Người khổng lồ hạt Doddridge: Kẻ trộm thi thể và manh mối mới từ cuốn nhật ký – Phần 2

Mùa hè năm 1930, một loạt các bài báo đã mô tả khám phá gây chấn động: một chủng tộc người khổng lồ được khai quật từ hai gò mộ ở hạt Doddridge, bang Tây Virginia, Mỹ.

Một điều quan trọng đáng lưu ý là, trong việc đo đạc kích thước của các bộ xương khổng lồ được tìm thấy trong hai gò mộ ở trang trại Zahn, phương pháp xác định chiều cao của Giáo sư Sutton trên thực tế sẽ hạ thấp kích thước của các thi thể được mai táng, vì tỷ lệ thực tế của chiều dài xương đùi trên chiều cao tổng thể là gần bằng với 1/3,5 hoặc thậm chí 1/4, theo phương pháp hồi quy và các tỷ lệ tuyệt đối được các nhà khoa học sử dụng.

Việc tái xem xét báo cáo đã được công bố về gò mộ Johnson-Thompson với bằng chứng bức thư này đã mang lại nhiều tiềm năng đáng lưu ý. Báo cáo được tô điểm với thói quen “dò từng câu, đếm từng chữ” thường thấy ở GS Sutton:

“Gò mộ chứa ba thi thể trong tư thế duỗi thẳng và một thi thể trong tư thế co gập trong áo khoác thứ hai, và một thi thể trong tư thế duỗi thẳng và một thi thể trong tư thế bán co gập trên sàn gò mộ. Có bốn lần hỏa táng thi thể riêng biệt, tuy rằng số lượng lớn các mảnh xương cho thấy có nhiều hơn bốn người”.

GS Sutton cung cấp các chi tiết tỉ mỉ về các thi thể, ví như với hai thi thể chôn 35 cm dưới lớp sàn gò mộ:

“Họ đã được đặt nằm dọc theo hướng bắc-nam, với đầu hướng về phía nam. Một thi thể, dài 228,6 cm, thuộc về một người nam và một cái khác, dài 160,02, thuộc về một người phụ nữ. Khoảng cách giữa hai thi thể là 66 cm. Một rãnh đất chưa bị xâm phạm đóng vai trò phân tách chúng”.

Tuy nhiên, hai thi thể được phát hiện ở góc phía đông bắc gò mộ (thi thể 3 và 4) chưa được đo đạc, tuy rằng đoạn nội dung miêu tả về nó đã cung cấp thêm rất nhiều chi tiết:

“Thi thể thứ 3, trong tư thế duỗi thẳng với phần đầu hướng về phía đông bắc, nằm cách sàn gò mộ 35 inches (89 cm). Thi thể thứ 4 với hộp sọ hướng về phía tây nam, nằm cách sàn gò mộ 27 inches (68,5 cm). Các bộ xương [được bảo quản] trong tình trạng khá tốt”.

GS Sutton lưu ý rằng những thi thể này được đặt trong tư thế duỗi thẳng. Điều này, cùng với việc “[được bảo quản] trong tình trạng khá tốt” của chúng, khiến việc thiếu vắng các thông số đo lường kích thước [chiều dài] trở nên thậm chí còn đáng ngờ hơn khi GS Sutton thảo luận về phương pháp đo đạc kích thước ông đã sử dụng trong bức thư gửi Martha Potter từ Hiệp hội Lịch sử bang Ohio.

Phải chăng số liệu thiếu vắng căn bản này đã phản ánh việc điều chỉnh báo cáo về gò mộ Johnson-Thompson sao cho “phù hợp” với các tiêu chí của Potter và TS Baby như được nhắc đến trong bức thư của GS Sutton?




Gò mộ của nền văn hóa Adena. Gò mộ Grave Creek Mound tại thành phố Moundsville, bang Tây Virginia, Mỹ. Ảnh chỉ mang tính đại diện. (Ảnh: Wikimedia)

Các thông số đo lường kích thước cũng biến mất đối với một thi thể khác trong tư thế co gập và một thi thể khác trong tư thế duỗi thẳng tại gò mộ, nhưng điều này có thể là do hai thi thể đã chồng một phần lên nhau, khiến việc đo đạc chính xác kích thước trở nên khó khăn.

Những kẻ trộm thi thể
Có những nguồn thông tin đáng ngờ miêu tả chi tiết các phát hiện về người khổng lồ tại gò mộ Zahn của GS Sutton. Một nguồn tin như vậy đã xuất hiện trong cuốn Những người xây gò mộ, thổ dân da đỏ, và người tiên phong (Mound Builders, Indians, and Pioneers) vào năm 1956, của tác giả William Price. Tác giả Price đã viết rất nhiều mục khác dựa trên các cuộc phỏng vấn với nhân chứng. Lối diễn đạt của đoạn này chắc chắn ám chỉ rằng ông đã thu thập được thông tin gốc từ chính GS Sutton:




“GS Sutton cho biết ông tin rằng các mảnh xương ông thu thập được có thể là một phần của một bộ xương ngoại cỡ. Ý tưởng này tương hợp với các ý tưởng được thu thập từ các địa điểm khác trong bang và sẽ khiến một người nghĩ rằng một chủng người lớn hơn kích thước trung bình từng cư trú tại khu vực này”.

Kết quả điều tra của các tác giả bài viết tại khu đất ở hạt Doddridge tiết lộ rằng thị trấn Morganville, vị trí của gò đất trong trong trang trại Zahn, hiện đã không còn là một thị trấn. Tuy nhiên, tác giả đã liên hệ được với một nguồn tin đáng tin cậy; nhưng ít nhất trong thời điểm hiện tại, người đó đề nghị không công khai danh tính. Theo nguồn tin này, từng có một vụ khai quật thứ hai tại gò mộ Zahn-Maxwell vào năm 1960, và vào lúc đó một bộ xương khổng lồ khác đã được khai quật. Đối với ông Page Lockard vào năm 1929, một phụ tá tại khu vực đã trộm mất bộ xương người khổng lồ.

Chúng tôi đã được cung cấp tên của cá nhân này và được bảo rằng thông tin này là cực kỳ nhạy cảm vì các thân nhân còn sống của người đó vẫn còn đang sinh sống trong khu vực. Bộ xương khổng lồ được khai quật trong gò mộ vào năm 1960 có chiều cao trong khoảng 2 – 2,4 m, và sau đó đã “được bán cho một người mua miền tây giàu có”.

Tiếp sau đó, chúng tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn với những thành viên còn sống của gia đình GS Ernest Sutton và trường Đại học Salem để tìm ra địa điểm hiện đang lưu giữ các di vật. Các tác giả sau đó đã được bảo tới Hiệp hội Lịch sử Hạt Doddridge ở quận lỵ (county seat) West Union.




Bộ xương của một người khổng lồ nam và một người lùn nữ, trưng bày tại cơ sở đào tạo y khoa Royal College of Surgeons ở London, Anh. (Ảnh: Wikimedia)

Thông tin hé lộ từ một cuốn sổ nhật ký
Trong khi đang rà soát các tài liệu cá nhân của GS Sutton, chúng tôi ngạc nhiên khi tìm thấy một cuốn sổ nhật ký với nét chữ của chính GS Ernest Sutton, bên trong chứa báo cáo chi tiết về một cuộc khai quật thứ hai tại gò mộ Do-2 vào năm 1960.

 Cuốn sổ nhật ký này chứa các ghi chú trong quá trình khai quật, được điền vào với tần suất hai lần một ngày trong khoảng từ 31/5/1960 đến tháng bảy cùng năm. Tại thời điểm đó gò mộ này được gọi là gò đất Powel-Fox, vì hai cánh đồng nơi gò mộ nằm trên vừa mới được chuyển nhượng quyền sở hữu.




Trong mục ngày 6/7, GS Sutton ghi chú rằng một “khu vực mộ táng tiềm năng” đã được xác định. Ngôi mộ mới được phát hiện này nằm gần gò mộ được khai quật trước đó 31 năm, vì mục ghi ngày 7/7 đề cập đến việc tái hiện cuộc khai quật năm 1929 khi sàn gò mộ được tiếp cận.

Điều thú vị là, các trang còn lại của cuốn nhật ký, vốn chứa các chi tiết về cuộc khai quật ngôi mộ, đã bị xé bỏ và thất lạc. Một bản kiểm kê các di vật tìm được cùng với cuốn nhật ký có đề cập đến một thi thể “trong tư thế co gập, nằm cách sàn gò mộ 9 inch (22,86 cm)”, tuy nhiên thật không may khi không có thông số đo đạc nào khác được đưa ra.

Điều đáng chú ý là, cuốn sổ có nhiều chỗ đề cập đến một cá nhân, vốn đã được nêu tên trong nguồn thông tin của chúng tôi, là người đã thu thập một bộ xương khổng lồ từ gò mộ Powel-Fox trong lần khai quật thứ hai này. Không nghi ngờ gì, cá nhân này là một phụ tá trong lần khai quật thứ hai vốn chưa được công bố vào năm 1960.

Sau khi truy ngược lịch sử cuốn nhật ký, chúng tôi phát hiện ra rằng người duy nhất động đến nó ngoài gia đình GS Sutton và Hiệp hội Lịch sử Hạt Doddridge là Edward McMichael, nhà khảo cổ học chính thống (state archeologist) của bang Tây Virginia trong giai đoạn 1960 đến 1967. Phải chăng những trang nhật ký này đã bị xé bỏ để che giấu những sự thật phiền phức?

Các kết luận quan trọng
Cuộc điều tra những người khổng lồ tại hạt Doddridge đã đưa ra một số luận điểm quan trọng không chỉ cho ngành khổng lồ học (giantology), mà còn cho chiều dài lịch sử khảo cổ tại thung lũng Ohio.




Trước hết, các chi tiết trong hai bài báo đưa tin về các phát hiện cụ thể này là đặc biệt chính xác, như được đề cập đến bên trên. Ngay cả kết quả phân tích chính xác địa tầng các gò mộ tại trang trại Zahn cũng thấy xuất hiện trong báo cáo, cùng với các hiện vật chính xác được thu thập tại hiện trường. Điều này làm dấy lên một số câu hỏi về việc liệu nhiều hiện vật đáng kinh ngạc còn sót lại về người khổng lồ từ gò đất có thể không chứa các thông tin chính xác hay không. Chắn chắn rằng, tất cả các bản tin báo chí được những người ủng hộ thuyết về người khổng lồ sử dụng làm bằng chứng không còn có thể bị đơn thuần phủ nhận như loại tin lá cải, vì chúng đã được kiểm chứng thông qua phép đối chiếu như ở trên. Các tác giả đã tìm thấy rất nhiều ví dụ khác và sẽ thảo luận chúng trong cuốn sách sắp xuất bản.

Cuộc điều tra cũng đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi vào mối liên hệ giữa những nhà khảo cổ nghiệp dư đầy tài năng như GS Ernest Sutton và các tổ chức lớn như Hiệp hội Lịch sử bang Ohio trong giai đoạn giữa thế kỷ 20, thời kỳ quan trọng nhất trong quá trình phát triển của ngành khảo cổ học vùng rừng. Trên thực tế, chính những người như GS Ernest Sutton là những người đi tiên phong khám phá các gò mộ của nền văn hóa Adena và Hopewell do sự hứng thú đơn thuần với chủ đề này, tuy rằng các tổ chức chính phủ ngày nay đã hạ thấp tầm quan trọng của thực tế đó.

Ảnh minh họa người khổng lồ Bắc Mỹ. (Ảnh: Marcia K Moore / Ciamar Studio)




Dựa trên bằng chứng bức thư trao đổi giữa GS Sutton và Hiệp hội Lịch sử bang Ohio, rõ ràng đã có một sự chỉnh sửa và kiểm duyệt các báo cáo tại hiện trường bởi những cá nhân như TS Raymond S Baby và Martha Potter. Bức thư của GS Sutton cũng đề cập đến một số hiện vật TS Baby đã loại bỏ khỏi hiện trường và không đề cập đến nó trong báo cáo được xuất bản. Cách làm việc như vậy của TS Baby trên thực tế đã “phong tỏa” sự thật về các công trình của TS Sutton. (Xem ví dụ trên trang Facebook Adena Artifacts Lost)

Cuối cùng, lịch sử của các gò mộ trên trạng trại Zahn cho thấy trong một khoảng thời gian, người ta đã từng hứng thú với việc thu thập các bộ xương khổng lồ. Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy các cá nhân tham gia trong vai trò phụ tá của GS Sutton trong các cuộc khai quật có thể đã cướp phá di chỉ này không chỉ một lần, trong một giai đoạn trải dài hơn 30 năm. Theo nguồn tin của chúng tôi, cách hành xử như vậy là rất phổ biến trong khu vực từ hàng thập niên về trước.

Câu hỏi đặt ra là, ai đã có một sự hứng thú lớn đến vậy đối với các di thể người khổng lồ để có thể sẵn sàng bỏ tiền ra nhằm nắm quyền sở hữu chúng? Liên quan đến điều này, có một thực tế rằng sau những niên đại cuối thế kỷ 19, tên của những gia tộc giàu có và những nhà từ thiện khác nhau bắt đầu xuất hiện trong các báo cáo khai quật gò mộ trên khắp nước Mỹ, thông thường có liên hệ với các bộ xương khổng lồ. Trong cuốn sách sắp tới, các tác giả sẽ cố gắng minh họa giả thuyết về động cơ thực sự đằng sau việc loại bỏ các thông tin về chủng tộc người khổng lồ ra khỏi các hồ sơ lịch sử.


Ảnh minh họa trong cuốn “Mundus subterraneus”, gợi ý các mảnh xương hóa thạch thuộc về chủng người khổng lồ. (Ảnh: Wikimedia)

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *