Các thanh ghép kim loại cổ đại được phát hiện trên những tảng cự thạch, đền thờ và các di chỉ tiền sử khác trên khắp thế giới là một trong những bí ẩn lớn nhất mọi thời đại.
Thanh ghép kim loại cổ đại. (Ảnh: Internet)
Tại sao các thợ xây sử dụng hay cần đến một thanh ghép kim loại nhỏ để cố định các khối đá lớn?
Làm cách nào công nghệ này truyền đến Ai Cập cổ đại, Peru thời tiền Columbus và Campuchia từ hàng nghìn năm về trước? Các quốc gia này cách nhau hàng nghìn dặm. Ai dạy tổ tiên chúng ta cách sử dụng công nghệ này?
Việc sử dụng thanh ghép kim loại trong các rãnh chữ T đã được ghi nhận tại di chỉ khảo cổ Tiahuanaco, Ollantaytambo, Koricancha và vùng Yuroc Rumi, Vilcabamba. Những thanh ghép này cũng được sử dụng tại đền thờ Parthenon (Hy Lạp), tại các tòa nhà ở Lưỡng Hà, Ai Cập và Campuchia.
(Ảnh: Internet)
Một số nhà khoa học cho rằng các thanh ghép này được dùng trong các nghi lễ. Số khác cho rằng vì các thanh ghép kim loại cổ đại này được dùng để gắn kết các khối đá lại với nhau, nên chúng ban đầu phải là kim loại nóng chảy và sẽ được đổ vào rồi cứng lại tại vị trí đã chọn.
Một số vết lõm cho thấy thanh ghép kim loại được chủ đích dùng để gắn kết các khối đá lớn mà máy móc hiện đại không thể nâng được.
Bản đồ địa điểm phát hiện các thanh ghép kim loại hình chữ “T” và chữ “I” trên thế giới. Nhấn vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Đáng tiếc là, ngày nay rất ít thanh ghép còn tồn tại. Người Tây Ban Nha đã tháo dỡ rất nhiều thanh ghép, cho rằng chúng có thể là vàng. Một số thậm chí có thể từng được trang trí bằng vàng bạc, bởi vì sử sách có ghi nhiều đạo quân đã phá hủy những công trình này, chỉ để lấy các thanh ghép.
Các thanh ghép ở Nam Mỹ thời tiền Columbus từng được phân tích cho thấy thành phần cấu tạo hợp kim rất đặc thù – 2.05% asen, 95.15% đồng đỏ, 0.26% sắt, 0.84% silicon and 1.70% niken.
Thành phần cấu tạo này đặc biệt thú vị vì không có nguồn cung cấp niken nào ở Bolivia. Lúc đầu các nhà khảo cổ học tin rằng những thanh ghép này được chế tạo ở nơi khác rồi được mang đến lắp vào những rãnh này, nhưng kết quả chụp quét gần đây hé lộ kim loại nóng chảy đã được đổ vào những rãnh này, để thành hình trực tiếp tại đây. Điều này cho thấy các thợ xây sở hữu lò luyện kim di động.
Các kim loại được sử dụng chỉ có thể được làm nóng chảy tại mức nhiệt độ rất cao; mức nhiệt độ mà người cổ đại (chí ít theo hiểu biết của chúng ta hiện nay) không cách nào đạt được. Hợp kim niken-đồng đỏ-asen hiếm gặp trên chỉ nóng chảy tại mức nhiệt độ rất cao, ví như nhiệt độ nóng chảy của niken là 1455 độ C.
Sau khi phân tích, người ta phát hiện tại các hốc ghép tại Puma Punku có platinum, một kim loại chỉ nóng chảy tại mức nhiệt 1753 độ C và nhôm, một kim loại chưa được khám phá và sản xuất đại trà mãi cho tới thế kỷ 19.
Cận cảnh một thanh ghép kim loại. (Ảnh: Internet)
Có lẽ câu trả lời hợp lý nhất, hay chí ít một giả thuyết rất đáng cân nhắc, cho tất cả những bí ẩn này là:
Tổ tiên chúng ta đã sở hữu những công nghệ rất phát triển. Nhưng vì một lý do nào đó, những công nghệ này đã bị thất lạc sau này (ví như do thảm họa thiên nhiên hay nhân tạo), và chỉ được “tái phát hiện” trong nền khoa học “hiện đại” của chúng ta ngày nay.
Nguồn: DKN – Tác giả: Message to Eagle.
- Tiết lộ bất ngờ về ‘sinh vật lạ’ bên trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
- “Vật thể lạ” được xác định rơi xuống sa mạc từ không gian
- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ẩn chứa gì mà các nhà khoa học chưa giải mã được?