Nhiều thiên thể khổng lồ biến mất một cách bí ẩn, không xác định được nguyên nhân

Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn học đã nhận ra rằng nhiều ngôi sao và thiên thể đã biến mất một cách bí ẩn mà không để lại dấu vết.

Một ngôi sao khổng lồ đã biến mất một cách bí ẩn
Các nhà thiên văn học cho biết một ngôi sao lớn dường như đã biến mất một cách bí ẩn khỏi một thiên hà xa xôi.

Ngôi sao này là một phần của thiên hà Kinman Dwarf, còn được gọi là PHL 293B. Thiên hà cách Trái đất khoảng 75 triệu năm ánh sáng. Nó nằm trong chòm sao Bảo Bình. Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ NASA cho biết: Chòm sao là “một nhóm các ngôi sao tạo thành một hình dạng cụ thể trên bầu trời”.

Hình minh họa này cho thấy ngôi sao biến quang xanh sáng trong thiên hà Kinman Dwarf trông như thế nào trước khi biến mất bí ẩn. (Nguồn ảnh: European Southern Observatory/L. Calçada)




Trước đây, hình ảnh về thiên hà Kinman Dwarf đã được chụp bởi một máy ảnh gắn với Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA. Nhưng vì thiên hà ở rất xa nên các nhà nghiên cứu không thể quan sát rõ ràng từng ngôi sao của nó.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn đã xác định được những “dấu hiệu” quan trọng cho thấy ngôi sao lớn tồn tại trong thiên hà. Bây giờ họ đang tìm kiếm câu trả lời về lý do tại sao những dấu hiệu này không còn được nhìn thấy nữa.

Một nhóm các nhà khoa học từ Đài thiên văn Nam châu Âu cho biết họ đã quan sát ngôi sao bằng Kính viễn vọng Rất lớn, VLT, trong ít nhất 10 năm. Đài thiên văn có trụ sở tại Chile, cung cấp hỗ trợ thiên văn học cho các nước châu Âu.

Nhóm nghiên cứu cho biết các quan sát của họ nhiều lần cho thấy bằng chứng cho thấy thiên hà Kinman Dwarf có chứa ngôi sao khổng lồ này, ước tính sáng hơn mặt trời của chúng ta khoảng 2,5 triệu lần.




Người đứng đầu dự án là Andrew Allan, một nghiên cứu sinh tiến sĩ về vật lý thiên văn tại Trường đại học Trinity Dublin của Ireland cho biết các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu thêm về cách các ngôi sao lớn kết thúc cuộc đời của chúng. Vật thể khổng lồ được quan sát trong thiên hà Kinman Dwarf dường như là mục tiêu hoàn hảo.
Nhưng khi các nhà thiên văn quay Kính viễn vọng VLT về phía thiên hà xa xôi vào năm 2019, họ không còn tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của ngôi sao lớn nữa. “Thay vào đó, chúng tôi rất ngạc nhiên rằng ngôi sao đã biến mất”, Allan nói trong một tuyên bố.

Những ngôi sao tương tự trải qua những thay đổi lớn thường tạo ra một số dấu hiệu. Vì vậy, nhóm đã thử tìm kiếm thêm nhiều lần bằng các thiết bị khác nhau, nhưng vẫn không tìm thấy dấu hiệu của ngôi sao.




Allan nói: “Sẽ là rất bất thường nếu một ngôi sao lớn như vậy biến mất mà không tạo ra một vụ nổ siêu tân tinh sáng.

Các nhà thiên văn hiện đang khám phá hai khả năng. Thứ nhất là ngôi sao có thể trở nên kém sáng hơn và có thể bị bụi che một phần. Khả năng khác là nó sụp đổ thành một lỗ đen mà không tạo ra siêu tân tinh.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu ngôi sao sụp đổ thành một lỗ đen, đó sẽ là một kết thúc rất bất thường. “Đây sẽ là một sự kiện hiếm có: sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về cách thức các ngôi sao khối lượng lớn chết cho thấy hầu hết chúng kết thúc cuộc đời của mình trong một siêu tân tinh”, một tuyên bố do Đài thiên văn Nam Âu (ESO) đưa ra.

Nhiều chuẩn tinh khổng lồ biến mất một cách bí ẩn
Trước đó, theo một báo cáo từ trang web thiên văn học Skyandtelescope, các nhà thiên văn đã nhận thấy rằng sau 13 năm quan sát, thiên thể SDSS J1011 + 5442 đã biến mất và không thể xác định được nguyên nhân.




Điều đặc biệt gây sốc cho các nhà thiên văn học là các chuẩn tinh khác, bao gồm SDSS J0159 + 0033 sáng, Mrk 590 mờ, Mrk 1018 và NGC 7603, cũng đã biến mất. Không có tín hiệu nào có thể được phát hiện từ các phần mở rộng mà chúng chiếm giữ ban đầu trong không gian. Thay vào đó, ở vị trí của chúng là những hình ảnh quang phổ của các thiên hà bình thường.
Báo cáo đã sử dụng SDSS J1011 + 5442 làm ví dụ. Chuẩn tinh này được phát hiện bởi Sloan Digital Sky Survey (SDSS) vào năm 2002. SDSS là một dự án nghiên cứu quan sát dịch chuyển đỏ do Đài quan sát Apache Point ở New Mexico, Hoa Kỳ thực hiện, sử dụng kính thiên văn đường kính 2,5 mét. Nó tiết lộ các tín hiệu mà các lỗ đen siêu lớn phát ra khi nhấn chìm các chất khác.

Sau đó, các nhà thiên văn học sử dụng SDSS cũng như các thiết bị khác, chẳng hạn như Vệ tinh Khảo sát Hồng ngoại Diện rộng (WISE), Kính viễn vọng Trung tâm Nghiên cứu Tiểu hành tinh Gần Trái đất Lincoln (LINEAR), Khảo sát Bầu trời Catalina, v.v. để quan sát SDSS J1011 + 5442. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng độ sáng của chuẩn tinh liên tục mờ đi trong khoảng thời gian vài năm. Vào năm 2015, các nhà thiên văn học tại Đại học Bang Pennsylvania phát hiện ra rằng SDSS J1011 + 5442 không còn phát ra tín hiệu từ vị trí của nó trong không gian. Nói cách khác, SDSS J1011 + 5442 đã biến mất. Các thiên hà bình thường đã thay thế nó.




Không xác định được nguyên nhân biến mất của các chuẩn tinh

Các nhà thiên văn học luôn hiểu chuẩn tinh là biểu hiện của lỗ đen, đặc biệt là những lỗ đen như SDSS J1011 + 5442, có tín hiệu cho thấy chúng là lỗ đen siêu lớn có khối lượng gấp 5.000 lần mặt trời. Khi cố gắng xác định lý do cho sự biến mất của chúng, các nhà khoa học đã khó chấp nhận lời giải thích rằng các lỗ đen siêu lớn sẽ nhanh chóng chuyển từ trạng thái “hoạt động” sang trạng thái “tĩnh”.


Họ cho rằng sự biến mất của tín hiệu chuẩn tinh có thể là do các đám mây bụi trong không gian chặn tín hiệu. Tuy nhiên, các chuẩn tinh siêu lớn này không thể dễ dàng bị che phủ hoàn toàn bởi các đám mây bụi nhỏ.
Jessie Runnoe thuộc Đại học Bang Pennsylvania giải thích rằng sử dụng kích thước của đĩa hấp thụ của lỗ đen, các chuẩn tinh này sẽ cần 800 năm trước khi chúng ngừng phát tín hiệu; chúng không nên chỉ biến mất trước mắt chúng ta trong khoảng thời gian 10 năm ngắn ngủi. Hơn nữa, nhiều chuẩn tinh (hoặc lỗ đen) tương tự cũng đã biến mất.

Các nhà thiên văn hiện đang tiếp tục quan sát không gian nơi từng có những thiên thể này, với hy vọng tìm ra lời giải thích có thể chấp nhận được.

Nguồn: NTDVN – Theo VOA/Pureinsight

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *