Những hòn đảo quái dị: Tự tách-nhập, tự di chuyển, khóc lóc…

Trên Trái Đất có những hòn đảo vô cùng quái dị, thách đố mọi kiến thức khoa học. Có đảo tự tách rời rồi kết hợp lại, có đảo di chuyển giữa biển khơi, có đảo khóc lóc sướt mướt, còn có đảo chuyên môn sát hại tàu thuyền…

Trên Trái Đất có những hòn đảo vô cùng quái dị, thách đố mọi kiến thức khoa học. (Ảnh: Star Times)

1. Một hòn đảo có thể tách rời và kết hợp
Giữa Thái Bình Dương rộng lớn, có một hòn đảo rất kỳ lạ. Đôi khi nó sẽ tự tách ra thành 2, có lúc thì sẽ tự động hợp nhất thành 1 hòn đảo.Thời gian tách và hợp nhất là không có quy luật, ít thì từ 1 đến 2 ngày, nhiều thì 3 đến 4 ngày. Khi tách ra, 2 phần cách nhau khoảng 4m, khi kết hợp lại thì thành một tổng thể.

2. Đảo tử thần
Trên bờ biển phía Đông của Canada, có một hòn đảo cằn cỗi được gọi là “Đảo Shibaier”. Trên đảo, cỏ không mọc, chim không đậu, không có bất kỳ loài thực vật nào, chỉ có sỏi đá trơ trụi. Mỗi khi có tàu biển đến gần hòn đảo thì chiếc kim trên tàu sẽ đột ngột bị hỏng, cả con tàu sẽ bị hút vào hòn đảo như có ma lực, khiến cho tàu thuyền đụng phải đá ngầm và chìm xuống. Sự việc xảy ra giống hệt như bị tử thần thao túng. Nhiều nhà hàng hải vì quá hoảng sợ trước hòn đảo này nên đã đặt cho nó cái tên là “đảo tử thần”.

3. Hòn đảo có thể “đi du lịch”
Ở vùng biển Thái Bình Dương thuộc Đông Nam Canada, có một hòn đảo có hình dạng vòng cung như Trăng lưỡi liềm, nó có tên là Sable. Hòn đảo này dài 40km theo hướng từ Đông sang Tây, rộng khoảng 1,6km và diện tích chừng 80km2.

Đảo Sable. (Ảnh: Kỷ Lục)




Đảo Sable được xem là 1 trong 10 hòn đảo kỳ lạ nhất thế giới vì nó có khả năng thay đổi vị trí với tốc độ khá nhanh. Mỗi khi có gió biển nổi lên, hòn đảo lại bắt đầu cuộc hành trình của riêng mình. Theo quan sát, trong gần 200 năm qua hòn đảo này đã di chuyển được 20km. Có nghĩa là trung bình mỗi năm, đảo Sable “đi” được 100m.

Hòn đảo này cũng được mệnh danh là “nấm mồ Đại Tây Dương” hay “đảo quỷ” vì nó thường xuyên thay đổi vị trí nên đã khiến khoảng 500 chiếc thuyền chở khoảng 5.000 người bị đắm. 

Ở vùng biển Nam Cực của Nam bán cầu, cũng có một hòn đảo có thể “đi lại”, được gọi là đảo Bouvet. Nó sẽ tự động di chuyển mà không bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Năm 1793, nhà thám hiểm người Pháp Bouvet lần đầu tiên khám phá ra hòn đảo này và xác định vị trí chính xác của nó. Nhưng hơn 100 năm sau, khi đoàn thám hiểm Na Uy đổ bộ lên đảo, thì hòn đảo rộng 58km2 này đã dịch chuyển 2,5km về phía Tây. Chính xác thì điều gì đã khiến nó di chuyển như vậy thì vẫn còn là một bí ẩn.

Đảo Bouvet. (Ảnh: Kiến Thức)

4. Đảo biết khóc
Có một hòn đảo hoang nhỏ ở Thái Bình Dương, cả ngày lẫn đêm đều phát ra tiếng khóc lúc thì giống tiếng người sướt mướt, lúc thì như tiếng cầm thú tru, nghe rất thảm thiết, thê lương.




Những thủy thủ từng đi qua hòn đảo này đều cảm thấy rất hoang mang, vừa kỳ lạ vừa sợ hãi, nhiều người còn cảm thấy thương tâm, nhỏ lệ. Nhưng không ai biết vì sao hòn đảo này lại ngày đêm khóc không ngừng.

5. Đảo xoay tròn
Chuyện kể rằng trong một chuyến viễn du, các thủy thủ của một chiếc tàu chở hàng ở Hy Lạp đã phát hiện trên mặt biển cách họ khoảng 1km có một vật khổng lồ không ngừng xoay tròn.

Ban đầu, mọi người trong đoàn đều nghĩ đó là một loại siêu động vật biển. Nhưng khi tới gần, họ mới giật mình sửng sốt vì nó thực ra là một hòn đảo. Các thủy thủ kể lại rằng hòn đảo xoay rất nhanh, tốc độ chậm nhất của nó là 12 phút/vòng và nhanh nhất là 1 phút/vòng. Sau đó một số nhà nghiên cứu đã đến đây khảo sát, nhưng không có một kết luận nào đưa ra làm hài lòng mọi người.


6. Đảo ma
Ngày 10/7/1831, tại khu vực biển phía Tây Vương quốc Tonga, người ta phát hiện một hòn đảo nhỏ nhô lên khỏi mặt biển. Các nhà khoa học cho rằng nó nhô lên là do kết quả hoạt động của núi lửa dưới đáy biển. Cùng với sự phun trào của núi lửa, hòn đảo này cao dần lên và rộng dần ra. Lúc lớn nhất, nó cao tới 60m và có chu vi đến 5km.

Nhưng kỳ lạ là khi mọi người đang bàn luận về sự xuất hiện và dự định sẽ thám hiểm hòn đảo này thì nó đột nhiên biến mất. Nhưng vài năm sau, bất ngờ hòn đảo lại nhô lên mặt

Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *