Theo phong tục nhiều vùng đất ở châu Á xưa, người chết thường được giữ 7 ngày rồi mới mai táng. Tại sao lại có phong tục này?
Người xưa cho rằng con người sau khi chết phải trải qua bảy bảy bốn chín ngày rồi mới có thể đầu thai chuyển sinh. (Getty)
Có người nói đó là tín ngưỡng dân gian. Người xưa cho rằng con người sau khi chết phải trải qua bảy bảy bốn chín ngày rồi mới có thể đầu thai chuyển sinh. 49 ngày này chia làm 7 tuần. Người chết được lưu giữ 7 ngày được gọi là “tuần đầu”, ngày cuối cùng của tuần đầu được gọi là “đêm hồn về”. Vào ngày này, người chết trở về dương gian nhìn lại lần cuối. Ngày này rất quan trọng, người nhà ở dương gian vào ngày ngày không những phải ăn uống linh đình mà còn thể hiện không khí hòa thuận, không tranh cãi. Như thế thì người chết sẽ cảm thấy người nhà ở dương gian có ăn có uống lại vui vẻ thì họ sẽ yên tâm ra đi.
Nguồn gốc phong tục giữ xác 7 ngày
Nhưng có lẽ mọi người không biết là phong tục này có liên quan đến một danh nhân thời cổ đại. Đó chính là Biển Thước, họ Tần, tên Hoãn, tự Việt Nhân, là danh y thời Chiến Quốc. Bởi ông có y thuật cao siêu, do đó mọi người dùng tên của Thần y thời kỳ Hoàng Đế là Biển Thước để gọi ông.
Trong Sử Ký, chương Biển Thước Thương Công Liệt Truyện có ghi chép: Biển Thước ban đầu không phải là thầy thuốc, chỉ là một ông chủ nhà trọ. Tương truyền có lần trời đổ tuyết lớn, Biển Thước thấy có cụ già ở trước cổng bị lạnh đến mức cứng người. Thế là Biển Thước vội vàng gọi người khiêng cụ già vào phòng khách vừa đốt lửa sưởi, vừa nấu nước gừng cho cụ uống nên đã cứu sống được sinh mạng cụ. Cụ già này chính là Trường Tang Quân – một vị Thần y đương thời.
Biển Thước ban đầu không phải là thầy thuốc, chỉ là một ông chủ nhà trọ. (Wikipedia)
Biển Thước thấy cụ già cô đơn khổ cực không nơi nương tựa, thế là ông giữ cụ ở lại hơn chục năm. Trước lúc qua đời, Trường Tang Quân gọi Biển Thước đến bên giường và nói: “Anh là người thiện lương, cũng rất thông tuệ. Ta có phương pháp bí truyền cứu người, giờ đây truyền lại cho anh, nhưng anh nhất định không được tiết lộ ra ngoài. Sau này Biển Thước đã dựa vào phương pháp bí truyền thành để chữa bệnh cứu người, trở thành Thần y”.
Đây chỉ là một câu chuyện, nhưng nó hàm chứa giá trị quan vô cùng chính xác của cổ nhân. Điều gọi là “Đạo không thể dễ dàng truyền thụ”, “Người nhân thì có lòng nhân”, chỉ truyền Đạo cho người đủ tiêu chuẩn đạo đức. Bởi vì thầy thuốc là trị bệnh cứu người, nếu tâm địa bất chính thì sẽ gây đại họa. Thế nên Trường Tang Quân bị lạnh cứng người trước cổng nhà Biển Thước có lẽ chính là để tìm được một truyền nhân tốt đủ tiêu chuẩn, là việc cố ý làm ra như vậy. Mục đích là thông qua quan sát lâu dài, thấy họ đã vượt qua đủ những khảo nghiệm rồi mới đem phương pháp bí mật ra truyền thụ cho.
Lại nói, sau khi Biển Thước tinh thông y thuật, ông hành nghề y ở các nước. Khi đến nước Quắc, Biển Thước thấy người nước Quắc đều đang cầu phúc, ông bèn hỏi Trung Thứ Tử – người yêu thích y thuật rằng đã xảy ra chuyện gì?
Sau này Biển Thước đã dựa vào phương pháp bí truyền thành để chữa bệnh cứu người, trở thành Thần y. (ntdtv.com)
Trung Thứ Tử bèn đem chuyện thái tử đột tử ra kể lại tường tận cho Biển Thước nghe. Sau khi hỏi một hồi, Biển Thước nói với Trung Thứ Tử rằng: “Ông hãy bẩm báo với quốc quân có Biển Thước cầu kiến, có thể kiến thái tử cải tử hoàn sinh”.
Trung Thứ Tử cảm thấy Biển Thước quả là ăn nói hàm hồ, người chết rồi thì làm sao có thể sống lại được?
Thấy Trung Thứ Tử có vẻ hoài nghi, Biển Thước than thở và nói rằng: “Nếu không tin thì ông có thể thử kiểm thái tử, sẽ thấy mũi thái tử bị sưng, từ đùi đến bộ hạ vẫn còn ấm”.
Trung Thứ Tử nghe vậy thì cảm thấy việc này rất quan trọng, liền vội vàng vào cung kiểm tra xem, quả nhiên đúng như những gì Biển Thước nói. Thế là Trung Thứ Tử bẩm báo với quốc quân. Quốc quân nghe xong thì vô cùng vui mừng, vội vàng cho người đón Biển Thước vào cung.
Thế là Trung Thứ Tử bẩm báo với quốc quân. Quốc quân nghe xong thì vô cùng vui mừng, vội vàng cho người đón Biển Thước vào cung. (Miền công cộng)
Biển Thước kiểm tra thái tử một lượt rồi nói: “Bệnh này gọi là ‘thi quyết’ (chết ngất). Con người tiếp nhận âm dương của trời đất, dương làm chủ phần trên và phần bề ngoài, âm làm chủ phần dưới và phần bên trong, âm dương tương hợp thì thân thể mạnh khỏe. Thái tử hiện tại âm dương không điều hòa, huyết quản tắc, thế nên mới dẫn đến khí mạch không theo trật tự, bị mất tri giác, trạng thái giống như là đã chết, nhưng thái tử chỉ là chết giả mà thôi”.
Biển Thước châm cứu vào các huyệt tam dương, ngũ hội của thái tử, sau nửa canh giờ thì thái tử quả nhiên tỉnh lại; tiếp theo lại dùng phương thuốc khiến thái tử ngồi dậy được. Sau đó ông dùng thảo dược điều chỉnh, hơn 20 ngày sau thì thái tử đã khỏi hoàn toàn.
Từ đó người trong thiên hạ đều biết Biển Thước có thể cải tử hoàn sinh, hễ gặp những ca bệnh khó, mọi người đều cảm thán: “Nếu có Biển Thước ở đây thì tốt quá”.
Có lần Biển Thước nghe được mọi người than như thế này, ông cười và lắc đầu nói rằng: “Tôi sao có thể chữa người chết sống lại được? Đó chỉ là người chưa chết thật, tôi chẳng qua là đánh thức người ta tỉnh dậy và tiếp tục sống khỏe mạnh mà thôi”.
Tại sao lại để 7 ngày rồi mới an táng? Đó chính là sợ người ta không phải chết thực sự mà là chết giả. (Pixabay)
Cũng chính vì sự kiện này mà sau này dần dần hình thành phong tục người ta để người chết 7 ngày rồi mới an táng. Tại sao lại để 7 ngày? Đó chính là sợ người ta không phải chết thực sự mà là chết giả. Nếu là chết giả thì người đó có khả năng sống lại. Cứ cho rằng bản thân người đó không thể tự sống lại được, nhưng nếu có thể gặp được Thần y như Biển Thước thì có khi sẽ có kỳ tích xuất hiện. Còn nếu người đó không tự sống lại được, và cũng không gặp được Thần y như Biển Thước, thì chí ít cũng không xảy ra thảm kịch bị chôn sống. Dần dần trong dân gian hình thành phong tục này và lan ra nhiều vùng đất khác nhau ở châu Á. Tuy nhiên tập tục này chỉ hợp với vùng khí hậu khô lạnh, còn vùng khí hậu nhiệt đới thì quả là không phù hợp, bị coi là hủ tục cần xóa bỏ.
Thực ra không phải vậy, Đông y cổ đại đã vô cùng phát triển, đã xuất hiện rất nhiều các danh y như Hoa Đà, Biển Thước, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân, Trương Trọng Cảnh của Trung Quốc, Tuệ Tĩnh, Lễ Hữu Trác của Việt Nam, Hur Jun của Hàn Quốc… Những danh y cổ đại này đều có những tuyệt kỹ chữa bệnh. Hoa Đà nhìn thấy khối u trong não Tào Tháo. Lý Thời Trân quan sát được sự phân bố của kinh lạc trong cơ thể người, trước tác sách “Tần hồ mạch học kỳ kinh bát mạch khảo”.
Đông y thời cổ đại rất phát triển, nó đi theo một con đường hoàn toàn khác với Tây y. Từ thời xưa, người ta đã có thể vẽ ra được sơ đồ hoàn chỉnh hệ thống mạch lạc trong cơ thể mà khoa học hiện đại mãi sau này mới có thể chứng thực được bằng phương pháp của nó. (Wikimedia Commons)
Đông y là nền y học Thần truyền, cũng giống như Đạo, tinh túy của nó ở chỗ vô hình. Sách “Hoàng Đế nội kinh” có nguồn gốc từ bàn tay của Tiên nhân, là bảo điển tu luyện của Đông y. Đông y và Đạo gia có nguồn gốc rất sâu xa, Đông y cổ đại có rất nhiều người tu Đạo. Đạo sĩ tu luyện coi trọng đả thông hai mạch nhâm đốc, kỳ kinh bát mạch, điều này hoàn toàn khớp với lý luận kinh lạc của Đông y. “Khiếu” trong Đạo gia mà “Huyệt vị” trong Đông y là hoàn toàn trùng khớp, là cùng một thứ, chỉ có cách gọi khác nhau mà thôi.
Đã là nền y học Thần truyền thì Đông y tự nhiên có một liên hệ chặt chẽ với tu luyện và tôn giáo. Bất kể là Phật gia hay Đạo gia đều xuất hiện rất nhiều cao thủ chữa bệnh, thậm chí họ còn thông qua công năng đặc dị có thể chữa khỏi bệnh trong chớp mắt. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở phương Đông mà cả ở Cơ Đốc giáo phương Tây cũng có những trường hợp tương tự. Có một bộ phim tài liệu nói về một tín đồ Cơ Đốc ở một quốc gia Đông Nam Á dùng công năng đặc dị trị bệnh. Anh ta dùng bàn tay vô hình (anh ta nhấn mạnh rằng, chỉ có người có con mắt thứ 3 mới có thể nhìn thấy bàn tay vô hình này) đưa vào trong cơ thể người bệnh, sau đó lấy những tổ chức bệnh biến bên trong ra, nhưng bề mặt da thịt của người bệnh lại không có vết thương nào, chỉ là lớp da thấm ra rất nhiều máu tươi, quả là khiến người ta kinh ngạc tán thán.
Bức tranh vẽ Hoa Đà đang phẫu thuật cánh tay, chữa thương cho Quan Vũ. Trong khi đó, Quan Vũ vẫn cười nói vui vẻ và chơi cờ cùng người khác. (Miền công cộng)
Y học phương Tây được kiến lập trên cơ sở giải phẫu thân thể người và kính hiển vi điện tử, thuộc về phạm trù khoa học thực chứng. Đông y không phải là kỹ năng hay kỹ thuật phổ thông, không phải là thông qua giáo dục đại học và thực tiễn lâm sàng bao nhiêu năm là có thể trở thành ngôi sao Bắc Đẩu Đông y được. Y thuật Đông y cao hay thấp thì trước tiên quyết định bởi chuẩn mực đạo đức của người theo nghề Đông y, nó có liên quan mật thiết đến tu dưỡng đức tính của họ. Tại sao Tây y hiện nay phổ biến, chiếm đại đa số việc trị bệnh, còn Đông y thì không phát triển, quá hiếm đại sư Đông y xuất hiện? Chúng tôi cho rằng có những nguyên nhân sau:
1 – Văn hóa truyền thống Á Đông bị phá hủy, nhất là ở Trung Quốc bị tàn phá hầu như không còn. Những chính niệm như Thiên – Nhân hợp nhất, thiện ác nhân quả, nhân nghĩa lễ trí tín… đã bị biến mất.
2 – Hệ thống giáo dục Đông y hiện hàng đã trái ngược với phương thức truyền thừa truyền thống là “sư phụ dẫn dắt đồ đệ”, “khẩu truyền tâm thụ”, “tu luyện đức tính”.
3 – Nhân tâm nóng vội, y phong đáng lo ngại, rất nhiều người theo nghề Đông y quá chú trọng chạy theo danh lợi, truy cầu tiền tài, về cơ bản là không có bối cảnh y đức và điều kiện tĩnh lặng để ngộ ra Đạo lý, thế nên không xuất hiện được bậc đại sư Đông y.
4 – Do ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, thế nên các thảo dược đã mang một số độc tính nhất định. Ngoài ra, xuất phát từ lợi ích kinh tế, các nhà sản xuất thuốc Đông y đã sử dụng các biện pháp trái phép bào chế thuốc Đông dược. Những nguyên nhân này đã giảm mạnh hiệu quả của Đông dược, khiến mọi người dần dần mất đi niềm tin đối với Đông y.
Đông y suy thoái không phải là do bản thân nền y học phương Đông không tốt, mà là do con người không tốt, không đủ điều kiện kế thừa tinh hoa. Nền văn hóa Đông y truyền thống rực rỡ xưa chắc chắn sẽ được khôi phục một khi đạo đức nhân loại được nâng cao trở lại.
Nguồn: NTDVN – Theo SOH