Các đại dịch kinh hoàng như bệnh dịch hạch, bệnh tả, và thậm chí cả HIV cũng làm thay đổi chúng ta. Thông tin chi tiết trong tài liệu của Sputnik.
Đầu tháng 3, các nhà khoa học Pháp đưa tin rằng, bệnh lao đã ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của loài người. Trong vài nghìn năm, con người đã tiếp xúc thường xuyên với tác nhân gây bệnh, kết quả là ngày nay loài người được bảo vệ tốt hơn khỏi căn bệnh nhiễm trùng chết người.
Các đại dịch kinh hoàng như bệnh dịch hạch, bệnh tả, và thậm chí cả HIV cũng làm thay đổi chúng ta. Thông tin chi tiết trong tài liệu của Sputnik.
Hai mặt của một đồng xu
Rất có thể, lần đầu tiên con người gặp vi khuẩn Lao (Bacille de Koch) vào thời đồ đá, khi mới làm chủ được lửa. Theo các nhà khoa học Australia, khói và tro bụi từ các đốm lửa, đặc biệt là bên trong các hang động, xâm nhập vào phổi của loài hominids cổ đại, gây viêm nhiễm và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Vi khuẩn gọi là Mycobacterium tuberculosis đã xâm nhập vào cơ thể người, mặc dù trước đây bệnh này chỉ lây lan giữa các loài động vật và không lây truyền qua các giọt nhỏ trong không khí.
Trong nhiều thiên niên kỷ, mầm bệnh đã đột biếnđể thích nghi tốt hơn với vật chủ, và vào cuối thế kỷ 19, nó đã giết chết vài triệu người mỗi năm.
Tuy nhiên, song song với điều đó đã diễn ra một quá trình khác. Trong các đợt dịch, người mang đột biến P1104A trong gen TYK2 thường không tránh được khỏi bệnh lao và có ít cơ hội sống sót nhất. Đột biến P1104A ảnh hưởng đến hoạt động của bạch cầu đơn nhân – tế bào đặc biệt của hệ thống miễn dịch – và khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Ngày nay, nhờ chọn lọc tự nhiên, trong quần thể người hầu như không có ai mang đột biến này.
Các nhà khoa học Pháp đưa ra kết luận này sau khi phân tích bộ gen của hàng nghìn người châu Âu trong thời Cổ đại và Trung cổ và so sánh chúng với dữ liệu của người hiện đại. Hóa ra là đột biến P1104A từng khá phổ biến ở các cư dân châu Âu. Tuy nhiên, khoảng hai nghìn năm trước, nó bắt đầu biến mất – đó là thời điểm bùng phát những ca nhiễm bệnh lao hàng loạt đầu tiên. Ví dụ, kết luận này được đưa ra theo kết quả phân tích phát sinh loài của các chủng trực khuẩn lao được phân lập từ các mẫu xác ướp Hungary thế kỷ 18.
Theo tính toán của các tác giả nghiên cứu, sau khi bệnh truyền nhiễm bắt đầu lây lan ở châu Âu, tần suất đột biến đã giảm mạnh – từ 10% ở thời kỳ đồ đồng xuống còn 2,9% hiện nay. Nhưng, như thường lệ, một đồng xu có hai mặt: những người mang đột biến P1104A thuộc nhóm có nguy cơ thấp mắc các bệnh tự miễn dịch và viêm nhiễm.
Bệnh dịch hạch có cải thiện sức khỏe toàn cầu không?
Một mầm bệnh nguy hiểm khác là trực khuẩn dịch hạch Yersinia pestis dường như đồng hành cùng con người từ thời kỳ đồ đá. Sự đột biến dẫn đến việc một loại vi khuẩn vô hại gây ra các vấn đề nhỏ về tiêu hóa biến thành một vi sinh vật chết người đã xảy ra trong bộ gen của nó khoảng mười nghìn năm trước. Biến thể này đã học cách xâm nhập vào phổi, nhanh chóng biến đổi và gây ra nhiều loại bệnh dịch cùng một lúc – bệnh dịch hạch, bệnh nhiễm trùng và bệnh phổi còn được gọi là bệnh dịch hạch viêm phổi.
Bệnh tả bắt đầu lây lan khắp thế giới, gây ra sáu trận đại dịch vào thế kỷ XIX, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Xuyên suốt lịch sử nhân loại, thế giới đến nay đã trải qua nhiều trận dịch hạch. Ví dụ, các nhà nghiên cứu Đức đã phân lập được mầm bệnh chết người từ hài cốt của những người cổ đại sống ở châu Âu cách đây khoảng 4-5 nghìn năm. Các nhà khoa học cho rằng, mầm bệnh này đã đến đó cùng với những người du mục di cư từ miền Trung lục địa Á-Âu đến Đông Âu.
Sau đó vi khuẩn này “quay trở lại” miền Trung lục địa Á-Âu. Và đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại đã bắt nguồn từ đó. Đây là Cái chết đen. Vào thế kỷ XIV đại dịch này đã giết chết gần một nửa dân số châu Âu.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Nam Carolina (Mỹ), những người sống sót sau trận dịch hạch thời Trung cổ là khỏe mạnh hơn so với những người sống ở châu Âu trước khi Cái chết Đen lây lan.
Hệ miễn dịch bẩm sinh giúp phòng tránh bệnh tả
Các nhà khoa học cho rằng, bệnh tả có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ; ở vùng châu thổ sông Hằng. Chính từ đây, căn bệnh này bắt đầu lây lan khắp thế giới, gây ra sáu trận đại dịch vào thế kỷ XIX, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Ngay cả ngày nay, theo WHO, mỗi năm có hơn một trăm nghìn người chết vì bệnh tả.
Đồng thời, các nhà khoa học từ Đại học Harvard (Mỹ) đã phát hiện ra rằng căn bệnh này ít được chẩn đoán nhất ở những cư dân của đồng bằng sông Hằng – người Ấn Độ và người Bangladesh. Cư dân vùng này đã tiếp xúc thường xuyên với tác nhân lây nhiễm trong thời gian hơn một nghìn năm. Điều đó đã gây ra những thay đổi trong DNA của những người này, và họ hầu như miễn nhiễm với bệnh tả. Trước hết, ở đây nói về các gen mã hóa các kênh kali giải phóng các ion clorua trong lòng ruột. Chính những xáo trộn trong hoạt động của các gen này ở những người bị nhiễm bệnh dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra, các bộ phận của bộ gen liên quan đến khả năng miễn dịch bẩm sinh cung cấp sự bảo vệ tự nhiên cho cư dân Thung lũng sông Hằng. Mặc dù khoảng một nửa số trẻ em địa phương nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae trước khi bước vào độ tuổi 15, chúng dễ dàng mang mầm bệnh hoặc hoàn toàn không bị bệnh.
Sự thích nghi bất ngờ
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng một trong những loại virus nguy hiểm nhất của thời đại chúng ta – HIV – có nguồn gốc từ Châu Phi.
Theo một giả thiết, bệnh nhân số 0″ bị nhiễm bệnh do ăn thịt tinh tinh hoang dã ở vùng miền trung châu Phi. Theo một giả thuyết khác, virus này xâm nhập vào cơ thể người từ một loài linh trưởng thuộc họ Cercopithecidae ở Tây Phi.
Dù thế nào đi chăng nữa, chính trong số những cư dân của vùng này, các nhà khoa học đã phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của một sự bảo vệ tự nhiên đang hình thành. Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu máu của nhiều bệnh nhân HIV từ Congo và phát hiện ra rằng, gần 4% trong số họ là những bệnh nhân có tải lượng virus thấp hoặc không thể phát hiện được trên lâm sàng mà không cần điều trị kháng retrovirus được gọi là những elite controller hoặc elite suppressor (ES).
Để so sánh: ở phần còn lại của thế giới, tỷ lệ này không vượt quá 1% tổng số người nhiễm HIV.
Các tác giả của công trình lưu ý, đột biến CCR5∆32 có liên quan đến khả năng kháng HIV, không phổ biến ở châu Phi. Vì thế rất có thể đây là những thay đổi trong bộ gen chưa được biết đến đã trở nên cố hữu trong dân cư địa phương. Theo một giả thuyết khác, mà các nhà nghiên cứu vẫn không loại trừ: ở Congo có một biến thể ít hung hãn hơn của virus này.
Nguồn: DV
- Italy đào được hũ tiền vàng hơn 1500 tuổi trị giá triệu đô dưới nền nhà hát cũ
- Bí ẩn pho tượng quý nằm trong hốc cây 1.021 năm tuổi
- Dùng mưu thâm kế hiểm này, Tư Mã Ý lừa Tào Sảng, cướp thiên hạ của nhà Tào Ngụy