Trong các sách cổ của Trung Quốc đã sớm đề cập một cách có hệ thống những nhận thức về thiên văn học như: trái đất là vật thể hình tròn, quy luật và nguyên lý chuyển động của các hành tinh, cho đến quan hệ đối ứng giữa vũ trụ, trái đất và con người.
Người Trung Hoa xưa có hiểu biết sâu sắc về vũ trụ và con người
Quan sát mặt trời để xác định phương vị và dự báo thời tiết
Người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng ánh sáng mặt trời để đo phương vị như thế nào?
Trong “Địa quan tư đồ” có một đoạn giải thích như sau: Nơi mà bóng của mặt trời chiếu chính diện thì đó là vùng đất trung tâm. Khi mặt trời ở phía nam của vùng đất thì bóng ngắn, nóng hơn, khi mặt trời ở phía bắc của vùng đất thì bóng dài, lạnh hơn. Khi mặt trời ở phía đông của vùng đất, bóng nghiêng về hướng tây, nhiều gió, mặt trời chiếu về phía tây, bóng nghiêng về hướng đông, nhiều mây.
Từ xưa người Trung Quốc đã có thể dựa vào mặt trời để xác định phương vị và dự đoán thời tiết
Đoạn này có nghĩa là thông qua đo đạc bóng của mặt trời, người ta có thể xác định được đâu là vùng đất trung tâm, nếu là khu vực phía nam của vùng đất (gần với mặt trời) thì bóng mặt trời ngắn, khí hậu sẽ nóng bức, khu vực phía bắc của vùng đất (cách xa mặt trời) thì bóng mặt trời dài, khí hậu sẽ lạnh lẽo. Khu vực phía đông (trông thấy mặt trời sớm hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây đã là hoàng hôn), khí hậu hay có gió; nếu vị trí của vùng đất lệch về phía tây (trông thấy mặt trời muộn hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây mới là sáng sớm), khí hậu sẽ hay có mưa ẩm.
Lý giải chính xác hiện tượng Nhật thực – Nguyệt thực
Trong sách “Linh hiến” của Trung Quốc có cập đến nguyên nhân của hiện tượng nguyệt thực:
“Ánh sáng của mặt trăng sinh ra do mặt trời chiếu vào, phần không có ánh sáng của mặt trăng là do mặt trời bị che lấp. Hướng vào mặt trời thì ánh sáng đầy đủ, lại gần mặt trời thì ánh sáng tắt. Các vì sao được chiếu rọi, nhờ nước mà chuyển ánh sáng lấp lánh. Khi mặt trời mọc, ánh sáng thường không hợp, bị trái đất che mất nên yếu. Khi các vì sao ẩn đi thì xuất hiện nguyệt thực”. Đoạn này ý nói rằng bản thân mặt trăng không phát ra ánh sáng, mà do ánh mặt trời chiếu vào mặt trăng mới sinh ra ánh sáng. Mặt trăng sở dĩ xuất hiện một phần bị khuyết là bởi bộ phận đó không được mặt trời chiếu vào. Cho nên khi mặt trăng và mặt trời đối mặt nhau thì xuất hiện trăng tròn. Khi mặt trăng lại gần mặt trời thì phần trăng khuyết càng ngày càng lớn, cuối cùng hoàn toàn không nhìn thấy.
Nhờ quan sát mà người Trung Quốc có lý giải chính xác về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực
“Chu bễ toán kinh” cho rằng mặt trăng sở dĩ phát ánh sáng là do mặt trời chiếu vào mà sinh ra: “Mặt trời chiếu vào mặt trăng, sinh ra ánh sáng của mặt trăng, vậy nên trở thành minh nguyệt [trăng sáng]”. Kinh Phòng thời Tây Hán giải thích về mối quan hệ giữa mặt trời và mặt trăng và nguyên nhân sinh ra ánh sáng mặt trăng như sau: “Các nhà thiên văn học cho rằng mặt trời như viên bi, mặt trăng như tấm kính; hoặc ngược lại cho rằng mặt trăng như viên bi, chỗ được mặt trời chiếu vào thì sáng, chỗ không được chiếu thì tối”.
Trong “Khai nguyên chiêm kinh” thời Tây Hán, Lưu Hướng giải thích nguyên nhân của nhật thực như sau: “Nhật thực là do mặt trăng che”. Vương Sung thời Đông Hán trong “Luận Hành – thuyết nhật” đã nói một cách minh xác hơn: “Hoặc nói, nhật thực là do mặt trăng che mặt trời. Mặt trời ở trên, mặt trăng ở dưới che mất mặt trời”.
Trong “Minh Sử” cuốn Lịch thứ nhất, quyển thứ 31 cũng bàn luận về nguyệt thực như sau: “Phần tối ấy là cái bóng, bóng che mặt trăng, không có khác về sớm muộn cao thấp, tứ thời nhiều lần xuất hiện sự dị thường ấy. Ví như treo một viên bi đen trong phòng tối, bên trái thắp nến, bên phải treo một viên bi trắng, nếu ánh nến bao phủ lấy viên bi đen, thì viên bi trắng không nhận được ánh sáng. Người đứng quan sát ở các vị trí khác nhau thì hình ảnh khác nhau. Vậy nên nói nguyệt thực sai khác theo thời”.
Từ rất xa xưa, người Trung Quốc đã chú trọng quan sát bầu trời để tìm ra các quy luật trong sự vận hành của các hành tinh
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng bàn về hiện tượng nhật thực, cuốn sách viết rằng: “Đường đi của mặt trời và của mặt trăng có hai chỗ giao nhau, nếu đúng lúc giao nhau, thì bị ăn hết, nếu gần trước và sau lúc giao nhau, thì bị ăn nhưng chưa hết. Ngày này có hạn. Cũng có giới hạn về vị trí quan sát, giả dụ như ở Trung Quốc có nguyệt thực toàn phần, ở rìa thì trông thấy mặt trời khuyết một nửa, còn ở những nơi ngoài Trung Quốc thì mới giao chứ chưa ăn. Tại sao như vậy? Mặt trời như viên bi đỏ, mặt trăng như viên bi đen, hai viên bi cùng treo trên một đường thẳng, mặt trời ở trên mặt trăng ở dưới, khi ở dưới ngước nhìn lên, bi đen sẽ che bi đỏ, giống như bị ăn hết; còn quan sát ở biên thì có sai khác về xa gần, nên tỉ lệ bị ăn nhiều ít khác nhau”.
Qua đó ta thấy rằng từ rất xa xưa người Trung Quốc cổ đại đã nắm khá rõ nguyên lý của hiện tượng Nhật thực – Nguyệt thực. Điều này cho ta thấy họ đã có kiến thức về vũ trụ từ rất sớm.
Người Trung Quốc xưa rất coi trọng thiên văn
Viên Thiên Cương tinh thông thiên văn và toán học, mười cuốn toán học mà ông sáng tác đều trở thành sách giáo khoa thời nhà Đường. Một người khác là Lý Thuần Phong cũng rất tinh thông toán học và thiên văn. “Thôi bối đồ” của Lý Thuần Phong đã tính toán ra các sự việc xuyên suốt qua các triều đại từ sau thời nhà Đường, mà tượng thứ 44, 46 lại chính là nói về những sự việc hiện nay chưa xảy ra nhưng sắp phát sinh
Người Trung Quốc xưa đã xác định được rất nhiều chòm sao trên bầu trời (Ảnh: genK)
Trong Tam Đại: Hạ, Chu, Thương, đài quan sát sao trời có ở khắp nơi. Rất nhiều đài quan sát sao trên mặt đất được xây dựng đối ứng với các chòm sao, tinh tú trên thiên thượng.
Sau khi kiến lập Đại Tần, Thủy Hoàng Đế cho xây dựng các đài thiên văn khắp Đại Tần. “Hán thư – Địa lý chí” có gọi Du Lâm (Thiểm Tây) là “Trinh Lâm”. “Trinh” tức là “bói toán”, “chiêm tinh”, địa danh “Trinh Lâm” tức là các đài thiên văn nhiều như rừng. Dưới thời đế quốc Đại Tần, việc xây dựng các đài thiên văn đã đạt đến đỉnh cao. Thủy Hoàng Đế đem tất cả 332 chòm sao có thể quan sát, gọi tên được (1424 tinh tú) phỏng chiếu tinh tượng trên mặt đất, xây dựng thành các đài đất, hoặc hình tròn, hoặc hình ô van để biểu thị, tổng cộng 1424 đài chiêm tinh, diện tích phân bố 2,8 vạn km2. Phạm vi phân bố đài thiên văn, phía đông đến Hoàng Hà, phía tây đến Trường Thành Đại Biên, phía nam đến hạ du sông Tú Diên, phía bắc đến vùng đông bắc cao nguyên Ordos, chiếm quá nửa các quận thời Tần, là công trình to lớn phức tạp.
Trong “Thiên Tự Văn” – một cuốn sách phổ cập của học sinh tiểu học thời Trung Quốc cổ đại, câu đầu tiên là: “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, vân đằng trí vũ, lộ kết thành sương”, đều diễn giải về hiện tượng tự nhiên.
“Thiên địa huyền hoàng”, chỉ trời như như sắc xanh pha đen của lòng trắng trứng, đất như lòng đỏ. Điều này tương hợp với những học thuyết của Đạo gia như “trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” trong “Hỗn Thiên Nghi chú” và “Trời ôm lấy đất như lòng đỏ trong quả trứng, cho nên trời có chín tầng, đất thì tròn trịa, hoặc nói là đất tròn, đất ở trong trời, hình thể của nó tròn đầy, tương ứng với thiên độ…” trong “Minh Sử”.
Người Trung Hoa xưa đã có hiểu biết sâu sắc về mối liên hệ giữa con người với vũ trụ, thông qua nhận biết sự vận hành vũ trụ mà đoán biết được biến hóa của xã hội
Từ những tư liệu ở trên, có thể thấy người Trung Quốc xưa đã sớm biết rõ những nguyên lý, quy luật vận hành của thiên thể và vạn sự vạn vật để dự đoán các quy luật của xã hội. Sự vật động của vũ trụ và trái đất đều tuân theo các quy luật và vì chúng tồn tại trong một trường thống nhất nên có liên thông với nhau, vũ trụ thay đổi thì tất yếu dẫn tới sự thay đổi của các vật chất bên trong nó bao gồm cả trái đất. Vì thế bằng cách quan sát sự vận động của vũ trụ các nhà khoa học cổ đại trung quốc có thể tiên đoán được vận mệnh của nhân loại trong vòng vài trăm năm. Đây là điều mà khoa học hiện đại vẫn chưa đạt đến được.
Nguồn: DKN
- Xoay chuyển phong thủy,6 triều đại Trung quốc diệt vong
- Khai quật Tần lăng,phát hiện “thần vật” giúp Tần Thủy Hoàng bác chiến bách thắng
- 10 điều bạn có thể chưa biết về các kim tự tháp cổ đại của Trung quốc