Những nền văn minh vô cùng phát triển trong quá khứ từng nhiều lần bị chiến tranh hạt nhân hủy diệt, đại hồng thủy nhấn chìm. Khung cảnh lúc ấy thật kinh tâm động phách, là ký ức kinh hoàng không thể xóa nhòa…
Đại hồng thủy – dấu ấn khó quên trong lòng nhân loại
Trận đại hồng thủy đã từng là ký ức chung không thể xóa nhòa của tổ tiên nhân loại. (Ảnh minh họa qua Soha)
Có một sự trùng hợp đáng lưu ý là trong 254 dân tộc chủ yếu trên thế giới và 84 khu vực ngôn ngữ thì hầu như đều phát hiện các ghi chép về trận đại hồng thủy, hơn nữa các cảnh tượng được ghi chép lại giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Điều này nói rõ rằng, trận đại hồng thủy đã từng là ký ức chung không thể xóa nhòa của tổ tiên nhân loại, và chúng đã nhiều lần hủy diệt nền văn minh con người. Dưới đây là một vài ghi chép điển hình:
Các nhà khảo cổ học khai quật được một phiến đất sét cổ của người Sumer, trên đó có ghi chép thông tin về trận đại hồng thuỷ như sau: “Buổi sáng hôm đó, mưa mỗi lúc mỗi lớn. Tôi đã tận mắt chứng kiến những hạt mưa lớn dày đặc trong đêm. Khi tôi ngẩng đầu nhìn lên không trung, mức độ kinh hoàng không thể diễn tả bằng lời… Ngày thứ nhất, gió Nam thổi rít từng hồi. Khung cảnh lúc đó khiến mọi người nghĩ rằng chiến tranh đã bắt đầu, nên tất cả đều vội vàng tranh nhau chen lấn chạy trốn lên núi, tất cả đều liều mình chạy trốn, không ai còn để ý đến ai…”
Trong cuốn Thánh thư ‘Popol Vuh’ của nền văn minh Maya có đoạn: “Đại hồng thủy ập đến… Xung quanh biến thành một vùng đen kịt, mưa màu đen bắt đầu rơi. Trong cơn mưa như trút nước … mọi người liều mình chạy trốn… Họ trèo lên nóc nhà, thì nhà bị sập…, trèo lên ngọn cây thì cây lại rung khiến khiến họ rơi xuống. Nhiều người vào hang trú ẩn nhưng hang cũng sập… Cứ như thế nhân loại tuyệt diệt hoàn toàn.”
Cuốn ‘Sử thi Gilgamesh’ của Babylon cổ đại có chép: “Nước lũ kèm theo cuồng phong, gần như chỉ trong một đêm đã ngập hết đất bằng và đồi núi thấp trên đất liền. Chỉ những người sống trên núi và những người chạy lên núi cao mới có thể sống sót…” Đây là bộ sử thi có ghi chép đầy đủ nhất về sự kiện đại hồng thủy trong tư liệu lịch sử nhân loại hiện nay, bởi vì nó được kể lại bởi những người may mắn sống sót sau trận đại hồng thủy.
Còn trong cuốn cổ thư ‘Chīmalpopōca’ của Mexico ghi lại: Lúc đó, “bầu trời dường như đến gần mặt đất, chỉ trong vòng 1 ngày, tất cả đều chìm trong hồng thủy chết sạch…”
Chiến tranh hạt nhân hủy diệt các nền văn minh
Không chỉ đại hồng thủy mà đại tai kiếp hủy diệt nhân loại còn có những hình thức khác, một trong số đó là vũ khí hạt nhân. Trong sử thi ‘Mahabarata’ của Ấn Độ có miêu tả về cuộc chiến tranh đoạt vương vị giữa bộ tộc Pandava và Kaurava. Người ta cho rằng các sự kiện lịch sử được ghi chép trong cuốn sách đã diễn ra cách chúng ta ít nhất 5.000 năm.
Sử thi miêu tả về cuộc chiến thứ nhất như sau: “Adwattan dũng cảm, lái chiếc Vimana (giống như máy bay)… bắn ra ‘Agneya’ (một loại vũ khí giống như tên lửa)… bao quanh kẻ thù bằng những mũi tên dày đặc, rực lửa, giống như một cơn mưa xối xả, uy lực vô tận. Chỉ trong nháy mắt, phía trên Pandava hình thành một bóng đen dày đặc rồi bầu trời trở nên tối sầm lại.
Chiến tranh hạt nhân là một trong những nguyên nhân khiến các nền văn mình tiền sử lụi tàn. (Ảnh minh họa qua Kiến Thức)
Trong bóng tối đó, tất cả la bàn đều mất tác dụng, lúc sau bắt đầu nổi lên cuồng phong mãnh liệt, gào thét, mang theo đất cát, tro bụi, chim chóc kêu điên cuồng… dường như trời long đất lở… Mặt Trời giống như chập chờn trên không trung. Loại vũ khí này tỏa ra sức nóng khủng khiếp, khiến núi chuyển đất rung, trong một vùng rộng lớn, nước sông sôi trào, tất cả tôm cá bị chết bỏng, động vật đều bị thiêu rụi và biến dạng,… Lúc tên lửa phát nổ như sấm rền, binh lính quân địch bị thiêu rụi như thân cây cháy đen.”
Cuộc chiến thứ 2 diễn ra còn kinh hoàng hơn: “Gurkha lái một chiếc Vimana (máy bay) nhằm vào 3 thành phố của địch mà phóng tên lửa. Loại vũ khí này sáng như vạn Mặt Trời, dường như nó có sức mạnh của vũ trụ, tạo ra cột khói lửa cuồn cuộn bốc lên không trung, đáng sợ vô cùng… Thi thể quân địch bị thiêu rụi đến không thể nhận ra, ngay cả móng tay, lông tóc đều bong tróc ra, chim chóc đang bay lượn bị nhiệt độ cao thiêu đốt, gốm sứ trên mặt đất vỡ tung…”
Hiện nay, ở thượng nguồn sông Hằng nơi diễn ra các cuộc chiến nói trên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều tàn tích cháy xém. Khi các chuyên gia gắn những khối nham thạch lớn trong tàn tích này lại với nhau, người ta thấy rằng chúng đã bị nóng chảy bởi nhiệt độ cao. Mọi người đều biết, để nham thạch nóng chảy thì nhiệt độ thấp nhất cũng phải tới 1.800 độ C, những đám cháy thông thường hoàn toàn không thể đạt đến nhiệt độ này, chỉ có những vụ nổ hạt nhân như bom nguyên tử mới có thể đạt đến nhiệt độ cao như vậy!
Ngoài ra, trong khu rừng nguyên sinh Deccan, Ấn Độ người ta còn tìm thấy nhiều tàn tích cháy xém. Các bức tường thành phế tích đã bị thủy tinh hóa, bề mặt sáng bóng trơn trượt như pha lê, những bề mặt nội thất bằng đá trong thành cũng bị thủy tinh hóa, đó là kết quả hình thành khi nham thạch nóng chảy ở nhiệt độ cao bị làm nguội đột ngột. Điều đặc biệt là loại ‘đá thủy tinh’ trong khu phế tích này lại giống hệt như ‘đá thủy tinh’ ở bãi thử hạt nhân ngày nay.
Ngoài Ấn Độ, những tàn tích thủy tinh hóa tương tự cũng đã được tìm thấy ở sa mạc Gobi, sa mạc Sahara, Babylon… Như vậy ngoại trừ lý do thời tiền sử đã diễn ra các cuộc chiến tranh hạt nhân, và các nền văn minh theo đó bị hủy diệt, thì hiện tại không có lý do nào hợp lý hơn để giải thích những hiện tượng này.
Vậy vì sao nhân loại lại xuất hiện những trận đại kiếp nạn hủy diệt này, và mốc thời gian nào những đại kiếp này sẽ phát sinh? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
(Còn tiếp)
Nguồn: TH – Theo zhengjian.org
- Tiên tri trăm năm trước của Tesla được chứng nghiệm: Trái đất là một nơi thí nghiệm
- Nhìn thế giới qua con mắt thứ 3 (P1): Phá giải bí ẩn sự hình thành dầu mỏ
- Bí ẩn “đảo trên mây”: Thực hư nơi khủng long vẫn tung tăng đi lại?