Có một nền văn hóa cổ đại vô cùng hưng thịnh ở vùng Mesoamerica vào khoảng năm 1100 sau Công nguyên, vẫn khiến các nhà sử học bối rối – nền văn hoá Olmecs bí ẩn.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nền văn hóa Olmec vùng Mesoamerica có nguồn gốc từ Trung Quốc. (Ảnh: Photos.com)
Các nghi lễ tôn giáo của họ vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, và cả nguồn gốc của họ cũng vậy. Làm thế nào mà một nền văn hóa dường như xuất hiện chỉ sau một đêm này lại có tầm ảnh hưởng to lớn như vậy đối với phần còn lại của khu vực?
Theo một số nhà văn, gồm có ông Mike Xu, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Central Oklahoma, người Olmec là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Các bằng chứng chứng minh cho giả thuyết này là gì? Văn hóa Olmec bắt đầu vào khoảng năm 1100 sau Công nguyên, một số năm sau khi triều đại nhà Thương của Trung Quốc sụp đổ (năm 1766 đến năm 1122 trước Công nguyên).
Theo biên niên sử cổ đại của thời đại đó, khi nhà Chu xâm lược và soán đoạt nhà Thương, các ghi chép ghi lại rằng con trai của hoàng đế nhà Thương đã mang 25,000 nghệ nhân lão luyện về “đại dương phía đông”. Theo ông Mike Xu, đây là những người Olmec đầu tiên.
Trong lịch sử khi đó, hạm đội viễn dương của Trung Quốc là hạm đội tiên tiến nhất thời bấy giờ. Một số nhà sử học đề xuất rằng những di dân Trung Quốc này có thể đã đến được bờ biển châu Mỹ nhờ “dòng chảy đen.[là một dòng hải lưu ấm, chảy theo hướng bắc ở phía tây của Bắc Thái Bình Dương] Được gọi là Kuro Shiwo hay “dòng chảy của cái chết” trong tiếng Nhật, dòng chảy Thái Bình Dương này có thể đã dẫn đường cho một thủy thủ Trung Quốc cổ đại đến châu Mỹ.
Trong bài báo gửi đến tạp chí 48 Degrees North, có tựa đề tạm dịch là “Liệu chúng ta có đang sống ở xứ sở Phù Tang?” tác giả Hewitt R. Jackson viết rằng bằng chứng về các chuyến đi biển của người Trung Quốc thời tiền Colombia đã được xác nhận:
“Có lẽ tài liệu tốt nhất đã được nghiên cứu là của nhà sư Tuệ Thâm (Hwui Chan/ Hoei Shin). Ông là một “cha-men” hay thầy tu hành khất đến từ Afghanistan, một trong số những nhà truyền giáo Phật giáo đầu tiên đến Trung Quốc. Đây là một thời kỳ hồng truyền rộng khắp của Phật giáo, và những cuộc hành trình phi thường bằng đường bộ và đường biển là điều phổ biến đối với các “cha-men”.
Nhà sư Tuệ Thâm đã đi thuyền đến châu Mỹ khoảng 500 năm trước Leif Erickson, và 1,000 năm trước Columbus. Mô tả của ông về vùng đất mà ông đã đến cho thấy rằng dường như ông đã đi qua California và định cư ở Mexico. Sau 40 năm, ông trở về Trung Quốc, vào năm 499 sau Công nguyên, và bẩm lại cho Hán Vũ Đế nghe về những khổ nạn và bôn ba của mình.
“Vào thời điểm đó, câu chuyện về xứ sở Phù Tang đã nổi tiếng ở Trung Quốc. Câu chuyện này cuối cùng đã được các học giả phương Tây công nhận và chấp thuận, nhưng vì một số lý do mà nó đã trở nên không còn hợp thời trong nền văn học và lịch sử của chúng ta trong vòng một thế kỷ qua”.
Trong khi dòng chảy đen giải thích cuộc hành trình của nhà sư Tuệ Thâm, các đồ tạo tác Olmec cổ đại cung cấp thêm cơ sở cho giả thuyết này. Ngôn ngữ viết được tìm thấy trên các bình vại, đồ gốm và các bức tượng của người Olmec cho thấy rằng nền văn hoá này có thể thực sự chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa.
Giáo sư Xu chỉ ra rằng những từ ngữ khác nhau được tìm thấy trên các đồ trang trí này trùng khớp với những từ ngữ được sử dụng ở triều nhà Thương, Trung Quốc: Mặt trời, Núi, Nghệ sĩ, Nước, Mưa, Sự hy sinh, Sức khỏe, Thực vật, Của cải, và Trái đất. Trên thực tế, phần lớn trong số 146 ký tự mà người Olmec sử dụng hoàn toàn giống với chữ viết nguyên thủy của Trung Quốc. Khi ông Xu cho các sinh viên đại học xem những hiện vật Olmec và tham gia phân tích văn hóa Trung Quốc nguyên thủy, họ thực sự tin rằng đó là chữ viết cổ của Trung Quốc.
Hầu hết các học giả nghiên cứu về Mesoamerican không chấp nhận học thuyết củ ông Xu – các nhà phê bình đã gán nhãn cho ông là “nhân vật nguy hiểm nhất trong nghiên cứu về Mesoamerican” – tuy nhiên, học thuyết của giáo sư Xu lại cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nền văn hoá Olmec đầy bí ẩn, mà các giả thuyết được các học giả phương Tây chấp nhận nhiều hơn lại không thể đạt được.
Trong bức thư gửi tạp chí Science năm 2005, bà Betty J. Meggers thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia tại Viện Smithsonian chỉ trích sự thất bại của hầu hết các học giả nghiên cứu về Mesoamerican khi không thừa nhận những so sánh đối chiếu của ông Xu
“Việc phát minh ra chữ viết đã đổi mới hoàn toàn xã hội Trung Quốc, tạo ra phương tiện giao tiếp giữa những người nói 60 ngôn ngữ khác nhau, dẫn đến việc tăng cường sự trao đổi buôn bán và hòa nhập xã hội. Sự lan tỏa nhanh chóng của chữ tượng hình Olmec và sự phức hợp văn hóa cho thấy chữ viết có tác động tương tự đến các quốc gia đa ngôn ngữ ở vùng Mesoamerica. Sự sụp đổ của triều Thương vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên trùng khớp với sự xuất hiện của nền văn minh Olmec.
Thay vì suy đoán một cách vô nghĩa về đặc điểm phi vật thể của xã hội Olmec, dường như sẽ có lợi hơn khi so sánh các di tích khảo cổ với ghi chép chi tiết về tầm ảnh hưởng của chữ viết đối với sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa.
Chúng ta có gì để mất đâu [khi so sánh như vậy]?”
Chú thích: Mesoamerica được coi là một trong sáu cái nôi của nền văn minh sơ khai trên thế giới, nằm trong lãnh thổ của nửa phía nam của Mexico, Guatemala, El Salvador, Belize và miền tây Honduras và Nicaragua ngày nay.
Nguồn: ET – Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
- Phù Hiệu Chữ Vạn Đã Tồn Tại 12.000 Năm Trước Khi Hitler Choàng Lên Biểu Tượng Này Một Ý Nghĩa Xấu
- 3 bảo vật có công dụng thần kỳ khiến khoa học hiện đại khó có thể giải thích
- Khai quật mộ thái giám thân tín của Từ Hi Thái hậu, phát hiện điều kỳ dị