Nhờ trí tuệ nhân tạo, NASA phát hiện 1 hành tinh mới trong ‘hệ mặt trời’ lân cận

Thứ 3 ngày 14/12, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã triệu tập một cuộc họp báo bất thường, tuyên bố về phát hiện mới nhất của kính viễn vọng vũ trụ Kepler. NASA cho biết, họ đã phát hiện được hành tinh thứ 8 trong một hệ mặt trời giống hệ mặt trời của chúng ta.

n1

Kepler-90, hay còn gọi là KOI-351, là một hằng tinh nằm ở chòm sao Draco. Trước đây chúng ta phát hiện được nó có 7 hành tinh, là hệ mặt trời có nhiều hành tinh nhất mà chúng ta biết cho đến hiện nay. Kính viễn vọng Kepler đã phát hiện thêm một hành tinh nữa ở xung quanh hằng tinh Kepler 90, như vậy hiện nay chúng ta biết hệ mặt trời này có ít nhất 8 hành tinh.

Trước đây chúng ta đã biết đến hằng tinh Kepler 90 và “hệ mặt trời” đó, nhưng các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh mới này thông qua trí tuệ nhân tạo của Google.
Hành tinh thứ 8 trong hệ mặt trời này có tên là Kepler 90i, ngôi sao mẹ Kepler 90 là một hằng tinh giống với Mặt Trời của chúng ta, cách Trái đất 2545 năm ánh sáng. Kepler 90i là một hành tinh nham thạch rất nóng, có chu kỳ quay xung quanh ngôi sao mẹ là 14,4 ngày .




Hành tinh này to hơn Trái Đất 30%, nhưng lại có quỹ đạo rất gần hành tinh mẹ, nhiệt độ trung bình trên bề mặt hành tinh là khoảng hơn 420 độ C, gần giống với sao Thủy. Ở phía rìa ngoài của hệ mặt trời này có một hành tinh tên là Kepler-90h, có quỹ đạo quay quanh ngôi sao mẹ gần giống với quỹ đạo Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

n2

Hành tinh Kepler-90i (ảnh: NASA)

Thông qua trí tuệ nhân tạo của Google (máy học) người ta tìm ra được Kepler 90i. NASA cho biết, các nhà khoa học của trung tâm nghiên cứu Ames, hội đồng khoa học ngành vật lý thiên thể cùng các kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) của Google, các chuyên gia của đại học Texas Mỹ đã sử dụng AI để phân tích những số liệu mà kính viễn vọng vũ trụ Kepler thu thập được.




Máy học là một phương pháp trí tuệ nhân tạo, trong đó máy vi tính tiến hành “học tập” với một lượng dữ liệu khổng lồ, thông qua “huấn luyện” mà tiến hành phân tích đối với số liệu mà kính viễn vọng vũ trụ Kepler thu thập được, tìm kiếm những tín hiệu tương tự với tín hiệu của một hành tinh. Máy vi tính đã phát hiện ra hành tinh mới Kepler-90i trong hệ mặt trời Kepler 90 này.

Sự việc này cho thấy rõ, tín hiệu của hệ hằng tinh Kepler 90 ẩn tàng trong những số liệu mà các nhà khoa học đã thu thập được. Nhưng vì có quá nhiều tín hiệu, nên các nhà khoa học không thể nào chú ý đến tất cả.

n3

Bên trái là hệ sao Kepler-90, bên phải là Hệ Mặt Trời, vòng to ngoài cùng bên phải là quỹ đạo của Trái Đất. (ảnh: NASA)





Ông Paul Hertz, người đứng đầu viện vật lý thiên thể của NASA nói: “Đúng như dự đoán, chúng tôi đã tìm được điều khiến người ta phải phấn khích ẩn giấu trong các số liệu mà kính viễn vọng Kepler phát hiện, chúng tôi đang chờ đợi những công cụ hoặc kỹ thuật chính xác hơn để phát hiện thêm. Phát hiện này cho thấy, số liệu mà chúng tôi đã thu thập được sẽ trở thành tài sản quý giá cho các nhân viên nghiên cứu trong tương lai.”

Mặc dù hệ mặt trời Kepler 90 không phải là nơi dễ tìm thấy sự sống, nhưng chúng ta cũng đã phát hiện trong vũ trụ còn tồn tại các “hệ mặt trời” khác với rất nhiều hành tinh, nên nhân loại vẫn có cơ hội rất cao trong việc tìm kiếm sự sống. Những phát hiện này cho thấy trong vũ trụ còn tồn tại rất nhiều hành tinh ngoài hệ mặt trời, ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Nguồn: Trithuc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *