Những bức tượng Dogu bí ẩn tại Nhật: Khắc họa sớm nhất về người ngoài hành tinh?

Có nhận định cho rằng tượng Dogu là những mô tả cổ xưa về giống người ngoài hành tinh từng hiện diện ở Nhật Bản.

2019718.1.1

Những bức tượng Dogu tại Nhật Bản. (Ảnh: Ancient Code)

2019718.1.2

Một bức tượng Dogu. (Ảnh: TurboSquid)

Dogu là những bức tượng hình người tương đối nhỏ được tạo ra vào cuối thời kỳ Jōmon, hay còn gọi là thời kỳ đồ đá mới ở Nhật Bản. Đây là thời tiền sử ở Nhật Bản (khoảng năm 14.000 trước Công nguyên (TCN) đến năm 400 TCN). Những bức tượng này có một số đặc điểm kỳ lạ, có lẽ chính điều này khiến chúng trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa độc đáo nhất hành tinh.




Vậy điều gì khiến tượng Dogu trở nên bí ẩn như vậy ?

Khi nhìn vào tượng Dogu, bạn có để ý thấy chúng giống như những hình người mặc một loại trang phục nào đó không? Một bộ đồ du hành vũ trụ? Các bức tượng được mô tả đang đội chiếc mũ sắt hoặc mang kính bảo hộ, một số có cái đầu “thon dài” kỳ lạ, và một số có đôi mắt hình quả hạnh. Đôi mắt được tạc luôn luôn không tương xứng tỷ lệ với cơ thể.

Nhưng điều thú vị nhất có lẽ là việc các bức tượng Dogu có ý nghĩa biểu tượng cho ‘Thần linh’.

2019718.1.3

Shakōki-dogū (遮光 器 土 偶) Tượng Dogu mắt lồi (năm 1000 – 400 TCN) tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo , Nhật Bản. (Ảnh: Wikimedia Commons )




Hầu hết tượng Dogu đều có ngực, eo nhỏ và mắt to. Nhiều người cho rằng chúng là biểu tượng của các nữ thần. Một số bức tượng khác có bụng lớn biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ mang thai, được người Jomon coi là mẫu thần.

Theo thông tin của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New york, Mỹ thì những bức tượng này “dường như có liên hệ với các nghi lễ sinh sản và nghi lễ pháp sư shaman”.

Những bức tượng Dogu được chế tạo từ đất sét, và có nhiều hình dạng thu hút. Những bức tượng này thường có khuôn mặt lớn, cánh tay nhỏ, bàn tay và thân hình nhỏ gọn. Một số khác dường như đeo kính hoặc có khuôn mặt hình trái tim.

Hầu hết tượng Dogu đều được gắn đồ trang trí trên mặt, ngực và vai. Gần như tất cả đều được phát hiện trong các ngôi mộ hoặc các vòng tròn đá, từ đó khiến người ta ngờ rằng chúng được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc pháp sư.




Các chuyên gia đã xác định được bốn loại tượng Dogu:

Kiểu “hình trái tim (hoặc lông mày lưỡi liềm)”
Kiểu “Cú sừng”
Kiểu “mắt lồi” (Shakōki-Dogu)
Kiểu “phụ nữ mang thai”

2019718.1.4

Các loại tượng Dogu. (Ảnh: cellcode.us)

Một thực tế thú vị khác là các bức tượng Dogu được cho là những bức tượng đặc thù của thời kỳ Jōmon, và chúng đã biến mất vào giai đoạn kế tiếp – thời kỳ Yayoi.

Liên quan đến đồ gốm thời kỳ Jomon, tùy vào khu vực và dạng thức khai quật mà những bức tượng tìm được có một số kiểu dáng khác nhau. Theo thông tin của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nhật Bản, cho đến nay các nhà nghiên cứu đã tìm được khoảng 15.000 bức tượng. Hầu hết những bức tượng Dogu đều được tìm thấy ở miền đông Nhật Bản, một số ít được tìm thấy ở miền tây.

Mặc dù trên thực tế nhiều ý kiến cho rằng các bức tượng này có liên hệ với các vị thần, nhưng mục đích chính xác của tượng Dogu là gì thì vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Rất có thể Dogu được sử dụng làm hình nộm để thực hiện một số ma thuật của các thầy phù thủy hoặc các pháp sư. Theo ghi chép của Timothy Insoll, tác giả cuốn sách “Bảo tàng văn hóa mới Jomon Hakodate, Minamikayabe, Nhật Bản”, thì có lẽ người xưa tin rằng có thể chuyển bệnh tật hoặc những điều không may sang Dogu, rồi đập vỡ bức tượng đi thì sẽ khỏi bệnh hoặc làm tan biến những điều bất hạnh khác.




Thần linh, hay Phi hành gia cổ đại?

2019718.1.5

Tượng Dogu ở Tajiri, tỉnh Miyagi, Nhật Bản, có niên đại năm 1000 – 400 TCN. (Ảnh: Wikimedia Commons )

Có điều gì đặc biệt ở đây?

Những người theo thuyết phi hành gia cổ đại đưa ra những lời giải thích khá thú vị. Họ cho rằng những bức tượng nhỏ này đại diện cho những du khách ở thế giới khác, những sinh vật ngoài hành tinh đã đến Trái đất hàng ngàn năm trước.

Những bức tượng Dogu có hình dáng giống con người nhưng chắc chắn không phải là con người. Bộ đồ bí ẩn mà những bức tượng này mặc, chiếc mũ sắt và thứ như là kính bảo hộ chỉ là một vài trong số những đặc điểm lạ lẫm đối với thời kỳ đó trong lịch sử loài người.

Điều này đặt ra một số câu hỏi thú vị: Có phải các nghệ thuật gia cổ đại đã nhìn thấy những sinh vật giống với Dogu? Hay là những bức tượng bí ẩn là kết quả của trí tưởng tượng của người cổ đại?


Với bản chất bí ẩn và đặc điểm kỳ lạ, tượng Dogu đã trở thành một trong vô số những lý thuyết gây tranh cãi. Theo Erich von Däniken, người đầu tiên đưa ra giả thuyết những nhà du hành vũ trụ cổ xưa vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 trong cuốn sách bán chạy “Chariots of the Gods (Cỗ xe ngựa của các vị thần)”, xuất bản năm 1968 thì tượng Dogu (trong sách còn gọi là tượng Tokomai Nhật Bản) “…có những chi tiết khá hiện đại, như những cái chốt hay mắt kính trên mũ bảo hộ”. Những chi tiết này không ăn khớp với thời điểm chúng được tạo ra.

Vậy tượng Dogu là biểu tượng của Thần linh hay phải chăng là một loài sinh vật ngoài hành tinh nào đó đã đến trái đất chúng ta từ hàng ngàn năm trước, đây vẫn là một ẩn số mà các nhà khoa học hiện nay chưa giải thích được.

Nguồn: Ancient Code

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *