Âm nhạc có sức mạnh vĩnh hằng siêu vượt thời gian, không gian, phá vỡ giới hạn của chủng tộc, khu vực, tôn giáo.
Thậm chí, có khả năng chữa lành tâm và thân, giải thể các tế bào ung thư. Tuy nhiên, âm thanh cũng có thể hủy diệt con người, khiến con người tê liệt và mất ý thức.
Âm nhạc từ lâu đã được biết đến với khả năng làm dịu tâm hồn và làm sạch tâm trí… (Shutterstock)
Vậy sức mạnh của âm nhạc như thế nào? Những bí ẩn đằng sau âm nhạc ra sao?
Cô gái nhìn thấy màu sắc của âm nhạc
Hầu hết các hoạ sĩ vẽ những gì họ nhìn thấy, nhưng Melissa McCracken ở Kansas, Missouri, Mỹ, là trường hợp rất đặc biệt, cô có thể vẽ ra các bức tranh từ những bản nhạc mà cô nghe được.
Cô nói: “Âm nhạc từ đàn guitar thường có màu vàng và góc cạnh, còn đàn piano thì có nhiều đá cẩm thạch và gấp khúc do các hợp âm… Những bản nhạc đồng quê có màu nâu buồn tẻ… khi nghe nhạc, màu sắc sẽ tự nhiên xuất hiện và trôi trước mắt tôi”.
Khả năng của Melissa được gọi là Cảm giác kèm (Liên giác) hay còn gọi là Synesthesia, khiến thị giác, vị giác và thính giác pha trộn với nhau, giúp cô nhìn thấy sóng âm thanh đầy màu sắc với các biên độ khác nhau.
Đây là một dạng chuyển đổi từ thính giác thành thị giác rất hiếm gặp.
Từ những bức tranh của Melissa có thể nhìn thấy phong cách âm nhạc khác nhau hiển hiện ra những màu sắc và hoạ tiết khác nhau.
Đây là bức vẽ bản nhạc “1 Ghost I” của NIN, một ban nhạc Rock, hình ảnh thể hiện là những cạnh sắc nhọn và màu sắc u uất, bức bối và khá gai góc.
Bức vẽ bản nhạc “1 Ghost I”. (Chụp video)
Ngược lại những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái thường có gam màu tươi sáng, rực rỡ và rất mềm mại, như bản nhạc “Wash” của Bon Iver này.
Bức tranh vẽ bản nhạc “Wash”. (Chụp màn hình)
Khả năng của Melissa không phải là một hiện tượng đơn lẻ. Kỹ sư âm thanh John Stuart Reid cũng có trải nghiệm giống như cô. Ông đã chế tạo ra một chiếc máy tên là CymaScope: “Khoa học âm thanh có thể nhìn thấy”.
Nghiên cứu cho thấy âm nhạc tốt sẽ thể hiện những hoạ tiết hình học có quy luật, tuyệt đẹp, đều đặn và cân đối. Còn âm nhạc không tốt có hoạ tiết không đẹp, không có quy luật và thiếu cân đối. Điều đặc biệt đáng quan tâm là cả 2 loại âm thanh đều sẽ tác động trực tiếp lên cơ thể và tâm trí con người theo tính chất của nó.
Ví dụ, mọi người để ý sẽ thấy ở các trung tâm thương mại hoặc khu vui chơi, mua sắm thường mở âm nhạc sôi động, ồn ào, làm người ta cảm thấy phấn khích, thiếu kiểm soát và năng lực suy xét của đại não giảm xuống.
Khi đó sẽ rất dễ thúc đẩy hành vi mua sắm. Đây chính là nguyên nhân vì sao nhiều người sau khi mua sắm xong, trở về nhà, mới phát hiện ra đã mua nhiều thứ đồ không thực sự cần thiết.
Loại âm nhạc ủy mị thịnh hành khiến con người chìm đắm trong tình yêu và dục vọng không dứt ra nổi, khiến họ hành xử cảm tính hơn là lý tính. Còn loại âm nhạc tốt thường có giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi và sâu lắng, giúp con người bình ổn tâm lý và trở nên sáng suốt.
Nhưng có một yếu tố âm nhạc mà chúng ta vốn không dễ nhận thức ra, đó chính là tần số tiêu chuẩn của âm nhạc. Tần số này là 432Hz, âm vực tầm trung A (nốt La), nghĩa là ở âm La thì sóng âm sẽ rung 432 lần mỗi giây.
Bởi vì sau rất nhiều thực nghiệm, các nhà khoa học phát hiện rằng, âm nhạc ở tần số 432 Hz là “âm điệu nhịp nhàng nhất trong vũ trụ”. Do đó, nó được xem là tần số tiêu chuẩn trong âm nhạc cổ điển. Nó có khả năng chữa lành thân thể và tâm trí.
Âm nhạc trị liệu và tần số 432 hz huyền bí
Ở Hy Lạp cổ đại, các thầy thuốc đã sử dụng sáo, đàn Zithers và đàn Lia để hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện giấc ngủ và giải quyết các chấn thương tinh thần. Ở Tây Tạng có chuông “Bát Tụng” được sử dụng để hỗ trợ an định tinh thần. Kèn Didgeridoo của thổ dân Úc từng được dùng để chữa bệnh cách đây hàng nghìn năm…
Mặc dù chúng đến từ bối cảnh lịch sử và các nền văn minh khác nhau, dường như không có chút liên quan nào nhưng kỳ thực chúng đều có một điểm chung, chính là tần số rung nốt La của chúng đều là 432Hz.
Khoa học hiện đại cũng thừa nhận khả năng trị bệnh của âm nhạc, và đang nghiên cứu một cách nghiêm túc. Âm thanh ở tần số tiêu chuẩn có thể giúp bệnh nhân giảm đau, hàn gắn và thúc đẩy các vết thương mau lành hơn. Nó không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Liệu pháp âm thanh còn có thể làm giảm đau cơ và xương. Nó hoạt động giống như châm cứu, tức là giải phóng căng thẳng và năng lượng đình trệ ở một bộ phận cơ thể, chỉ khác là âm nhạc không cần kim châm.
Thậm chí sức mạnh của âm nhạc trị liệu còn có thể làm tan rã tế bào ung thư. Nhà nghiên cứu Fabien Maman đã tiến hành thí nghiệm vào năm 1997 để kiểm tra tác động của âm thanh đối với tế bào ung thư Hela. Tế bào HeLa thực chất là một tế bào ung thư cổ tử cung “đột biến” có khả năng phân chia rất nhanh và mạnh. Ông Maman phát hiện ra rằng, khi tiếp xúc với tất cả các nốt của thang âm nhạc ở mức 30-40 decibel, các tế bào ung thư trở nên không ổn định và tan rã.
Điều này cũng trùng hợp với quan điểm trong văn hóa truyền thống phương Đông. Danh y Chu Chấn Hanh, sống vào thời nhà Nguyên, Trung Quốc chỉ rõ rằng: “Âm nhạc chính là thuốc”.
Chữ Hán chính thể thì chữ Nhạc (樂 – âm nhạc) và chữ Dược (藥 – thuốc) có cách viết giống nhau, trong một số phương ngữ, 2 chữ này còn có phát âm giống nhau. Nghĩa là từ hàng ngàn năm trước, cổ nhân đã biết sử dụng âm nhạc để chữa bệnh.
Chữ Dược 藥 (thuốc) là từ chữ Nhạc 樂 (âm nhạc) mà ra. (Hình ảnh từ video của Shen Yun)
Tần số chữa lành và tần số hủy diệt
Nhạc sĩ Brian T. Collins đã dùng máy CymaScope để làm thí nghiệm tác động của âm nhạc 432 Hz lên nước. Kết quả là mỗi lần phát ra tần số này thì nước đều tạo ra hình ảnh tam giác; sau hơn một giờ thí nghiệm kết quả vẫn như vậy. Sau đó, họ lập tức hiểu ra rằng: Chữ số 3 này có liên quan tới tần số 432 Hz. Nhà bác học vĩ đại Nikola Tesla cũng từng nói rằng số 3, 6, 9 có liên quan tới “mật mã” mở ra chân tướng của Vũ Trụ.
Trong lịch sử, các nghệ sĩ nhạc cổ điển vĩ đại như Mozart, Beethoven, Verdi, Baja… đều sử dụng 432 Hz để sáng tác. Tần số 432 Hz đồng nhất với tần số của mọi chuyển động năng lượng trong tự nhiên, cũng là tần số chữa lành, khiến tâm tình chúng ta nhẹ nhõm hơn, trở nên gần gũi hơn với thiên nhiên giống như dòng chảy của nước.
Còn tần số 440Hz lại có cảm giác không cởi mở, tác động của nó đến thần kinh sẽ khiến con người gia tăng cảm xúc gấp gáp, lo lắng bất an, dễ nổi nóng và tranh cãi.
Vào tháng 9/1988, tạp chí “Executive Intelligence Review” đã có một bài viết với tiêu đề “Phát xít phá hủy hòa âm trong âm nhạc như thế nào”.
Tờ báo cho biết, Bộ trưởng tuyên truyền của Đức quốc xã là Joseph Goebbels, đã tổ chức một hội nghị vào năm 1939 để thúc ép đưa tần số 440Hz trở thành tần số âm nhạc tiêu chuẩn trên thế giới. Thật là là, vào năm 1953, tần số tiêu chuẩn âm La (A) 440 Hz chính thức được thế giới công nhận.
Điều này góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sự hỗn loạn trong xã hội, vì mưu đồ của Đức quốc xã là thống nhất cảm xúc và tư tưởng con người, biến họ thành nô lệ. Âm nhạc tần số này sẽ khiến con người vô cùng kích động và dễ phục tùng mệnh lệnh đấu tranh.
Trong tác phẩm “Thuyết kiểm soát sùng bái âm nhạc”, tiến sĩ Horowitz nói: “Chính việc cưỡng chế sử dụng phổ biến âm nhạc với tần số 440Hz đã tạo thành nhóm người với tâm lý cực đoan, bất ổn trên quy mô lớn, và khiến tâm tình họ ủ dột rồi sinh ra bệnh tật”.
Mức năng lượng của các loại nhạc
Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã khám phá ra được tần số rung của vũ trụ. Họ cho rằng, mọi vật đều có tần số rung riêng biệt, những người, vật, việc có tần số rung động giống nhau thì sẽ hút lẫn nhau. Ở mức độ cao hơn, âm nhạc có thể giúp con người đạt tới trình độ cảm ứng với vũ trụ.
Phó giáo sư Dương Thạc Anh của Đại học Trung Sơn, suốt gần 20 năm qua đã dốc sức nghiên cứu về “Trương lực cơ”. Ông cho rằng, âm nhạc không những có tốt, có xấu, mà còn chia thành các tầng thứ. Ông dựa vào mức năng lượng của Tiến sĩ Hawkins, Mỹ, đã hệ thống và phân loại chúng theo các thang đo mức năng lượng như sau:
Dưới 200 điểm là nhạc Heavy metal, Hip-hop, Rap, Electro, và đại bộ phận nhạc Pop, thể hiện sự kiêu ngạo, phẫn nộ, tự ti, những trạng thái cảm xúc tiêu cực.
Từ 200-300 điểm là âm nhạc thập niên 80, nằm giữa ranh giới Chính và Không Chính. Ở mặt chính, nó thể hiện đạo đức và dũng khí.
Tiếp theo, từ 992-996 điểm là nhạc Mozart và Beethoven, thể hiện sự từ bi, thiện lương, lòng nhân ái, khả năng chịu khổ và sự kiên trì nhẫn nại.
Từ 1000 điểm cho đến lớn vô hạn là âm nhạc giao hưởng Shen Yun, thể hiện Thần, Thần tính cao độ. Shen là Thần. Yun là Vận, hay vận vị, thần thái. Shen Yun mang ý nghĩa là vẻ đẹp của những vị Thần đang múa.
Đoàn Nghệ thuật Thần Vận được thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 2006, với sứ mệnh là phục hồi “Tinh hoa văn hóa 5000 năm của Trung Hoa”, vốn gần như bị phá hủy kể từ khi cuộc Cách mạng Văn hóa do ĐCSTQ khởi xướng.
Thông qua vũ đạo và âm nhạc ngoạn mục, những nghệ sĩ Shen Yun đưa khán giả quay về thời xa xưa, khi nhân và Thần đồng tại trên mảnh đất Thần Châu, nền văn minh do Thần lưu lại được truyền thừa từ đời này qua đời khác. Phải chăng vì âm nhạc mang Thần tính nên mang đến những trải nghiệm siêu thường cho người xem.
Tiến sĩ Dương cho biết, một Trung tâm thương mại ở thành phố Christchurch ở New Zealand thí nghiệm phát các bản nhạc cổ điển.
Sau 17 tháng phát nhạc liên tục, các vụ trộm cắp ở đây vào tháng 10/2010 đã giảm 95% so với tháng 10/2008.
Ông Paul Lonsdale, người đứng đầu Hiệp hội Doanh nghiệp của thành phố này cũng cho biết: “Nhạc cổ điển vốn mềm mại và dễ đi vào lòng người. Loại nhạc này rõ ràng đã làm giảm các hành vi chống đối lại xã hội, khiến mọi người thấy thoải mái và có thể cảm thấy an toàn hơn khi ngồi ở bất kỳ chỗ nào”.
Âm nhạc chân chính là gì?
Sách Hoàng Đế Nội Kinh viết: “Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng. Trời có lục luật, người có lục phủ”. Điều đó có nghĩa là ngũ âm Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ trực tiếp đối ứng với ngũ tạng trong thân thể người.
Ngũ âm ứng với ngũ hành và ngũ tạng (Shen Yun)
Phần Nhạc Thư sách Sử Ký cũng có ghi chép: “Giáo hóa ngay chính đều bắt đầu từ âm nhạc, âm nhạc chính thì hành vi chính. Bởi vì âm nhạc có thể tác động đến huyết mạch, lưu thông tinh thần và hài hòa ngay chính cái tâm. Thế nên, Cung tác động đến Tỳ (lá lách) và hòa với Tín, Thương tác động đến Phế (phổi) và hòa với Nghĩa, Giốc tác động đến Can (gan) và hòa với Nhân, Chủy tác động đến Tâm và hòa với Lễ, Vũ tác động đến Thận và hòa với Trí”.
Người xưa tôn sùng Thiên – Nhân hợp nhất, vạn vật hữu linh, tôn trọng sự hài hòa của trời đất. Phần Nhạc Thư sách Sử Ký có viết: “Hài hòa không rối loạn, đó là cái tình của Nhạc, vui vẻ yêu thương, đó là chức năng của Nhạc. Trung chính vô tà, đó là bản chất của Lễ. Trang trọng cung kính, hòa thuận, đó là chế ước của Lễ”.
Nhạc có thể khiến vạn vật hài hòa không hỗn loạn, khiến con người vui vẻ yêu thương. Lễ có thể khiến vạn vật trung chính vô tà, khiến con người trang trọng cung kính, hòa thuận.
Trong “Nhạc ký” có ghi chép: “Nhạc là vui vẻ, đàn cầm đàn sắt làm tâm vui vẻ, cảm ứng vật sau đó có tác động, thẩm định thưởng thức âm nhạc có thể tu đức. Nhạc dùng để trị sửa cái tâm, bình hòa khí huyết”.
Trong Lão Kinh có viết: “Di phong dịch tục, mạc thiện ư nhạc”, nghĩa là: nếu muốn thay đổi vận khí của xã hội, cải biến tập tục của người dân, không có gì tốt hơn âm nhạc thánh thiện.
Lắng nghe âm nhạc thuần chính mỹ hảo không chỉ có thể khiến khí chất con người nâng cao, mà quan trọng hơn là dẫn khởi thiện niệm, khiến con người hướng thiện, ngày càng thuần thiện hơn và sức khỏe cũng càng càng cải thiện.
Nguồn: NTDVN
- Những sự trùng hợp lạ kỳ trên thế giới hé mở lời giải mà con người luôn tìm kiếm: Con mắt thứ 3
- Điều gì đã gây nên trận Đại Hồng Thủy nổi tiếng trong lịch sử viễn cổ?
- Cơ thể người phát ra hào quang, người càng cường tráng thì hào quang càng mạnh