dưa nhìn lại đống dưa ông ta đang bán, đã không cánh mà bay.
Pháp thuật của Cát Huyền
Cát Huyền, tự Hiếu Tiên, từng theo Tả Nguyên Phương học “Cửu đan kim dịch tiên kinh”. Ông từng cùng khách mời ngồi mặt đối mặt ăn cơm, khi nói đến chuyện biến hóa, khách mời nói: “Sau khi ăn cơm xong, mời tiên sinh làm phép biến hóa xem cho vui”.
Cát Huyền nói: “Ông không muốn xem luôn bây giờ sao?”. Sau đó liền nhổ cơm ở trong miệng ra, số cơm đó đều biến thành một bầy ong bắp cày, tổng cộng có mấy trăm con, tất cả đều bám trên người của vị khách, nhưng cũng không đốt người. Sau một hồi, Cát Huyền liền mở miệng để bầy ong bay vào.
Cát Huyền nuốt xuống, vẫn là cơm như lúc đầu, ông lại điều khiển mấy loại bò sát và chim yến tước nhảy múa, mấy loài động vật đó nhảy có nhịp điệu tiết tấu như người.
Mùa đông buốt giá ông mời khách những trái dưa, trái ớt tươi rói, mùa hè lại tặng khách băng lạnh tuyết trắng. Ông từng đem hàng chục đồng tiền xu, bảo mọi người ném xuống giếng, sau đó ông dùng một cái thùng đựng, đứng trên thành giếng hô hoán đám đồng xu, từng đồng xu lần lượt từ dưới giếng bay lên. Ông bày tiệc rượu mời khách, không cần người đưa chén, mà chén sẽ tự đến trước mặt khách, nếu không uống hết, chén sẽ đứng lì ở đó.
Tôn Quyền hỏi Cát Huyền cách cầu mưa. (Ảnh minh họa)
Một lần, ông và Tôn Quyền ngồi ở trên lầu, thấy mọi người đang làm tượng đất cầu mưa. Tôn Quyền nói: “Bách tính mong mưa, nhưng làm những tượng đất này lẽ nào có thể được như ý?”.
Cát Huyền nói: “Thực ra tạo ra nước mưa rất dễ”. Nói xong liền viết một lá bùa đặt ở trong miếu Thổ địa, trong nháy mắt, trời đất âm u, mưa như trút nước, tích được nước mưa dồi dào. Tôn Quyền hỏi: “Trong nước có cá không?” Cát Huyền lại viết một tấm bùa ném vào trong nước. Lát sau, trong nước liền xuất hiện mấy trăm con cá lớn. Tôn Quyền phái người đi bắt mấy con cá về ăn.
Ngô Mãnh rẽ nước vượt sông
Ngô Mãnh, người huyện Bộc Dương, là quan lại nước Ngô, nhậm chức Huyện lệnh Tây An, nhà ở huyện Phân Ninh. Bản tính của ông rất hiếu thuận, từng gặp thánh nhân Đinh Nghĩa, Đinh Nghĩa đã dạy tiên đạo cho ông. Ông lại học được tuyệt kỹ Thần phù, vì thế pháp thuật của ông vô cùng cao siêu.
Lần nọ Ngô Mãnh gặp phải gió lớn, bèn viết một lá bùa ném vào trong phòng, thì có một con chim xanh ba chân bay ra, gió to lập tức ngừng lại. Có người hỏi duyên cớ sao lại làm vậy, ông nói: “Ở Nam Hồ có một chiếc thuyền, bị cơn gió lớn này tấn công, đạo sĩ ở trên thuyền đang khẩn cầu”. Mọi người đi kiểm chứng, quả đúng là như vậy.
Ba ngày sau khi Can Khánh – huyện lệnh Tây An mất, Ngô Mãnh nói: “Số của ông ta vẫn chưa tận, nên lên trên trời khiếu nại”. Rồi nằm xuống bên cạnh cái xác. Vài ngày sau, ông cùng Can Khánh thức dậy.
Ngô Mãnh nằm xuống bên cạnh cái xác. Vài ngày sau, ông cùng Can Khánh thức dậy. (Ảnh minh họa qua xuehua.us)
Sau đó ông dẫn đồ đệ trở về quận Dự Chương, nước sông Trường Giang chảy rất xiết, mọi người không thể qua sông. Ngô Mãnh liền dùng chiếc quạt trắng trong tay vạch một đường lên mặt sông, nước sông liền rẽ ngang, nơi đó liền trở thành một con đường, họ từ từ đi qua Trường Giang. Sau khi họ đi qua sông, nước sông liền trở về như cũ, mọi người đều cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Ngô Mãnh từng nhậm chức ở huyện Tầm Dương, trong nhà Chu tam quân nổi trận cuồng phong, Ngô Mãnh bèn viết một lá bùa ném lên nóc nhà, một lát sau gió liền ngừng thổi.
Bồ Đề Đạt Ma qua sông bằng cây lau
Tranh vẽ đạt ma vượt sông bằng cọng lau. (Ảnh: Internet)
Bồ Đề Đạt Ma là ông tổ của phái Thiền tông trong Phật giáo Trung Quốc, được tôn là “ông tổ Đạt Ma”. Thời Lương Vũ Đế (464 – 549) (Nam Triều), Bồ Đề Đạt Ma từ nước Thiên Trúc vượt biển đến Trung Quốc. Đến Nam Hải được Huyện lệnh Quảng Châu là Tiêu Ngang đón tiếp và tâu lên vua, Võ Đế sai sứ giả đến đón. Đến ngày một tháng mười năm sau thì đến Nam Kinh.
Theo ghi chép trong «Bích nham lục»: “Đạt Ma nhìn từ xa thấy vùng đất này có căn tính của Phật liền quyết định vượt biển đến truyền tâm ấn khai mở; bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”.
Đạt Ma nghe nói Lương Vũ Đế tin Phật pháp liền đến Kim Lăng giảng pháp. Nhưng Lương Vũ Đế không hiểu gì về Phật pháp nên không thể lĩnh ngộ được những lời của Đạt Ma, thế là Đạt Ma liền rời Giang Nam.
Sau đó Đạt Ma lại băng qua Trường Giang lên phương Bắc giảng Phật pháp, ông đứng trên cây lau vượt qua sông Trường Giang, vì thế mà có điển tích “vượt sông bằng cây lau” (nhất vĩ độ giang). Hiện nay, ở Thiếu Lâm Tự có bức điêu khắc bằng đá về điển tích này.
Khi băng qua sông, Đạt Ma đến kinh đô Lạc Dương của Bắc Ngụy, sau đó lên Thiếu Lâm Tự trên núi Tung Sơn và sống suốt 9 năm trong hang đá tu luyện khổ cực.
Nguồn: TH – Theo Secret China
- Người phụ nữ đời Đường trở thành sứ giả giữa hai cõi âm dương
- Đức Mẹ Fatima hiển linh và 3 lời tiên đoán về số phận nhân loại
- Linh hồn đi đâu khi chúng ta mơ? Các dân tộc châu Mỹ đã có lời đáp