Nguồn gốc của ý thức con người đến từ đâu?

Các nhà triết học và các nhà khoa học đã có trận chiến trong nhiều thập kỷ qua về câu hỏi liên quan đến ý thức. Vậy rốt cuộc ý thức của con người đến từ đâu và nguồn gốc của nó là gì?

Nhiều giả thuyết khác chỉ ra rằng ý thức không chỉ tồn tại ở con người, mà nó có ở mọi thực thể. (Ảnh qua Pixabay)

Ý thức là đặc trưng cốt lõi của sự sống, là đặc điểm cơ bản nhất của sinh mệnh, cũng là phần bí ẩn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Khám phá ý thức và sự tồn tại vô hình của nó dường như là một thách thức với các nhà triết học và khoa học trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại. Những người đã nhận ra sự tồn tại của ý thức cũng chỉ có thể thông qua trực giác mà cảm nhận về nó chứ không thể nào chứng minh được bằng thực tiễn.

Ý thức được mô tả gồm 4 đặc điểm là “nhận thức”, “hiểu biết”, “tâm trí” và “ý chí”. Nó cũng liên quan đến việc xem xét nội tâm, suy nghĩ và khả năng tự phản ánh. Theo nghĩa rộng, nó thường được hiểu là nhận thức về sự tồn tại và sự quan tâm của một người đối với môi trường xung quanh. 

Khoa học hiện đại ngày nay cũng đã có nhiều nghiên cứu về nguồn gốc ý thức của con người. Nhiều giả thuyết khác chỉ ra rằng ý thức không chỉ tồn tại ở con người, mà nó có ở mọi thực thể. Dường như ý thức là nền tảng của vũ trụ, hiện diện trong mọi vi hạt và mọi vật chất.

Panpsychism: Vạn vật đều có ý thức
Panpsychism – thuyết toàn tâm – cho rằng ý thức là đặc điểm cơ bản của vật chất. Lý thuyết này giải thích rằng mỗi hạt đơn lẻ cấu thành nên vật chất đều được cấu tạo bởi các dạng ý thức đơn giản, và các dạng ý thức phức tạp được tạo ra khi các hạt đơn lẻ này kết hợp với nhau. Như vậy, ý thức của con người chính là sự tập hợp của các hạt ý thức nhỏ. 

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng phát hiện rằng ý thức không chỉ có ở con người và động vật, mà nó được tìm thấy trong toàn vũ trụ. Điều đó có nghĩa là mọi vật vô tri vô giác cũng đều có thế giới quan. Hedda Hassel Mørch, phó giáo sư tại Đại học Khoa học Ứng dụng Nội địa Na Uy, đã giải thích rằng: “Những người theo thuyết toàn tâm chỉ ra rằng những chiếc bàn có thể được hiểu là một tập hợp các hạt mà mỗi hạt có dạng ý thức rất đơn giản của riêng mình.”

Nhiều người tín ngưỡng tôn giáo tin rằng tinh thần là nguyên tắc cơ bản trong thế giới tự nhiên, quan điểm này là một trong những lý thuyết triết học lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Ở phương Đông, triết học Đạo giáo đã đề cập đến vấn đề ‘Tâm trí mở rộng’ từ nhiều thế kỷ trước, trong khi ở phương Tây, có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng học thuyết Toàn tâm được thể hiện rõ ràng trong tư tưởng của người Hy Lạp sơ khai.

Những giả thuyết tranh luận về vấn đề bản chất của sự vật 
Một mặt, chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng tất cả những gì tồn tại đều hoàn toàn bắt nguồn từ vật chất. Khi đó, suy nghĩ của con người và tiến trình lịch sử, tất cả đều phụ thuộc vào sự vận động của vật chất và thậm chí tất cả đều được chuyển đổi thành vật chất. 




Thuyết duy vật cho rằng chỉ những tuyên bố có thể kiểm chứng được thông qua quan sát trực tiếp hoặc có bằng chứng logic mới có thể được coi là đúng hay có thật. Tuy nhiên, các nhà khoa học theo Chủ nghĩa tân hiện thực, đã lưu ý rằng quan điểm duy vật chỉ giải thích hình thức hoặc cấu trúc của vật chất chứ không giải thích bản chất của nó. 

Nói cách khác, Chủ nghĩa duy vật không thể giải thích những yếu tố phi cấu trúc cơ bản cấu thành vật chất, bao gồm cả ý thức. David Chalmers, một triết học gia tại Đại học New York, đã phát biểu như sau: “Rất khó để đưa ý thức ra khỏi trạng thái vô ý thức. Vật lý chỉ là một kết cấu. Nó có thể giải thích cho khoa học tự nhiên, nhưng nó có một lỗ hổng đó chính là: Ý thức.” 

Mặt khác, Thuyết Nhị nguyên thừa nhận sự tồn tại của tâm trí và cho rằng nó khác biệt và có thể tách rời khỏi vật chất. René Descartes, một trong những người mở đầu cho lý thuyết này, tuyên bố rằng tâm trí không chỉ khác biệt với bộ não mà còn là nguồn gốc của mọi ý thức và sự tự nhận thức. Descartes kết luận, tâm trí chắc chắn được tạo ra bởi một thứ phi vật chất đặc biệt mà không tuân theo quy luật tự nhiên.

Mặc dù, thuyết nhị nguyên tiến một bước gần hơn tới sự hiểu biết về ý thức, nhưng hạn chế của nó nằm ở bức tranh không thống nhất mà nó đưa ra. Sự khác biệt giữa tâm trí và cơ thể, thuyết nhị nguyên không thể giải thích được chúng có ảnh hưởng đến nhau hay không và những vật vô hình có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới vật chất của chúng ta. 




Thuyết nhị nguyên không thể giải thích được những vật vô hình có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới vật chất của chúng ta. (Ảnh qua Pixabay)

Bài toán kết hợp
Trong bối cảnh này, Panpsychism (thuyết toàn tâm) dường như đã làm sáng tỏ vấn đề này. Thuyết toàn tâm cho rằng ý thức là một đặc điểm vốn có của vật chất, nó xác nhận sự tồn tại của các yếu tố phi vật chất mà Chủ nghĩa duy vật bác bỏ, và giải thích quan niệm thống nhất về tự nhiên mà thuyết nhị nguyên phản đối. 




Tuy nhiên, lý thuyết này sau đó đã vướng phải một câu hỏi khó:  Làm thế nào để các hạt ý thức nhỏ cùng nhau hình thành ý thức phức tạp hơn một cách chính xác? Nói cách khác, những hệ thống phức tạp nào – từ vật thể vô tri đến động vật – được coi là có ý thức? Câu hỏi này được giới học thuật gọi là “bài toán kết hợp”.

Năm 2004, những nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần Giulio Tononi đã đề xuất một trong những lý thuyết phổ biến và đáng tin cậy nhất để giải quyết vấn đề này: Lý thuyết Thông tin Tích hợp. Tononi lập luận rằng một sự vật sẽ chỉ có “ý thức” nếu thông tin trong cấu trúc của nó được tích hợp hoặc hợp nhất đầy đủ, và khi đó, ý thức của toàn thể chiếm ưu thế hơn là tổng ý thức của các thành phần. Bởi vì nó áp dụng cho tất cả các cấu trúc – không chỉ là bộ não của con người – lý thuyết thông tin tích hợp chia sẻ quan điểm của thuyết toàn tâm nói rằng: vật chất có trải nghiệm ý thức bẩm sinh.

Từ góc độ tổng quát, Tononi đã nghiên cứu ý thức từ góc độ từ dưới lên, tức là, ông lấy các hạt ý thức riêng lẻ làm điểm khởi đầu, và giải thích sự tồn tại của các sinh vật phức tạp là nhóm của các hạt này. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu Vũ trụ là một ý thức tổng thể mà mọi thứ khác đều bắt nguồn từ đó? Góc độ nhìn từ trên xuống này cũng đã được xem xét.

Thay đổi quan điểm
Một quan điểm khác của thuyết toàn tâm cho rằng, thế giới là một sáng tạo từ trên xuống, nơi mọi vật thể đều có nguồn gốc từ vũ trụ, thay vì một phiên bản từ dưới lên từ các hạt nhỏ nhất.




Quan điểm này đã loại bỏ con người ra khỏi trung tâm của vấn đề ý thức và xác định rằng chúng ta là những hạt tạo nên một hệ thống thống nhất duy nhất. Ứng dụng của khái niệm này có thể được minh họa như sau: nếu chúng ta, con người, là những hạt cơ bản của ý thức, thì sự tập hợp của chúng ta tạo ra một dạng ý thức phức tạp hơn: Vũ trụ.

Làm thế nào chúng ta có thể trở thành các bộ phận tích hợp của một hình thức lớn hơn nếu chúng ta không “hợp nhất” hoặc “tích hợp” như Lý thuyết thông tin tích hợp của Tononi chỉ ra? Phillip Goff, nhà nghiên cứu ý thức và triết học người Anh, tin rằng Vật lý lượng tử có thể có câu trả lời.

Hiện tượng vật lý của Sự liên đới lượng tử mô tả rằng một số hạt nhất định hoạt động như một hệ thống thống nhất ngay cả khi chúng cách nhau một khoảng cách lớn. Điều này cho thấy rằng mặc dù chúng ta không chuyển động đồng nhất và ngay cả khi chúng ta tách rời nhau, chúng ta vẫn có thể hoạt động như một tập hợp các hạt có ý thức của một tổng thể cơ bản.

Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng giới khoa học không bác bỏ ý kiến này. Goff cho biết: “Khoa học vật lý cho chúng ta biết rất ít về bản chất của vật chất, chúng ta thường có xu hướng giả định nhiều hơn”. “Einstein nói với chúng ta những điều kỳ lạ về bản chất của thời gian trái với lẽ thường; cơ học lượng tử chạy ngược với lẽ thường. Phản ứng trực quan của chúng ta không nhất thiết phải là một hướng dẫn tốt về bản chất của thực tế.”

Nhiều người có tín ngưỡng tin rằng ý thức là một đặc điểm cơ bản và có mặt ở khắp mọi nơi trong thế giới vật chất. Ý thức cũng là một phần quan trọng trong nhiều nghiên cứu tìm hiểu về sự sống và Vũ trụ qua các thời kỳ văn minh của nhân loại. 




Một quan điểm khác của thuyết toàn tâm cho rằng toàn bộ Vũ trụ là có ý thức. (Ảnh qua Linkedin)

Ở Ấn Độ cổ đại, Đức Phật đã từng giảng rằng thế giới mà chúng ta đang sống chỉ là một trong hàng nghìn thế giới trong một vũ trụ rộng lớn hơn, mà bản thân vũ trụ rộng lớn này thực ra cũng giống như một hạt nhỏ tồn tại trong một cõi vô cùng rộng lớn. Ngược lại, các hạt nguyên tử mà chúng ta coi là cực nhỏ khi được phóng đại lên thì bên trong chúng cũng giống như một không gian sinh tồn chứa các thể sinh mệnh có kích thước vi mô. Vậy nên, Đức Phật nói rằng đến tầng Như Lai mà nhìn cũng không đến tận cùng của nó được.

Để tìm ra dạng ý thức đơn giản nhất cũng không kém phần phức tạp. Để hiểu được cảm giác “tự nhận thức” bắt nguồn từ đâu và biểu hiện phức tạp nhất của nó như thế nào trong thế giới vật chất này, người ta phải nghiên cứu từ những hạt nhỏ đến những thiên thể vũ trụ rộng lớn trong và ngoài Dải ngân hà của chúng ta. Mặc dù đôi mắt vật lý của chúng ta có những hạn chế trong việc nhìn xa hơn các phân tử và hành tinh, nhưng trực giác của chúng ta về sự rộng lớn bao la của Vũ trụ này có thể giúp chúng ta nắm bắt được những kiến thức huyền bí nằm ngoài nhận thức thông thường của chúng ta. 


Theo nhiều giả thuyết đưa ra con người có thể là một tập hợp các hạt có ý thức, các hạt cấu thành của một tổng thể có ý thức, hoặc là cả hai; điều này đã khiến nhà thần kinh học Christof Koch và nhà vật lý học Roger Penrose tin rằng bản chất của vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn đối với loài người. Bằng những nghiên cứu thực tế, chúng ta có thể khám phá những bí ẩn của Vũ trụ và có thể suy đoán rằng từ rất xa xưa những cư dân cũ trên hành tinh của chúng ta có lẽ đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. 

Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *