Nhét bạc vào hậu môn: Tuyệt chiêu biển thủ tinh vi của quan trông coi ngân khố thời xưa

Những người trông coi ngân khố còn huấn luyện cho con cháu phương pháp này từ nhỏ để chúng có thể tuồn 6, 7 nén bạc to ra ngoài trong mỗi lần khai kho.

Trong mỗi triều đại, các vua chúa đều có một ngân khố riêng – nơi cất chứa và lưu trữ rất nhiều vàng bạc, châu báu của một quốc gia. Số lượng vàng bạc, châu báu trong ngân khố càng nhiều thì chứng tỏ quốc gia đó càng giàu có và lớn mạnh. Cũng chính vì thế mà công việc trông coi quốc khố được xem là một công việc “béo bở” giúp nhiều người có thể giàu lên một cách nhanh chóng.

Trước triều đại nhà Thanh, triều đình thu thuế bằng lương thực nhưng từ khi nhà Thanh lên nắm quyền thì tất cả người dân đều phải nộp thuế bằng những cắc bạc.

Tất cả mọi loại thuế từ dân nộp lên đều nộp bằng những cắc bạc vụn rồi sau đó được triều đình thu gom lại để nung, ép thành những thỏi bạc óng ánh, đẹp đẽ. Dần dần ngân khố triều đình đầy ắp bạc thỏi, nhiều đến mức một số quan trông coi lấy đi một vài thỏi cũng không ai hay biết.

Ảnh minh họa những thỏi bạc xưa

Để phòng ngừa việc hao hụt và mất cắp ngân lượng, triều đình đã đưa ra nhiều biện pháp nghiêm cấm, răn đe cũng như trừng trị nghiêm khắc những kẻ ăn cắp.

Đầu tiên, tất cả những ai tiến vào kho ngân khố đều phải cởi sạch quần áo và đi vào với thân hình trần truồng “không mảnh vải che thân”. Sau khi bước ra, họ còn phải trải qua một bước kiểm tra nghiêm ngặt hơn nữa như kiểm tra miệng, họng…

Nếu bị phát hiện, kẻ ăn cắp bạc sẽ phải chịu đựng những cực hình tra tấn đau đớn cho tới lúc chết.

Ảnh minh họa

Nhưng sự thật chứng minh, vì tiền con người có thể bất chấp tất cả. Dù biết trước nếu thất bại sẽ chết rất đau đớn nhưng có người vẫn làm vì họ biết rằng nếu biển thủ trót lọt thì có thể sung sướng giàu sang cả đời.

Ngay cả với những biện pháp tưởng như là vô cùng nghiêm ngặt và khó có thể ăn trộm trót lọt thế nhưng hàng năm vẫn có hàng trăm thỏi bạc được tuồn ra bên ngoài.

Các kẻ biển thủ ngân khố đã vất vả nghiên cứu mày mò qua rất nhiều phương pháp khác nhau. Cuối cùng họ đã tìm được phương pháp giấu bạc trong hậu môn.

Ở thời nhà Thanh có truyền thống “cha truyền con nối”, nói cách đơn giản hơn đó chính là khi người cha về hưu đứa con sẽ lên thay vị trí của cha mình. Chính vì thế, ngay từ nhỏ những người trông coi ngân khố đã rèn luyện cho con cháu của mình những kỹ năng cơ bản về phương pháp giấu bạc ở hậu môn để những đứa trẻ có thể làm quen và dần dần thích ứng.

Có như vậy, sau này khi kế tục sự nghiệp của cha mình họ có thể nhanh chóng và thuần thục đưa bạc tuồn ra ngoài. Nhiều người còn kể lại rằng những người được huấn luyện giỏi từ nhỏ có thể mang được 10 thỏi bạc ra bên ngoài bằng hậu môn trong khi đó người bình thường chỉ mang được 7, 8 thỏi bạc là cùng.

Mỗi tháng, triều đình bắt buộc phải khai kho 9 lần, mỗi lần những người quản kho có thể lấy được đến 7, 8 thỏi bạc. Trung bình mỗi năm, những người này có thể biển thủ được bốn, năm trăm thỏi bạc, giúp họ có thể sống ấm no trọn đời. Đó là lí do vì sao vẫn có nhiều người vẫn bất chấp làm công việc nguy hiểm này.

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc không hiểu những thỏi bạc lớn như vậy sao có thể nhét qua được vào hậu môn? Tất nhiên người bình thường chúng ta thì sẽ không bao giờ có thể nhét vừa được những thỏi bạc này.

Những người được huấn luyện bài bản lúc đầu sẽ tập nhét bằng những quả trứng gà bởi vì vỏ của những quả trứng sẽ mướt, bóng nên sẽ dễ dàng đẩy qua lỗ hậu môn hơn.

Sau đó mức độ khó sẽ tăng dần lên bằng việc nhét vào hậu môn trứng vịt rồi trứng ngỗng và sau cùng là thay bằng những viên bi thép. Họ sẽ phải cố gắng nhét vào khoảng 10 – 12 viên bi thép vào lỗ hậu môn. Nếu bài tập này thành công thì đồng nghĩa với việc họ có thể bắt đầu công việc biển thủ bạc.

Những người quản kho đặc biết thích trộm những thỏi bạc Giang Tây nhất bởi vì nó bóng mịn và dễ dàng nhét vào hậu môn.

Tuy nhiên thì ông trời luôn rất công bằng, những quan trông coi ngân khố thực hiện việc trộm bạc bằng hậu môn này cũng phải trả một cái giá cho lòng tham của họ khi về già.


Bởi vì khi còn trẻ họ đã nhét quá nhiều bạc vào hậu môn dẫn đến tình trang viêm loét, lâu ngày chuyển thành nhiều căn bệnh nghiệm trọng, đặc biệt là căn bệnh trĩ. Cộng với cơ sở ý tế thời xưa còn nghèo nàn, lạc hậu cho nên nhiều trường hợp không được chữa trị kịp thời dẫn đến tử vong. Liệu rằng cái giá này có quá đắt cho những gì họ đã làm?

Nhiều quan trông coi dù biết trước hậu quả của công việc này nhưng họ vẫn bất chấp tất cả. Con người chúng ta từ xưa đến nay vẫn vậy, khi đứng trước tiền tài, danh vọng thì lòng tham sẽ trỗi dậy, bất chấp dù đó là việc làm trái với luân thường đạo lý.

Nguồn: TCP

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *