Người cổ đại từng chế tạo rô-bốt, kết cấu tinh xảo y như thật

Không chỉ khoa học của con người hiện tại mới chế tạo được người máy, mà kỹ thuật sản xuất máy móc của người Trung Quốc cổ đại đã từng rất phát triển, có thể nói là đã đạt đến trình độ vô cùng cao siêu.

Ảnh: Yesky.com

Lấy ví dụ, ở triều đại Tây Chu có một vị thợ thủ công tên là Yển Sư. Ông đã tạo ra một người máy biết ca hát nhảy múa gần như giống hệt người thật. Ông muốn dâng nó lên Chu Mục Vương (quân chủ thứ năm của nhà Chu). Người máy này thật đến nỗi ngay cả nội tạng, xương cốt, bộ da và răng tóc đều giống như con người.

Truyện kể rằng, khi Mục Vương đang xuất tuần ở hướng tây, có một thợ thủ công tên Yển Sư đến xin được yết kiến. Khi Yển Sư bước vào cầu kiến, Mục Vương hỏi:

“Ngươi đến đây một mình hay với ai?”

Yển Sư đáp:

“Muôn tâu bệ hạ, Thần có mang theo bên mình một người máy biết ca múa mà thần chế tạo”.

Nói đoạn, Yển Sử trình con người máy cho Mục Vương. Nhạc vừa tấu vang, người máy bắt đầu ca hát nhảy múa, với động tác và âm điệu phát ra phong phú đa dạng. Tiết tấu và cách gieo vần đều nhịp nhàng và hài hòa. Thấy vậy, Mục Vương mười phần thì đến chín phần tin đây không phải là người máy mà là người thật. Do đó, ông yêu cầu nó biểu diễn lại một lần nữa để các phi tần và cung phi được thưởng ngoạn.

Người máy biết ca hát nhảy múa như người thật. Ảnh: paoshouji.com




Lúc màn biểu diễn chuẩn bị kết thúc, người máy này đột nhiên quay ra nhìn chằm chằm vào các phi tần bên cạnh Mục Vương, nét mặt vô cùng háo sắc. Thấy Mục Vương tỏ vẻ tức giận, Yển Sư ngay lập tức chạy đến tháo rời người máy rồi dâng lên cho Mục Vương xem. Chỉ sau khi xem xong, Mục Vương mới biết hóa ra đây là người máy chứ không phải người thật, được tạo thành từ da, gỗ, keo, sơn, và một số vật liệu đen, trắng, đỏ, xanh.

Quan sát kỹ hơn, Mục Vương phát hiện các cơ quan nội tạng bên trong như gan, mật, tim, phổi, lá lách, dạ dày, ruột và một số cơ quan bên ngoài như xương cốt, da lông, răng tóc, đều giống y như thật. Sau khi được lắp ráp lại, người máy vẫn ca hát nhảy múa như thường.

Quan sát kỹ hơn, Mục Vương phát hiện các cơ quan nội tạng bên trong như gan, mật, tim, phổi, lá lách, dạ dày, ruột và một số cơ quan bên ngoài như xương cốt, da lông, răng tóc, đều giống y như thật. Ảnh: hx908.com




Mục Vương vô cùng chấn động, bởi ông không thể tin đây chỉ là một loại máy móc được con người chế tạo.

Cân nhắc một hồi, Mục Vương quyết định bỏ đi trái tim, người máy liền không thể nói chuyện. Ông tiếp tục bỏ đi gan, mắt, người máy liền không thể nhìn thấy. Rồi ông bỏ đi thận và đôi chân, khiến nó mất khả năng vận động. Lúc bấy giờ, Mục Vương mới vui vẻ khen ngợi: “Đây quả thật là một sản phẩm tuyệt vời!”. Sau cùng Mục Vương ra lệnh cho Yển Sư mang người máy trở về Trung Nguyên.

Tiến sĩ Joseph Needham người Anh là tác giả loạt sách “Khoa học và nền văn minh Trung Hoa (Science and Civilisation in China)”. Trong đó ông liệt kê 26 loại phát minh của Trung Quốc cổ đại đã được truyền sang Châu Âu, trong đó máy móc cổ xưa chiếm gần 18 loại, ví như Địa chấn kế, đồng hồ cơ khí, la bàn (kim chỉ nam), diều gỗ và Mộc Ngưu Lưu Mã của Gia cát Lượng. Những phát minh này không những thực dụng, mà còn có kết cấu khéo léo, tinh xảo. Kết cấu tinh vi của các loại máy móc thời cổ đại này cho đến nay vẫn chưa thể được lý giải hoàn toàn bằng khoa học hiện đại.

Bìa sách “Khoa học và nền văn minh Trung Hoa”. Ảnh: Amazon

Mộc Ngưu Lưu Mã

Để giải quyết vấn để vận chuyển lương thảo qua các đường núi gập ghềnh, nguy hiểm ở vùng Tứ Xuyên, Gia Cát Lượng đã phát minh ra một loại công cụ vận chuyển tên là Mộc Lưu Ngưu Mã (loại xe ngựa, trâu được làm bằng gỗ, có khả năng tự di chuyển). Nó có thể vận chuyển trọng lượng ước tính lớn hơn khoảng 400 cân, tương đương gần một năm lương thảo. Nếu như hàng hoá ít, mỗi ngày có thể đi được mấy chục dặm, nếu như hàng hóa nhiều thì mỗi ngày có thể đi được chừng 30 dặm. Dùng cách này ông đã có thể cung cấp lương thực cho mười vạn đại quân nước Thục.




Gia Cát Lượng đã phát minh ra một loại công cụ vận chuyển tên là Mộc Lưu Ngưu Mã để vận chuyển lương thảo. Ảnh: ntdtv.com

Mộc Ngưu Lưu Mã. Ảnh: huitu.com




Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, có đoạn ghi chép việc Gia Cát Lượng tự tạo Mộc Ngưu Lưu Mã. Đây là loại công cụ vận chuyển vô cùng tiện lợi, bởi vì được chế tạo bằng gỗ nên không cần phải ăn uống nghỉ ngơi, có thể liên tục vận chuyển. Ngoài ra tại đầu lưỡi trong miệng của Mộc Ngưu Lưu Mã có một loại cơ quan vận tác, ngay cả khi bị Tư Mã Ý đánh cắp cũng không thể sử dụng được.

Dùng Mộc Ngưu Lưu Mã, Gia Cát Lượng đã có thể cung cấp lương thực cho mười vạn đại quân nước Thục. Ảnh: renren.com

Loại công cụ vận chuyển thần kỳ này, là có thật, chứ không phải chuyện bịa của cổ nhân. Trong sử thi sớm đã có ghi chép, ví như theo ‘Nam Tề Thư -Tổ Trùng chi truyện’: “Gia Cát Lượng tự tạo Mộc Ngưu Lưu Mã, không phải vì để làm phong thủy, mà là một loại máy móc tự vận hành, không cần người điều khiển, không lãng phí sức người”.

Diều Gỗ

Diều gỗ là một loại chim làm bằng gỗ, nhưng có thể bay. Thời Chiến Quốc, Lưu Ban và Mặc Tử đều từng tạo ra diều gỗ.




Diều gỗ. Ảnh: Yesky.com

“Mặc Tử” từng ghi chép:

“Công Thâu Tử vót gọt gỗ, trúc làm thành chim, có thể bay suốt ba ngày trên bầu trời, không rơi xuống mặt đất”.

Hồng Thư cũng có ghi chép:

“Lỗ Bàn chế ra diều gỗ, dùng để quan sát tình hình Tống thành .




Lưu Ban chế tác diều gỗ cũng vì muốn theo dõi tình hình chiến tranh, tương tự như máy bay không người lái hiện đại (drone) với khả năng trinh sát quân địch. Sau này đến thời nhà Hán, Trương Hành cũng chế tạo được diều gỗ. Cho đến hiện nay, kỹ thuật chạm trổ mẫu mã, chế tạo kết cấu máy móc bên trong diều gỗ vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải.

Tửu Sơn được tạo ra bằng kỹ thuật cao siêu

Ảnh: xxsrj.info.

Theo ghi chép trong “Kỷ Vấn”, vào đầu năm Đường Huyền Tông mở ra thời kỳ khai nguyên, ở vùng Đông Hải có một thợ thủ công tài giỏi tên Mã Đãi Phong. Ông từng tạo ra một ngọn Tửu Sơn (núi rượu) với kỹ thuật cao siêu, tinh tế và tuyệt vời.

Tửu Sơn được đặt trong chiếc mâm tròn với đường kính hơn bốn mét, tọa trên lưng một con rùa lớn. Tất cả cơ quan của hệ thống “tửu sơn” này điều nằm trong bụng rùa. Giữa mâm là một ngọn Tửu Sơn cao chừng ba mét với đỉnh núi được thiết kế đặc biệt kỳ diệu.

Ở giữa Tửu Sơn là khoảng không, có thể chứa được ba đấu rượu. Xung quanh Tửu Sơn là một hồ rượu, bên ngoài hồ rượu còn có các ngọn núi bao quanh. Trong hồ rượu có hoa sen, hoa sen và lá sen đều dùng sắt tạo thành. Khi hoa nở, lá sẽ duỗi thẳng, có thể dùng làm đĩa, phía trên bày thịt khô, một số món ngon, trái cây, dùng để nhắm với rượu. Phía nam eo núi có một con Rồng ẩn thân, từ miệng Rồng phun ra rượu, phía dưới miệng Rồng thiết kế các lá sen lớn, ở giữa lá đặt một chiếc ly để hứng rượu. Rồng chỉ phun chừng tám phần rượu vào ly trước. Sau đó mọi người có thể nâng ly chúc rượu.

Nếu uống rượu quá chậm, hai cánh cửa của lầu các trên đỉnh Tửu Sơn sẽ tự động mở ra, xuất hiện người máy mặc áo, đội nón, tay cầm tấm ván mỏng thúc rượu, nhắc nhở người uống, cho đến khi chiếc ly được đặt trở lại đúng vị trí trên lá sen, để tiếp ly rượu mới. Rồng sẽ bắt đầu phun rượu vào ly, người máy mới tự động quay về bên trong lầu các, cửa tự động đóng lại.

Trong suốt bữa tiệc, chỉ cần có ai đó quên uống rượu hoặc thưởng rượu quá chậm, người máy đều sẽ quay trở ra đốc thúc, liên tục như vậy cho đến khi tiệc tàn cũng không hề xảy ra bất kỳ sai sót nào. Phía Tây Tửu Sơn cũng có Rồng phun rượu. Mặc dù đôi lúc, rượu có thể bị phun lệch vào hồ rượu bên dưới, nhưng trong hồ rượu có thiết kế thông đạo bí mật, có thể dẫn rượu từ hồ rượu quay trở lại Tửu Sơn một cách dễ dàng. Cho tới khi bữa tiệc kết thúc, mực rượu trong hồ vẫn như bình thường, không dâng lên chút nào.


Mã Đãi Phong còn phát minh ra một loại ly tự động, được đặt xung quanh Tửu Sơn, miệng rồng phun rượu vào trong. Khi trong ly không có rượu, ly rượu sẽ bị nghiêng. Khi trong ly chứa một nửa lượng rượu, ly rượu sẽ trở nên cân bằng, ngay ngắn, còn nếu trong ly chứa đầy rượu, ly sẽ tự động lật nghiên, để rượu chảy lại vào hồ.

Có thể thấy, cổ nhân đã có khả năng chế tạo ra những cỗ máy vô cùng cao cấp, với độ chính xác cao, đặc biệt có khả năng tự động hóa toàn bộ, trợ giúp con người rất nhiều trong cuộc sống. Kỹ thuật tinh xảo ấy có lẽ nền khoa học hiện đại ngày nay cũng phải học tập.

Nguồn: DKN – Theo Epoch Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *