Một trong những vấn đề mà nhân loại từ xưa tới nay luôn đi tìm kiếm: đó là sự bất tử. Vậy rốt cuộc con người có thể sống được bao lâu, và liệu có thể trường sinh bất lão không?
Tại sao con người già đi?
Theo y học và sinh học hiện đại, tế bào của cơ thể người là yếu tố cơ bản nhất tạo thành sinh mệnh. Sự trưởng thành, lão hóa, bệnh tật và cái chết của con người đều liên quan đến nó.
Con người có thể trường sinh bất tử không? (Ảnh: Pexel)
Trong cơ thể người có khoảng 40 nghìn tỷ đến 60 nghìn tỷ tế bào, được chia thành hơn 200 loại. Có thể nói, mọi thời khắc trong cơ thể người có một số bộ phận luôn diễn ra quá trình phân tách tế bào và tự thay mới. Các tế bào khác nhau có số lần phân tách khác nhau. Tế bào ruột non 2-3 ngày phân tách một lần, tế bào đầu lưỡi vị giác 10 ngày phân tách một lần, tế bào biểu bì khoảng 28 ngày phân tách một lần, v.v.
Di truyền học trong sinh học đã phát hiện rằng mỗi loại tế bào có tuổi thọ giới hạn nhất định. Khi đạt đến giới hạn này, không có lượng dinh dưỡng và môi trường nào có thể ngăn cản nó khỏi quá trình đào thải theo quy luật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên bào sợi của con người chỉ có thể phân chia tối đa 50 thế hệ, nguyên bào sợi của chuột chỉ có thể phân chia 18 thế hệ, nguyên bào sợi của rùa có thể phân chia 110 thế hệ, v.v. Một khi các tế bào ngừng phân chia, các cơ quan liên quan trong cơ thể sẽ có dấu hiệu lão hóa và rối loạn chức năng.
Nói một cách đơn giản, cơ thể con người có một số lần phân chia tế bào, và vượt quá con số này, cơ thể con người sẽ già yếu và chết đi.
Cơ thể con người có một số lần phân chia tế bào, và vượt quá con số này, cơ thể con người sẽ già yếu và chết đi (Ảnh: pixabay)
Vậy điều gì quyết định số lần phân chia tế bào? Nếu chúng ta có thể kéo dài số lần phân chia tế bào, liệu chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ không?
Phân chia tế bào
Trước khi tế bào phân chia, chúng sẽ thực hiện quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể, tức là sao chép DNA, vì các tín tức cấu tạo nên các thành phần của cơ thể được lưu trữ trong các nhiễm sắc thể, và nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các đoạn DNA. DNA khá phức tạp, trong toàn thể DNA polyme, có thể có hàng triệu nucleotide liên kết mang theo vô số bazơ khác nhau. Ví dụ, trong nhiễm sắc thể số 1 lớn nhất trong tế bào người, có 220 triệu cặp bazơ khác nhau, các cặp bazơ này được sắp xếp dọc theo chuỗi dài của DNA để tạo thành mã di truyền. Do đó, mỗi DNA là một cuốn sách mã di truyền phức tạp, chứa vô số thông tin, có 3 tỷ mã di truyền trong DNA của con người. Quả là chữ số thiên văn. Vì vậy, để hoàn thành quá trình sao chép chính xác và chi tiết như vậy, DNA có rất nhiều quá trình khi sao chép, cũng như các cơ chế sửa lỗi để đảm bảo rằng, toàn bộ quá trình sao chép được chính xác. Nếu không, trong quá trình sao chép xảy ra đột biến, thì sinh mệnh sẽ biến thành quái thai, và các cơ quan khác nhau của cơ thể không thể phối hợp hoạt động cùng nhau một cách hữu cơ, và sẽ sớm chết. Tóm lại, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
DNA có rất nhiều quá trình khi sao chép, cũng như các cơ chế sửa lỗi để đảm bảo rằng, toàn bộ quá trình sao chép được chính xác (Ảnh: pixabay)
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng DNA bị hao mòn trong quá trình sao chép, giống như một mảnh phấn, cứ ngắn dần sau mỗi lần vẽ, càng vẽ lại càng ngắn. Các nhà khoa học đã từng bối rối, điều này lẽ nào không gây ra sự mất thông tin di truyền và đột biến lớn của cơ thể? Sau này, cuối cùng họ cũng giải được bí ẩn, từ đó đưa ra một khái niệm mới – telomere.
Telomere
Khái niệm về telomere nghĩa là đoạn lặp lại nằm ở cuối DNA, được sử dụng đặc biệt để làm hao mòn quá trình nhân đôi DNA, trong quá trình phân chia tế bào, các telomere có chức năng ngăn cản sự dung hợp, tái tổ hợp và thoái hóa nhiễm sắc thể. Trong cơ thể người, các telomere dần ngắn lại khi các tế bào tiếp tục phân chia. Các nghiên cứu về nuôi cấy tế bào đã chỉ ra rằng, khi các telomere quá ngắn để bảo vệ nhiễm sắc thể khỏi bị hư hại, các tế bào sẽ ngừng phân chia, hoặc trở nên không ổn định, và cuối cùng là thay thế. Telomere giống như ngọn nến của sinh mệnh, khi dùng hết thì sự sống cũng dùng hết.
Nhà sinh vật học người Mỹ Leonard Hayflick đề xuất lý thuyết giới hạn phân chia tế bào, còn được gọi là ‘giới hạn Hayflick’. Ông tin rằng giới hạn phân chia tế bào của con người là khoảng 50 lần.
Nhà sinh vật học người Mỹ Leonard Hayflick (Ảnh: chụp màn hình video)
Tuy nhiên, có thể có người hỏi rằng, giả sử một người có thể sống đến 90 tuổi, khi đến tuổi 30, sau khi 1/3 telomere hao mòn, anh sinh con, thì em bé này thừa hưởng DNA của người cha, có thể nói em bé này chỉ có thể sống tới 60 tuổi? Nếu cứ tiếp tục như vậy, chẳng phải tuổi thọ của con người ngày càng ngắn lại sao?
Đó là điều kỳ diệu của sinh mệnh. Các nhà khoa học sau đó đã phát hiện ra một loại enzyme có tên là telomerase, có tác dụng sửa chữa các telomere của tế bào và đảm bảo rằng các telomere không bị ngắn lại khi tế bào phân chia. Telomerase này thường rất hoạt động trong tế bào mầm (Germ cell) của người, và nó đảm bảo rằng telomere không bị tiêu hao sau khi tế bào mầm phân chia. Vì vậy, một em bé sơ sinh có các telomere nguyên vẹn trong các tế bào soma, cho phép em bé phát triển và hoàn thiện cuộc sống của mình.
Nếu telomerase cũng có thể sửa chữa các tế bào soma, thì nó có thể đạt được khả năng phân chia vô hạn và trường sinh bất lão không? Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ngoài tế bào mầm, tế bào gốc và một vài tế bào tạo máu, chỉ có một loại telomerase của tế bào soma được kích hoạt, đó chính là tế bào ung thư. Các tế bào không còn chịu sự kiểm soát của cơ thể và phân chia vô hạn, ở giai đoạn đầu là khối u, giai đoạn sau là tế bào ung thư lan rộng, cuối cùng người này không trường sinh bất lão mà nhanh chóng chết.
Quả thực sinh mệnh thật huyền diệu. Bên trong cơ thể con người, mọi thứ đều phức tạp nhưng có trật tự, và hoạt động chặt chẽ với nhau như một phép màu.
Vì vậy, sau khi tìm hiểu cơ chế lão hóa của sinh mệnh, chúng ta hãy xem xét chủ đề trường sinh bất tử. Trong thế giới sinh vật như chúng ta đã biết, có sinh mệnh nào có thể tồn tại mãi mãi không? Thực sự là có.
Sứa bất tử
Tại các vùng biển nhiệt đới, ví như vùng biển Caribe, tồn tại một sinh vật gọi là sứa bất tử (Turritopsis nutricula), có khả năng bất tử mà con người hằng ao ước.
Sứa bất tử là một loài sứa rất nhỏ, những con non thường rất nhỏ, bề ngang chỉ khoảng 1mm, khi trưởng thành chỉ khoảng 5mm. Sứa bất tử còn được gọi là sứa hải đăng, bởi vì cơ thể của nó có hình chuông và trong suốt, có thể nhìn thấy hệ tiêu hóa màu đỏ, và tổng thể của nó giống như một ngọn hải đăng, do đó có tên như vậy.
Vào một ngày năm 1992, một sinh viên đại học chịu trách nhiệm nuôi sứa tại Đại học Lecce, Ý đã phát hiện ra một điều kỳ lạ, con sứa hải đăng mà anh nuôi trong bể nước đột nhiên biến mất, nhưng trong bể nước không có xác mà thay vào đó là anh ấy nhìn thấy một đống sứa con!
Hình ảnh sứa hải đăng (Ảnh: chụp màn hình video)
Hiện tượng này đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Năm 1996, Stefano Piraino, nhà sinh vật học tại trường đại học Lecce, đã tiến hành thí nghiệm cảm ứng biến đổi trên 4.000 con sứa hải đăng ở các giai đoạn phát triển khác nhau, trong các điều kiện môi trường khác nhau, và cuối cùng đã phát hiện ra siêu năng lực của sứa hải đăng.
Sứa thông thường sau khi sinh sản, sẽ chết sớm. Nhưng sứa hải đăng rất đặc biệt. Sau khi sinh sản, nó sẽ không chết, mà sẽ có thể trở lại trạng thái thuỷ tức ấu trùng một lần nữa, sau đó phát triển thành sứa, và sau đó trở lại giống thuỷ tức, cứ như vậy lặp đi lặp lại trong khoảng một tháng. Nghĩa là, cứ cách mỗi tháng, sứa hải đăng lại trẻ hóa một lần. Không chỉ vậy, mà còn sao chép ra nhiều bản sao của chính mình. Hơn nữa, telomerase được kích hoạt trong các tế bào của sứa hải đăng, vì vậy các tế bào của nó có thể phân chia vô hạn, do đó đạt được sự bất tử, nên cũng gọi là sứa bất tử.
Vậy tại sao thế giới không tràn ngập sứa bất tử? Vì sứa bất tử rất nhỏ nên dễ bị ăn thịt, chúng thường là thức ăn của cá biển và rùa. Vì vậy về mặt lý thuyết nó có thể trường sinh bất tử, nhưng trên thực tế thì rất khó thực hiện được.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về loài sứa bất tử, với hy vọng tìm ra cách bất tử cho con người, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bước đột phá nào.
Con người cách sự bất tử bao xa?
Các nhà khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng tuổi thọ của động vật có vú dài gấp 5-7 lần thời kỳ sinh trưởng. Ví dụ, một con chó có thời gian sinh trưởng 2 năm và tuổi thọ khoảng 10-14 năm; ngựa có thời gian sinh trưởng 5 năm và tuổi thọ 25-35 năm; và con người có thời gian sinh trưởng 20 -25 năm, theo cách tính toán này thì sẽ có tuổi thọ từ 100-175.
Trong sách kỷ lục Guinness thế giới hiện nay công nhận người cao tuổi nhất thế giới là cụ bà Jeanne-Louis Calment người Pháp, cụ sinh tháng 2 năm 1875 và mất năm 1997 hưởng thọ 122 tuổi 164 ngày.
Theo tư liệu lịch sử có thể tra được của Trung Quốc, người sống lâu nhất là Trần Tuấn, sinh vào thời nhà Đường và mất vào thời nhà Nguyên, sống đến 443 tuổi. Các con cháu thế hệ sau đều mất trước ông; gần đây hơn một chút thì có Lý Khánh Viễn (còn được gọi là Lý Thanh Vân), một thầy thuốc Đông y người Trung Quốc, sinh năm 1677 và mất năm 1933 ở tuổi 256.
Điều đáng nói là có một nông dân Nhật Bản tên là Manpei, sinh năm 1602, sống đến 242 tuổi. Điều kỳ lạ là không chỉ riêng ông, vợ ông sống tới 221 tuổi, con trai ông thọ 196 tuổi, con dâu thọ 193 tuổi, cháu trai thọ 151 tuổi, cháu rể thọ 138 tuổi. Nếu kỷ lục là sự thật, cô cháu dâu có tuổi thọ ngắn nhất của họ dễ dàng vượt qua kỷ lục thế giới hiện tại. Mọi người suy đoán rằng gia đình Manpei có thể có một số bí mật để trường thọ, nếu không, tại sao tất cả họ đều sống lâu như vậy?
Tuy nhiên, vẫn có thể thấy rằng chỉ có Manpei là có tuổi thọ dài nhất, còn các con cháu của ông tuổi thọ ngày càng ngắn lại. Vì vậy mọi người suy đoán rằng có thể ông Manpei có bí quyết trường thọ nào đó nên ngay cả gia đình và con cháu của ông cũng được hưởng lợi, nhưng sau khi ông qua đời, bí mật đó đã bị thất truyền.
Bí mật của sự bất tử của con người
Nhắc đến việc tìm ra công thức bí mật để trường sinh bất lão, nhiều người sẽ nhớ lại câu chuyện Tần Thủy Hoàng sai Từ Phúc ra khơi để tìm thuốc trường sinh bất lão. Theo ghi chép lịch sử, vào năm 219 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đi thuyền quanh bán đảo Sơn Đông, ông lưu lại nơi này ba tháng và biết được rằng có ba ngọn núi bất tử ở vịnh Bột Hải, được gọi là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Trên ba ngọn núi bất tử có ba Tiên nhân cư trú, nắm trong tay thuốc trường sinh. Vì vậy, Tần Thủy Hoàng đã phái phương sĩ Từ Phúc dẫn hàng nghìn đồng nam, đồng nữ xuống biển tìm thuốc trường sinh, nhưng Từ Phúc không bao giờ trở lại.
Tuy nhiên, việc ra khơi tìm thuật trường sinh bất lão cũng vậy, nhưng đã có người thực sự tìm thấy. Đó là Tôn Ngộ Không. Trong “Tây Du Ký” có ghi chép rằng Tôn Ngộ Không muốn trường sinh bất lão nên đã ra biển để cầu tiên học Đạo, kết quả tìm thấy Bồ Đề Tổ sư ở núi Phương Thốn, Tà Nguyệt, Tam Tinh Động, Linh Thai, và được giải thoát khỏi kiếp sinh tử
Có lẽ nhiều người coi “Tây Du Ký” như một cuốn tiểu thuyết thần thoại ly kỳ. Tuy nhiên, “Tây Du Ký” còn có một ý nghĩa sâu xa khác và chứa đựng cách thức tu luyện. Nhắc tới “Phương Thốn, Tà Nguyệt, Tam Tinh Động, Linh Thai”, trên thực tế, Linh Thai đề cập đến trái tim, Phương Thốn cũng là trái tim, và Tà Nguyệt cũng là một từ để chỉ “trái tim”. Vì vậy, Tôn Ngộ Không đến đây để tìm Đạo, nghĩa là muốn thành Tiên thành Đạo, thoát khỏi sinh tử thì chỉ có hướng tâm mà tu. Và toàn bộ quá trình lấy kinh ở tây phương cũng là quá trình tu luyện tâm tính và loại bỏ ma tính.
Trên thực tế, các tác phẩm kinh điển của các chính giáo trên thế giới đều nói rõ về phương pháp đạt được sự sống vĩnh cửu. Cho dù đó là “yêu thương” trong Kinh Thánh, hay “từ bi” trong Phật gia, hay “phản bổn quy chân” trong Đạo gia, tất cả đều hướng con người tìm con đường lớn để hồi thiên theo những cách khác nhau.
Trong lịch sử cũng có nhiều ví dụ thành công, chẳng hạn như sử sách ghi lại rằng, tổ tiên của người Trung Hoa là Hoàng Đế đã cưỡi rồng bay đi. Hoàng đế may mắn được gặp Tiên nhân Quảng Thành Tử, người đã dạy Hoàng đế Đạo Pháp, bao gồm cả cách coi trọng đạo đức và tu thân dưỡng tính. Vào ngày sinh nhật thứ 120 của Hoàng Đế, bầu trời tràn ngập những ánh quang, và một con rồng xuất hiện, Hoàng Đế đã cưỡi lên con rồng bạch nhật phi thăng trở thành Tiên.
Dù là người phương Đông hay phương Tây, những câu chuyện về sự trường sinh bất tử như thế này có rất nhiều, và cũng có rất nhiều các thần tích triển hiện. Vì vậy, thay vì tìm hi vọng trường sinh bất tử nơi con sứa đơn bào nhỏ bé, chi bằng nên tìm ở Thần tính trong sâu thẳm của bản thân chúng ta, cùng với sự thiện lương, có lẽ trường sinh bất tử không còn xa nữa.
Nguồn: NTDVN