Trong một cuốn sách ‘Timaeus và Critias’ của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato vào những năm cuối đời, ông đã dùng tới 18 trang để mô tả về một nơi thần kỳ, gọi là Atlantis.
Những người Atlantis sống sót đã đi đâu? (Ảnh: Tổng hợp)
Atlantis trông như thế nào?
Đảo quốc này có cấu trúc hình chiếc nhẫn. Đền Poseidon nằm ở trung tâm của nó. Đất nước này cực kỳ phát triển và giàu có, nó có phạm vi ảnh hưởng đến tận Ai Cập ở Bắc Phi, Nam Âu, Ý và thậm chí một số vùng của châu Mỹ ngày nay. Nhưng một thảm họa bất ngờ giáng xuống, nền văn minh này đã bị hủy diệt trong chớp mắt.
Chúng ta đã có một bài viết tìm hiểu về quá trình khiến Atlantis bị nhấn chìm chỉ trong 24 giờ. Nhưng không thể nào một thảm họa lại có thể sẽ quét sạch một quốc gia đến mức không còn ai sống sót. Thường sẽ phải có một số người sống sót.
Nếu như có những người còn sống sót, thì họ đã đi đâu?
Vì thời gian đã quá lâu nên không tìm được bằng chứng xác thực, mọi người đều xem mô tả của Plato như sự huyễn tưởng của ông đối với quốc gia lý tưởng này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ sử dụng một số manh mối từ lịch sử để vén mở từng lớp bí ẩn, để tìm hiểu xem những người Atlantis sống sót đã đi đâu.
Vào một ngày năm 1837, nhà thám hiểm người Anh Howard Vyse đến một ngôi làng ở Ai Cập. Ngôi làng này tên là Edfu, nằm trên dòng sông Nile ở Thượng nguồn Ai Cập. Ông Vyse tiến vào một khu ổ chuột trong làng. Khu ổ chuột này chỉ toàn những căn lều dột nát và những bãi rác bốc mùi.
Có lẽ các nhà thám hiểm thường có thói quen này, càng ở nơi nghèo nàn lạc hậu, không tiếp xúc với văn minh, lại càng có nhiều khả năng tìm ra những món đồ cổ có giá trị. Nhà thám hiểm Vyse đã tìm thấy một cái hang trong một cái lán ổ chuột. Ông cùng trợ lý của mình cúi xuống và chui vào.
Cái hang này rất kỳ lạ, càng đi sâu vào trong, nó càng mở rộng ra. Vyse thắp lên ngọn đuốc mà ông mang theo và thấy trong cái hang này chất đầy ngũ cốc và lương thực. Cuối cùng, Vyse đến trước một bức tường, ông nhờ trợ lý dọn những đống đổ nát đang chất đống trước bức tường. Dưới ánh lửa bập bùng, Vyse nhìn thấy những bức tường được bao phủ bởi các chữ tượng hình Ai Cập cổ đại.
Đây là cái gì?
Vyse không theo đuổi phát hiện này thêm nữa, nhưng nó đã dẫn đến một manh mối rất quan trọng cho chủ đề của bài viết này.
23 năm sau, nhà khảo cổ người Pháp Mariette Auguste đem theo một nhóm người đến hang động từng được Vyse phát hiện. Sau khi họ thu dọn sạch sẽ hàng tấn phù sa, cuối cùng, một cảnh tượng kinh ngạc xuất hiện.
Một ngôi đền gây chấn động thế giới hiện ra trước mắt mọi người. Đây chính là ngôi đền được bảo tồn tốt nhất ở Ai Cập cổ đại – Đền Edfu. Tất nhiên đó không phải là tên ban đầu của nó. Nó được gọi là đền Edfu bởi vì nó hiện được tìm thấy ở làng Edfu.
Ngôi đền được bảo tồn tốt nhất ở Ai Cập cổ đại – Đền Edfu. (Patrick.reb/CC BY-SA 3.0)
Tới nay, chúng ta vẫn chưa biết được rốt cuộc ai đã xây dựng ngôi đền này. Người ta suy đoán rằng nó có thể đã được xây dựng từ thời vương triều cổ đại cách đây 4500 năm. Ngôi đền được sửa chữa lần cuối bởi vua Ptolemy III cách đây hơn 2.200 năm.
Ngôi đền này dành để thờ cúng ai?
Đó là vị thần quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại – Horus, vị Thần có đầu đại bàng. Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, Horus là người bảo vệ của các Pharaoh, đồng thời ông cũng là Pharaoh đầu tiên của Ai Cập. Có nghĩa là, hậu duệ của các Pharaoh đều là con cháu của Horus. Vì vậy Pharaoh còn được gọi là con của Thần. Hình ảnh của Horus hiện đều có trên quốc huy và quốc kỳ của Ai Cập.
Tại lối vào của ngôi đền, có hai bức tượng bằng đá granite đen của Horus. Các bức tường của ngôi đền được khắc dày đặc các chữ tượng hình. Đây chính xác là những cảnh tượng mà nhà thám hiểm Vyse đã từng thấy. Một ngôi đền cổ kính, tráng lệ, và tôn thờ một vị Thần quan trọng như vậy thì nội dung văn tự được khắc ở ngôi đền này không phải là một vấn đề tầm thường.
Những văn tự này kể về những câu chuyện gì?
Một nhóm các học giả chuyên nghiên cứu về chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, đã thành lập một đội giải mã các chữ tượng hình trong ngôi đền Edfu này. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ đã giải mã một câu chuyện như sau.
Đó là cách đây rất lâu trong thời kỳ được gọi là Thời đại đầu tiên, Thần cư ngụ tại một hòn đảo, nơi đây có một nền văn minh phát triển cao độ. Nhưng bỗng một ngày hồng thuỷ và đám cháy lớn bất chợt ập đến, đã phá hủy hoàn toàn hòn đảo, nó bị chìm dưới biển sâu, chỉ còn lại lau sậy và bùn.
Về tên của hòn đảo, hiện các học giả vẫn chưa giải mã được, nhưng họ đã giải mã được một số đặc điểm quan trọng của hòn đảo.
Đầu tiên, hòn đảo có một kết cấu của các vòng tròn đồng tâm. Tiếp theo đó, trung tâm của hòn đảo là một ngôi đền rất quan trọng. Thứ ba, vòng ngoài của đảo được xây dựng thành bến nước sâu, nghĩa là nó có giao thương và giao thông hàng hải rất phát triển. Thứ tư, hòn đảo này được gọi là Đảo Thần Thánh. Thứ năm, trên hòn đảo này có đồng bằng, núi và các loài động vật lớn, ngoài ra còn có nhiều loại hương liệu thực vật, nông nghiệp rất phát triển. Sản phẩm nông nghiệp nơi đây rất phong phú. Những điều này cho thấy rằng đây không phải là một hòn đảo nhỏ. Thứ sáu, những người sống trên đảo này là dân đi biển, có một thuộc địa ngoài đảo rất lớn. Thứ bảy là kỹ thuật xây dựng và luyện kim của nó rất phát triển. Hòn đảo này mang trong mình rất nhiều đặc điểm của nền văn minh phát triển.
Những đặc trưng này nghe có quen thuộc với chúng ta không? Đây chẳng phải là Atlantis được Plato mô tả sao? Nó phát triển như vậy nên gần như chắc chắn rằng nó chính là nguyên mẫu về Atlantis mà Plato từng nói.
Đó là những gì mà Đền Edfu đã ghi lại, hòn đảo của cái gọi là thời đại đầu tiên. Vậy hãy cùng xem Plato đã biết về Atlantis như thế nào.
Plato nói về tổ tiên Solon của mình đã từng đến thăm một ngôi đền ở Ai Cập vào năm 600 trước Công nguyên. Ngôi đền này được gọi là Đền Sais. Vị tư tế của ngôi đền đã kể cho Solon nghe câu chuyện về Atlantis
Nói cách khác, tư liệu của Plato không phải là nguồn thông tin chính ban đầu, mà ông cũng chỉ là nguồn thứ hai. Thông tin đầu tiên mà chúng ta biết về Atlantis đến từ đâu? Trên thực tế là đến từ Ai Cập.
Đền Sais là ngôi đền cổ nhất được biết đến hiện nay mà chúng ta biết, tương truyền, nó được xây dựng từ thời Horus, vị Thần đầu tiên có đầu đại bàng. Tất nhiên bây giờ nó đã không còn, và tất cả thông tin được lưu giữ trong đền Sais cũng đều thất truyền.
Vấn đề tiếp theo là, tại sao ngôi đền cổ nhất ở Ai Cập lại lưu truyền những ghi chép về Atlantis? Ngôi đền này lại có liên hệ trực tiếp với vị thần quan trọng nhất Horus. Khi kết hợp hai dữ liệu này thì manh mối bắt đầu trở nên rõ ràng.
Thần Horus (Jeff Dahl/CC BY-SA 4.0)
Atlantis biến mất khi nào?
Theo mô tả của Plato, Atlantis bị hủy diệt vào năm 9.600 trước Công nguyên, nghĩa là, 11.600 năm trước. Thời kỳ đó được địa chất học gọi là thời kỳ Younger Dryas. Dryas là tên một loài thực vật, nó trông giống như một bông thủy tiên vàng, chủ yếu sống ở các vùng gần hai cực trái đất, chính là các khu vực rất lạnh.
Nhưng vào thời điểm đặc biệt như thế, khoảng 11.600 năm trước, chúng đột nhiên mở rộng sang các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của trái đất. Điều này cho thấy điều gì? Nó có nghĩa là thời kỳ đó môi trường trái đất đột nhiên trở nên lạnh giá. Vì vậy, loài thực vật vốn sống ở vùng lạnh này đột nhiên phát triển sang vùng nhiệt đới.
Sau quá trình nghiên cứu lâu dài của nhóm các nhà khoa học tại Hoa Kỳ, họ đã xuất bản một bài viết trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS). Trong đó, họ cho rằng, trái đất được cho là đã nguội đi do tác động của sao chổi. Sau đó loài thực vật Dryas mới mở rộng sang vùng vốn là nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đã hơn 10 năm kể từ khi giả thuyết này được đưa ra, và ngày càng có nhiều bằng chứng củng cố cho giả thuyết này. Và nó cũng ngày càng nhận được nhiều sự đồng tình. Hơn nữa, giả thuyết này lại trùng khớp với thời điểm diệt vong trong truyền thuyết về Atlantis.
Vì vậy, ở đây chúng ta chỉ giải mã một cách đơn giản, chính là sao chổi đã va vào trái đất khoảng 11.600 năm trước, và gây ra sự sụp đổ nhanh chóng của sông băng. Đồng thời nó đã gây ra sóng thần và động đất. Điều này đã khiến Atlantis bị phá hủy trong 24 giờ.
Sau khi Atlantis bị hủy diệt, những cư dân sống sót đã đi đâu?
Các nhà Ai Cập học đã tìm thấy một mô tả như sau trong các chữ tượng hình của Đền Edfu. Sau sự tàn phá của cái gọi là hòn đảo thời đại đầu tiên, những vị Thần sống sót đang ra khơi đúng vào lúc thảm họa xảy ra. Khi quay lại, họ phát hiện ra rằng hòn đảo nơi họ sinh sống đã không còn nữa, nhà đã bị chìm sâu dưới biển, vì vậy, họ đưa một số người sống sót khác lên tàu và bắt đầu đi tìm một nơi ở mới.
Người đứng đầu của họ chính là vị Thần được thờ trong Đền Edfu – Thần đầu đại bàng – Horus. Tiếp theo đó là thần trí tuệ – Soth. Ngoài ra còn có Thần xây dựng và một nhóm các nhà thông thái. Mục tiêu của họ rất rõ ràng, chính là tìm nơi phù hợp để xây dựng lại nền văn minh.
Tới đây, chúng ta hẳn cũng hiểu được rằng những người Atlantis còn sống sót đã mang theo nền văn minh và công nghệ của riêng họ, đi tìm khắp các nơi trên khắp thế giới để bắt đầu xây dựng lại ngôi nhà của họ.
Nơi họ xây dựng lại nằm ở đâu?
Một di chỉ của nền văn minh tiền sử đã được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, nó được gọi là Göbekli Tepe. Niên đại được xây dựng của kiến trúc này sớm nhất có thể bắt nguồn từ 11.600 năm trước. Về cơ bản nó trùng với thời gian mà truyền thuyết nói về sự biến mất của nền văn minh Atlantis.
Göbekli Tepe. (Teomancimit/CC BY-SA 3.0)
Di chỉ đá Göbekli Tepe này dùng để làm gì? Các nhà khảo cổ học người Đức khai quật di chỉ này cho rằng đây là một trung tâm nghiên cứu và phát triển văn minh, chịu trách nhiệm truyền đạt các kiến thức nông nghiệp cho các nhóm người săn bắn xung quanh. Ngoài ra họ còn có kiến thức về kiến trúc, kiến thức y học, kiến thức thiên văn, nghệ thuật, v.v.
Trên một tấm bia đá khổng lồ còn có một bức tượng khắc giống như Thần Horus đầu chim ưng. Giống như việc thông qua tấm bia đá để ghi lại một số thông tin quan trọng, trên bức tranh Ai Cập cổ đại này, tất cả các vị nam Thần và nữ Thần đều ngồi trên thuyền. Trong tay họ cũng có một vật lạ, trông rất giống chiếc cặp và chìa khóa ngày nay. Hơn một nửa các vị thần Ai Cập trong tay đều có vật giống như chiếc cặp và chìa khóa này. Bên trong nó có thể chứa thông tin quan trọng để xây dựng lại gia viên.
Thật trùng hợp, vị Thần của người Sumer cũng cầm một chiếc cặp trên tay, và tư thế tay dường như cũng đang thao tác giống như ấn một cái nút. Trung tâm nghiên cứu Göbekli Tepe này đã được sử dụng khoảng 1.000 năm thì đột nhiên bị chôn vùi.
Và sau đó là hai nền văn minh huy hoàng Ai Cập và Sumer đột ngột xuất hiện. Hai nền văn minh này có một đặc điểm là chúng không có dấu vết của quá trình tiến hóa dần dần từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ đồ đồng. Trong quá trình khảo cổ học, không phát hiện ra địa tầng nào của các giai đoạn văn minh khác được lưu lại. Đó là một nền văn minh đồ đồng hoàn chỉnh ngay từ thuở sơ khai. Trong đó, nhiều lĩnh vực như Thiên văn học, hàng hải, mậu dịch, y học, nông nghiệp, luyện kim, họ đều ở hình thái rất trưởng thành.
Và người Sumer đã có một bộ luật hoàn chỉnh, sớm hơn nhiều so với đế chế Hammurabi của Babylon cổ đại. Hình thức tổ thành chính trị của nó là một quốc gia thành bang kiểu Hy Lạp. Ai Cập thì đồng bộ bước vào thời kỳ vương triều, không có cái gọi là trải qua thời đại bộ lạc. Ngay từ đầu họ đã phi thường. Cả hai nền văn minh đều có hệ thống chữ viết thuần thục và thưởng thức nghệ thuật độc đáo ngay từ đầu. Điều đó chẳng phải rất kỳ lạ sao?
Như nền văn minh Tam Tinh Đôi được phát hiện tại Tứ Xuyên Trung Quốc, mặc dù nó cũng là khám phá mới, nhưng nó vẫn có thời đại đồ gốm, thời đại đồ ngọc. Có vẻ như nó có một giai đoạn tiến hóa của nền văn minh rồi bước vào nền văn minh đồ đồng. Tuy nhiên, các nền văn minh Ai Cập và Sumer ngay từ đầu đã là những hình thái trưởng thành. Sử thi của người Sumer về thời đại Bilgames cho thấy, có một hệ thống lưỡng viện tương tự như liên bang Hoa Kỳ.
Từ đây, chúng ta có thể suy đoán một lộ trình rằng, sau khi đảo Atlantis bị chìm, nhóm của Horus lần đầu tiên đến Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó họ chia ra hai đường. Một số người đi xa hơn về phía Đông, đã đến Lưỡng Hà và tạo ra nền văn minh Sumer.
Những người khác đi về phía Tây, đã đến vùng đất rộng lớn của Bắc Phi, mang theo các kỹ thuật tiên tiến và văn minh lúc bấy giờ, và cùng những người bản địa Ai Cập sống ở đó đã khai sáng ra nền văn minh Ai Cập cổ huy hoàng.
Đền thờ lăng mộ Pharaon của người Ai Cập cổ. (Andrea Piroddi/CC BY-SA 3.0)
Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút tại sao những người sống sót của Atlantis được tôn thờ như các vị thần ở Ai Cập, và còn biến thành hình tượng Thần đầu đại bàng.
Câu chuyện về tạo Thần thời cận đại tương tự
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ vì để bảo vệ Thái Bình Dương, đã xây dựng một sân bay tạm thời trên một hòn đảo nhỏ. Hòn đảo nhỏ này từ xưa vốn bị cô lập với thế giới.
Sau sự xuất hiện của Không quân Hoa Kỳ, việc xây dựng sân bay và các cơ sở sinh hoạt khác mới được bắt đầu, hòa đồng với người dân bản địa trên đảo, và giúp họ cải thiện tiện nghi sinh hoạt và nâng cao mức sống.
Những người dân bản địa này bất ngờ phát hiện ra một hiện tượng vô cùng kỳ diệu, đó là trên bầu trời xuất hiện một cỗ máy biết bay. Một khi nó hạ cánh, người Mỹ sẽ có đồ ăn uống, và người dân bản địa không còn phải trải qua cuộc sống trồng trọt và săn bắn vất vả trước đó nữa. Những người Mỹ sau đó đã được sơ tán khỏi hòn đảo do nhu cầu quân sự.
Nhiều năm đã trôi qua, hòn đảo vẫn bị cô lập với thế giới và được một nhóm nghiên cứu khoa học đến thăm. Một cảnh thú vị đã xảy ra. Đó là người dân bản địa đã tiến hành một nghi lễ quỳ bái với quy mô lớn. Nhìn kỹ hơn, đây là mô hình máy bay quân sự và sân bay của quân đội Mỹ, được làm bằng cỏ.
Trong mắt người dân địa phương, hoá ra chỉ cần thứ từ trên trời này xuất hiện, thì mọi người sẽ không phải lo lắng về ăn mặc. Vì vậy, đây ắt hẳn phải là vị Thần mang lại cuộc sống hạnh phúc cho họ.
Vậy nên có vị tiến sĩ đã nói đùa rằng, có lẽ những người Atlantis sống sót vào thời điểm đó, Horus – đội chiếc mũ giống như một con đại bàng, bước xuống thuyền một cách hùng vĩ. Vì vậy, trong mắt của người bản xứ Ai Cập, hình tượng của ông cố định như thế, là vị Thần của bầu trời, từ trên trời xuống.
Nhưng thậm chí nhiều thập kỷ trước, những thứ thường được coi là không đáng tin cậy, giống như giả thuyết trong bài viết này về một vụ va chạm của sao chổi dẫn đến sự hủy diệt của các nền văn minh cổ đại, nó cũng thường được coi là truyền thuyết. Nhưng hiện nay ngày càng nhiều các nhà địa chất và thiên văn học chuyên nghiệp lại thừa nhận chúng.
Sự thật lịch sử là gì? Đó là việc từng bước hoàn nguyên lại lịch sử trong quá trình không ngừng thách thức và mở rộng dung lượng não bộ, mở rộng tư duy, mở rộng tầm nhìn
Nguồn: TH
- Một ngày nào đó, bạn sẽ cảm ơn những gian khổ mình đã trải qua
- 8 trường hợp “vượt thời gian” không có lời giải nổi tiếng thế giới
- 9 hiện tượng tự nhiên khoa học chưa thể lý giải