Những khung cảnh “ngoài hành tinh” có thật trên Trái đất

Đây là những địa điểm hoàn toàn có thật trên Trái đất nhưng sở hữu vẻ đẹp kỳ lạ khiến bạn có cảm giác như đang ở hành tinh khác.

Hồ đốm ở phía tây của Osoyoos, Canada. Các điểm đốm lớn trên hồ xuất hiện có màu sắc khác nhau theo thành phần khoáng chất và lượng mưa theo mùa.

Río Tinto là một con sông ở phía tây nam Tây Ban Nha xuất hiện ở vùng núi Andalusia của Sierra Morena. Sông Rio Tinto có màu đỏ đậm là do sắt hòa tan trong nước.


Loài cây Yareta khổng lồ xanh có tuổi thọ tới 3.000 năm tuổi, xuất hiện ở vùng đồng cỏ Puna thuộc dãy Andes ở độ cao từ 3200 đến 4500m ở Peru.

Cấu trúc Richat, còn được gọi là Guelb er Richât, được ví như Con mắt của châu Phi hay Con mắt của Sahara. Nơi đây có đặc điểm hình tròn nổi bật ở cao nguyên Adrar,Sahara, gần Ouadane, Tây Bắc châu Phi.





Sinh vật phát sáng tại Vịnh Toyama (Nhật Bản) tạo nên khung cảnh đẹp mắt như ngoài Trái Đất ở xứ sở mặt trời mọc.

Mạch nước phun Fly Geyser tuyệt tác bí mật của vùng Nevada (Mỹ) cung cấp nước cho khoảng 30-40 ao nhỏ xung quanh và bao phủ diện tích khoảng 300m2.


Cánh cửa đến Địa ngục là một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Trong khi tiến hành khoan năm 1971, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí. Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70m.

Quần đảo Socotra, Yemen nằm ở phía tây bắc Ấn Độ Dương, dài 250 km bao gồm 4 hòn đảo chính và 2 đảo đá, là một trong những nơi quan trọng, đa dạng sinh học và khác biệt nhất trên thế giới.
 qc
Khu bảo tồn thiên nhiên Tsingy de Bemaraha, Madagascar đã được công nhận là di sản thế giới vào năm 1990 do sự độc đáo về địa hình địa lý, cùng hệ thiên nhiên, khu rừng ngập mặn với các loài chim hoang dã và vượn cáo hiếm có ở những nơi khác.

Hang động Obir Dripstone (Áo) với những thạch nhũ lâu năm và dòng nước trong xanh tạo khung cảnh tựa tiên cảnh.






Hang động ở đảo Staffa, Scotland nằm ở độ cao 21m và sâu hơn 64m, với khung cảnh ngoại mục được tạo thành từ hàng nghìn cột đá bazan lục giác kết hợp với nhau.

Hang động bên trong Vatnajökull, sông băng lớn nhất tại Iceland.


Hang động Naica ở Chihuahua (Mexico) là hang động pha lê lớn nhất thế giới, được hình thành do sự bay hơi cô đặc một lượng muối canxi trong nước.

Hồ Baikal (Nga) là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, được mệnh danh là nhà của hàng ngàn loài động thực vật, nhiều trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
Nguồn: Vietnamnet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *