Những nét đặc sắc của tượng Phật thời kỳ nhà Thanh: sự tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ

Nhà Thanh do những người Mãn Châu thành lập, người Mãn Châu vốn đã tín phụng đạo Phật, họ có mối quan hệ hết sức thân cận với địa khu Mông Cổ, có câu nói “Mãn Mông nhất nhà” (Mãn Mông một nhà). Người Mông Cổ từ thời Nguyên tới lúc đó, đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật pháp, vì thế khi tiến vào Thanh triều, Thanh đế đã đưa những điều trong đạo Phật lưu truyền và lan truyền trong người dân. Tạc tượng Phật giáo lúc đó là chủ lưu và chiếm giữ một vị trí quan trọng trong tại Bắc Kinh, hình thức tạc tượng xuất hiện ngày càng rõ rệt theo một khuynh hướng cố định.

Trong năm trị vì thứ 36 của hoàng đế Khang Hy (1697), Khanh Hy đã thiết lập “Trung Chính điện niệm kinh xử” trong hoàng cung, đây là nơi chuyên phụ trách công việc liên quan đến những câu truyện cổ Phật giáo. Việc thành lập “Trung Chính điện kinh xử” đánh dấu cho sự khởi đầu của việc tiêu chuẩn hóa các bức tượng của triều đình nhà Thanh. Những bức tượng Phật thời kỳ Khang Hy được chế tác cực kỳ tinh xảo và nhẵn nhụi, mang một nét đặc trưng của cung đình, phản ánh được tính thẩm mỹ trong tài nghệ tạc tượng ở thời kỳ này.

Đến thời kỳ Càn Long, quyền lực quốc gia rất mạnh mẽ, bản thân những người trong hoàng thất đều tôn trọng và ủng hộ Phật giáo, những nguyên vật liệu được sử dụng trong tạc tượng đều là những loại tốt nhất.

Một số những đặc trưng của tượng Phật triều Thanh

Khuôn mặt của tượng hình tròn khá nở nang và trơn bóng, những biểu cảm trên khuôn mặt khá rõ nét, ngũ quan tinh xảo, cặp mắt truyền thần.
Thân thể có tỷ lệ cân đối, hình dáng ưu tú, thanh mỹ
Quần áo đều dùng y phục theo nghi thức người Hán, có khắc họa sắc nét và sinh động nếp gấp trên y phục, áo choàng ngoài khá rộng
Trước ngực có trang sức chuỗi ngọc, chuỗi hạt châu, điêu khắc rất nhẵn nhụi, sang trọng họa lệ và nhã nhặn
Phía dưới là tòa sen của Phật được thể hiện rất rõ ràng, cánh hoa được sắp xếp ngay ngắn và dày dặn, đây là một nét đặc sắc của thời đại này.
Đường viền mắt biến đổi như một làn sóng, khoảng cách ở giữa hai mắt khá rộng.
Lá quan có hình dáng khá cứng cáp, không chạm rỗng.
Đại Thành tựu giả




Tượng cao 72.5cm, Nguyên liệu: đồng vàng

Bức tượng “Đại Thành tựu giả” có búi tóc cao, đầu đội một chiếc miện có hình đầu lâu, khuôn mặt có nét giận dữ cau có, phần thân để trần, không mặc y phục, chỉ có một chuỗi châu quấn quanh người, dưới thân có một chiếc váy đính cườm, hai chân ngồi dáng yoga, hai chân cũng có chuỗi ngọc cuốn quanh. Bên ngoài khoắc một chiếc khăn lụa dài, phần cánh hoa sen phía dưới khá dày, xung quanh cánh hoa đều là những hoa văn tuyệt đẹp, loại hình thức hoa văn dạng này đã từng xuất hiện vào những năm cuối triều Minh, đến thời Khang Hy áp dụng tương đối nhiều hoa văn dạng này vào tượng Phật.




Phần đầu hơi nghiêng về phía bên trái, khăn lụa hai bên cánh tay bay lên, tạo một cảm lực mạnh mẽ, cho thấy lực lượng mãnh mẽ của “Đại Thành tựu giả” với những suy nghĩ linh hoạt kỳ ảo.

Lòng bàn tay phải hướng lên, tựa như đang nâng đỡ một vật vô hình. Phần tay trái đặt ở dưới có nâng chén, bên trong chén là bảo bình trường thọ Cam Lồ. Chiếc chén cầm trên tay và miện có hình đâu lâu ở trên liên hệ tới một câu chuyện tu hành của “Đại Thành tựu giả”.




“Đại Thành tựu giả” – Mahisidha là người tu hành Mật pháp đạt được thành tựu và có những đóng góp cho Mật pháp tại Ấn Độ. Vì thân phận đặc thù của họ, mà nhiều người trên thế gian thường hay nghi ngờ về những sắc thái thần bí. Pho tượng này có một trọng lượng rất lớn, dùng đồng đúc nguyên khối, chế tạo rất công phu tinh xảo.

Lục Độ mẫu




Cao 100 cm. Nguyên liệu: Tượng gỗ sơn kim

Tượng “Lục Độ mẫu” này có tư thế ngồi khá sinh động. Đỉnh đầu là búi tóc cao, phần còn lại của tóc rủ xuống hai bên vai, gương mặt tròn, thần thái hiền hòa, mặc áo choàng và váy lụa, trang sức được trạm khắc dọc theo y phục là những cuộn hoa tinh tế. Quanh thân đều là trang sức ngọc châu và khảm đá quý.




Bức tượng này có dáng ngồi với một chân ở trên tòa sen, một chân thả xuống, phía dưới của chân thả xuống cũng một đóa hoa sen. Tay trái để trước ngực làm thủ ấn, trong tay cần một cây sen, phần hoa nở rộ phía vai trái, hình dáng rất ưu nhã. “Lục Độ mẫu” được cho là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, tiếng Phạn gọi là Tara, còn được gọi là Thánh Cứu Độ Phật Mẫu. Bà có thể cứu 8 loại khổ nạn của con người: sư tử nạn, voi nạn, rắn nạn, thủy nạn, lao ngục nạn, tặc nạn, khổ nạn, và phi nhân nạn. Đồng thời, có thể đem 5 loại độc tính của con người là tham, sân, si, mạn, và nghi chuyển hóa bằng việc đi theo con đường tu luyện.

Thập Nhất Diện Quan Âm

Cao 67cm. Nguyên liệu: Đồng vàng khảm bảo thạch




Thập Nhất Diện Quan Âm khắc họa được một kỹ nghệ phi phàm khiến cho người xem phải rung động. Các cánh tay mở ra hai bên đều tăm tắp tựa như đuôi chim công. Trong truyện cổ Phật giáo “Tạc tượng lượng độ kinh” có một nói một chút về việc quỷ La Sát có mười đầu nên nó vô cùng cuồng vong tự đại, huênh hoang khinh thường, Quan Âm liền biến thành có 11 cái đầu để hàng phục nó.




Việc tạc 11 khuôn mặt đều phải sắp xếp và tuân theo một quy tắc khắt khe, tổng cộng chia 5 tầng, tầng trước là hình đầu Phật A Di Đà, 4 tầng tiếp theo có các gương mặt đều không giống nhau, được sắp xếp theo tầng thứ.


Điều quan trọng thứ hai chính là 8 cánh tay đều có một tỷ lệ hài hòa, mở rộng góc độ dần về phía sau lưng, những thế tay thủ ấn cực kỳ uyển chuyển và dày đặc, tạo nên một tiết tấu cho không gian.

Dưới thân là chiếc váy dài, y phục mỏng như cánh ve, văn dạng tinh tế được khắc từ vàng bạc. Hai chân đứng trên đài hoa sen với những cánh hoa đầy đặn làm nổi ra ngoài, có thể thấy đây là một chế tác hoàn hảo trong triều đại nhà Thanh.

Nguồn: DKN – Theo sohu.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *