Cho đến ngày nay, những thiết kế vượt thời gian của ông vẫn còn để lại nhiều câu hỏi hóc búa, chưa được giải đáp cho hậu thế.
Leonardo da Vinci (1452-1519), người Ý, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triệt học tự nhiên đại tài hiếm có của nhân loại.
Bức tự họa của Leonardo de Vinci được vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1512 – 1515.
Người ta vốn gọi ông ngắn gọn là Leonardo. “da Vinci” có nghĩa là “đến từ Vinci”, cùng là thành phố Vinci nơi ông sinh ra, thuộc tỉnh Firenze, phía Tây Empoli (Ý).
Ngoài là tác giả của vô vàn công trình điêu khắc, hội họa nổi tiếng như bức nàng Mona Lisa; ông còn là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình được thể hiện qua nhiều bản vẽ, mẫu thiết kế độc đáo và có ý nghĩa tham khảo, ứng dụng cho tới tận ngày nay.
Có niềm đam mê với hội họa cùng kiến thức tuyệt vời về thiết kế máy móc, Leonardo đã thiết kế vô vàn các trang thiết bị, máy móc mà đối với những người sống cùng thời ông – chúng là thứ hoang tưởng, điên rồ; nhưng nếu tham chiếu với thế giới ngày nay, thì đó chính là những khẩu súng máy, chiếc máy bay trực thăng, chiếc xe chở hàng hay chính là bộ đồ lặn.
Xe tăng
Mẫu xe tăng được làm dựa trên thiết kế của Leonardo được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học London (Anh).
Trước khi xe tăng được sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì Leonardo da Vinci đã mơ đến một cố xe bọc thép, di chuyển bằng các bánh xe cơ khí đồ sộ. Cỗ máy này rất tiếc chỉ vận hành được nhờ sức 8 người đàn ông đạp bên trong, vũ khí sẽ được chĩa ra ngoài thông qua khe hở của lớp vỏ thép.
Song loại xe bọc thép được cho là thủy tổ của xe tăng ngày nay này không được Da Vinci hiện thực hóa.
Bản thiết kế xe bọc thép có súng hạng nặng kì lạ.
Máy bay trực thăng
Bản thiết kế cỗ máy bay trên không.
Cảm hứng sáng tạo ra cỗ máy giúp con người bay lượn trên không như loài chim luôn là chủ đề ám ảnh Leonardo trong suốt quãng đời nghiên cứu. Cỗ máy trên se được vận hành bởi bốn người đàn ông chạy liên tục quanh trục chính, hệ thống cánh quạt đặc biệt phía trên sẽ quay đều và nâng tất cả lên cao giống như một chiếc ốc vít biết bay.
Song cũng như bản thiết kế xe bọc thép, thứ này chưa bao giờ được thử nghiệm ngoài thực tế bao giờ bởi khó khăn trong việc chế tạo và sử dụng.
Cỗ máy được cho là “trực thăng cổ đại” được vận hành bởi bốn người.
Dù
Một người tên Sebastien Lenormand là cha đẻ của chiếc dù hiện đại ngày nay. Song trước đó vài trăm năm, chính Leonardo da Vinci đã ấp ủ về chúng. Ông mô tả trong cuốn nhật ký của mình: “Nếu một người đàn ông có một cái lều làm bằng vải lanh được bít kín mọi lỗ hở, và nó được dẫn xuống và liên kết lại bằng 12 sợi dây có độ dài khoảng 23 feet (tương đương 7 mét), thì có thể ném mình xuống từ bất kì độ cao nào mà không phải chịu tổn thương”.
Năm 2000, 1 nguyên mẫu dù dựa theo thiết kế của da Vinci đã được Adrian Nichols làm ra và thử nghiệm ở độ cao 3.000 mét. Thật bất ngờ, Nichols nhấn mạnh: “Đó là một cú nhảy còn êm ái và dễ chịu hơn cả dù hiện đại”.
Mẫu dù do Leanardo da Vinci thiết kế.
Tàu bay
Mẫu tàu có cánh do da Vinci thiết kế.
Leanardo dành thời gian dài để nghiên cứu cách thức bay, lượn của các loài chim để thiết kế cô máy có cánh và dùng để chở con người trên không.
Bộ đồ lặn
Trong thời gian làm việc tại Venice vào năm 1500, thành phố của nước này đã là cảm hứng để de Vinci thiết kế một bộ đồ giúp còn người có thể đi lại dưới nước, hay thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng và bí mật lên tàu của đối phương.
Nó bao gồm một bộ đồ làm bằng da nhằm tránh thấm nước, mặt nạ túi khí gần tương tự như ngày nay. Hai đường ống gắn liền với mặt nạ được nối với một bộ phận hình chuông nổi bên trên mặt nước giúp người thợ lặn lấy được không khí.
Nguyên mẫu đồ lặn theo thiết kế sơ khai của da Vinci.
Robot hình người
Cho đến ngày nay thì không phải quốc gia nào cũng có đủ nhân lực và trí lực để làm ra robot hình người vận hành được. Song đối với da Vinci thì khác. Dưới sự bảo trợ của Công tước Sforza, da Vinci phát minh ra “Hiệp sĩ” bằng máy có thể vẫy tay, cử động cổ và thậm chí biết đóng, mở miệng.
Robot được điều khiển bằng dây tương tác với một tay quay và cơ cấu máy móc bên trong. Năm 2002, Mark Rosheim, một chuyên gia về robot trong khi xây dựng hệ thống robot cho NASA và Lockheed Martin, đã sử dụng ghi chép này của da Vinci để chế tạo.
Nguồn: Danviet