Những hình ảnh hiếm hoi về rừng Amazon giữa thế kỷ 19

Hình ảnh rừng Amazon nguyên sơ ẩn hiện qua những khung hình đen trắng được xem như một món quà đặc biệt, đồng thời là bài học vô giá về việc bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất.

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-191-jpg

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-192

Trong một chuyến thám hiểm dài 5 tháng, từ cuối năm 1867 đến đầu năm 1868, nhiếp ảnh gia người Đức, Albert Frisch, đã ghi lại một vài hình ảnh về rừng rậm Amazon dưới góc nhìn thuần khiết, nguyên sơ nhất. Đây là lần đầu tiên thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng khu rừng nhiệt đới đầy bí ẩn này.

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-193nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-194




Để hoàn thành bộ ảnh này, Albert Frisch đã phải ngụy trang, đi bộ và chèo thuyền suốt quãng đường dài hơn 1.600 km. Trong chuyến đi, ông đã lưu lại những hình ảnh rõ nét nhất về cuộc sống của các bộ lạc và cư dân bản địa.

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-195nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-196nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-197nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-198

Nhiếp ảnh gia được giao nhiệm vụ khảo sát và ghi lại cuộc sống của các loài động, thực vật trong khu vực. Tổng cộng, ông thu thập được 35 loài thực vật, cùng một số hình ảnh về các loài cá và sinh vật nước ngọt.

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-199




Để tạo ra những bức ảnh ghi lại toàn cảnh nơi ở của cư dân khu vực rừng Amazon, ông Frisch đã sử dụng kỹ thuật chụp ảnh “collodion”. Đây là phương pháp chụp ảnh của thế kỷ 19, được các nhiếp ảnh gia ưa chuộng và áp dụng rộng rãi.

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-1910

Chiếc thuyền gỗ đơn sơ này là trợ thủ đắc lực của ông Albert Frisch trong những ngày thám hiểm khu rừng hoang sơ này.


nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-1911nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-1912

Dưới những mái nhà lá lụp xụp, đơn sơ, các bộ tộc địa phương cùng nhau sinh hoạt qua nhiều thế hệ, lấy rừng làm nguồn sống, đồng thời lấy việc bảo vệ rừng làm nghĩa vụ thiêng liêng.

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-1913




Khung cảnh hoang tàn đổ nát ở nhiều địa điểm như một lời tiên đoán về tình trạng phá hoại thiên nhiên của con người trong thế kỷ 21.

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-1914nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-1915

Những lát cắt về cuộc sống của người dân nơi đây được ca ngợi là điểm nhấn ấn tượng nhất của bộ ảnh. Hãng đấu giá Sotheby’s cho rằng bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Albert Frisch chính là tác phẩm thám hiểm khu vực Amazon thành công nhất. “Bố cục, góc độ và tầm nhìn thật sự rất phi thường”, bà Emily Bierman, Phó chủ tịch Sotheby’s nhấn mạnh.

nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-1916nhung-hinh-anh-hiem-hoi-ve-rung-amazon-giua-the-ky-1917

Năm 1869, bộ ảnh được công bố rộng rãi trên khắp thế giới. Sau gần hai thế kỷ gìn giữ, bộ ảnh độc nhất vô nhị này được bán đấu giá tại Sotheber’s với mức giá từ 70.000 USD đến 100.000 USD.

Nguồn:VGT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *