Năm 2018, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến thăm Trung Quốc, và có chuyến công du đặc biệt đến Vũ Hán để xem di tích văn vật này.
Chuông Tăng Hầu Ất – một nhạc cụ có từ 2400 năm trước, nó có nguyên lý giống hệt chiếc đàn piano hiện nay, có 5 quãng tám chia thành 12 bán cung bằng nhau, gọi là 12 bình quân luật (Ảnh chụp màn hình)
Ông vừa xem vừa lẩm nhẩm tự hỏi, mì ăn liền là do người ngoài hành tinh tạo nên sao. Ông không ngờ rằng trong số những người Trung Quốc đi cùng ông lại có người hiểu được ngôn ngữ bản địa của mình, và câu chuyện này đã trở nên nổi tiếng với người dân ở Vũ Hán. Mọi người cũng nói rằng trong ngôi mộ cổ này đã khai quật được chiếc tủ lạnh sớm nhất thế giới, dàn nhạc giao hưởng sớm nhất thế giới, những con dao làm bánh xe ngựa sớm nhất thế giới, bản đồ 28 chòm sao sớm nhất, và thậm chí 173 vật trang trí cổ từ Ai Cập.
Vào năm 1978, một sĩ quan quân đội trẻ đưa Phó giám đốc Phòng Văn hóa – Giáo dục huyện đến công trường, chỉ vào tảng đá lớn bị nổ và nói rằng: “Lẽ nào đây không phải là mộ cổ sao”.
Đây là lần thứ ba người sĩ quan tới huyện để tìm người đưa tới công trường. Hai lần trước, khi các chuyên gia tới, họ đều nói rằng ở phía dưới đó không có mộ cổ, nên họ bảo cứ yên tâm cho nổ mìn. Người Phó phòng Văn hóa lần này tới, ông là người am hiểu, và đã nói: “Thật kinh ngạc, phía dưới này là ngôi mộ lớn thời Xuân Thu từ 2000-3000 năm trước. Nó lớn gấp 6 lần Mã Vương Đôi ở Trường Sa, và gấp 8 lần so với Sở Mộ, nơi phát hiện ra thanh kiếm Việt Vương Câu Tiễn”.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là ngôi mộ này không có tính đối xứng. Các huyệt mộ thông thường của Trung Quốc hay chú ý đến sự đối xứng. Nhưng ngôi mộ này lại có hình dạng như một thanh kiếm chỉ về phía đông.
Ngôi mộ này lại có hình dạng như một thanh kiếm chỉ về phía đông (Ảnh chụp màn hình)
Mộ mắt biển
Người ta đồn rằng đây là một ngôi mộ mắt biển, có hai con rồng vờn ngọc ở núi Đại Ba và núi Đại Biệt; khí sông Dương Tử, sông Hán, lấn át núi Đại Hồng, nơi ngôi mộ cổ Vân Mộng, lại tình cờ nằm ở mắt biển của đầm Vân Mộng.
Đầm Vân Mộng là một vùng đất ngập nước, đầm lầy rộng lớn, sau này đã khô cạn và trở thành đồng bằng Giang Hán ngày nay. Truyền thuyết kể rằng mộ mắt biển cố tình chôn cất người đã khuất ở mắt biển trong hồ lớn và đầm lớn, sau đó huyệt mộ sẽ bị mắt biển nhấn chìm, và quan tài sẽ lơ lửng trong mắt biển, huyệt mộ sẽ giống như cung điện ở sông âm phủ.
Vào ngày này, trực thăng của Quân khu Vũ Hán bay phía trên ngôi mộ, cần cẩu đã chuẩn bị xong, sẵn sàng mở ngôi mộ, quả thực toàn là nước, thật sự là một ngôi mộ mắt biển. Có người ở hiện trường nói: “Vậy cũng đã xong, vất vả lắm, nửa năm mới đào được ngôi mộ cổ bị ngâm hàng nghìn năm, sợ cặn bã ngâm rữa hết rồi?”
Có người còn nói cái này gọi là “khô ngàn năm, ẩm ướt vạn năm, không khô không ướt chỉ nửa năm”. Đây là công nghệ chống ăn mòn siêu việt sử dụng phong thủy âm dương. Mộ mắt biển có thực sự tuyệt vời như vậy không? Không ai trong số các nhà khảo cổ học hiện đại từng nhìn thấy ngôi mộ như vậy.
Vì vậy, đầu tiên họ treo vài chiếc quan tài trôi trên biển, bên trong những chiếc quan tài là hài cốt của 21 cô gái trẻ. Ngoài ra còn có hài cốt của một con chó.
Bên trong những chiếc quan tài là hài cốt của 21 cô gái trẻ (Ảnh chụp màn hình)
Sự thật được tiết lộ
Các nhà khảo cổ học bắt đầu bơm nước, một con vịt nổi lên, trên bụng nó có vẽ hoa văn kỳ quái, tiếp tục bơm nước thì xuất hiện 3 xà gỗ vô cùng chắc chắn. Nó giống như dùng để chống đỡ thứ gì đó. Ba xà gỗ này đã được ngâm trong nước hàng ngàn năm, mà không hề bị biến dạng.
Các nhà khảo cổ học bắt đầu bơm nước, một con vịt nổi lên, trên bụng nó có vẽ hoa văn kỳ quái (Ảnh chụp màn hình)
Các nhà khoa học nói rằng đó là do khi thiết kế huyệt mộ, năm bề mặt trước, sau, trái, phải, bên trên đều đã được xử lý chống thấm và chống ẩm, nhưng bề mặt dưới không được chống thấm. Nước xâm nhập vào huyệt mộ từ bên dưới, di tản ra ngoài không khí, bảo vệ văn vật một cách hoàn hảo.
Khi tiếp tục bơm nước, 3 thanh xà bằng gỗ lộ lên trên mặt nước. Thì ra đây là nhạc cụ gõ chuông đồng, bên dưới xà gỗ treo hàng chục chiếc chuông nặng vài trăm kg, chúng đã được treo như thế này hàng nghìn năm nay. Bao quanh những chiếc chuông là hàng trăm món đồ bằng đồng kiểu dáng giống mì ăn liền của người ngoài hành tinh, phía trên có ghi “Tăng Hầu Ất”. Đây là mộ Tăng Hầu Ất nổi tiếng huyện Tuỳ.
Văn vật kỳ lạ thứ nhất: nhạc cụ chuông đồng
Văn vật nổi tiếng nhất trong ngôi mộ cổ chính là chuông Tăng Hầu Ất – một nhạc cụ có từ 2400 năm trước, nó có nguyên lý giống hệt chiếc đàn piano hiện nay, có 5 quãng tám chia thành 12 bán cung bằng nhau, gọi là 12 bình quân luật. Để thiết kế 12 luật bình quân, cần phải có trình độ toán học cực kỳ cao, để chia một quãng 8 thành 12 phần bằng nhau, thiết kế một dãy số tỷ lệ rất tinh vi. Cha của nhà khoa học vĩ đại Galileo là Vincenzo Galileo đã nghiên cứu cả đời mà không tìm ra được dãy số này. Mãi cho đến năm 1630, dãy số này mới được thiết kế.
Văn vật nổi tiếng nhất trong ngôi mộ cổ chính là chuông Tăng Hầu Ất – một nhạc cụ có từ 2400 năm trước (Ảnh chụp màn hình)
Tất nhiên, gần đây người ta nói rằng nó được thiết kế bởi Chu Tái Dục vào năm 1851. Theo dãy số này, 100 năm sau mới phát minh ra nhạc cụ hoàn hảo nhất là piano. Từng phím đàn piano ứng với một âm, đánh xuống phím đàn sẽ làm động tới búa đàn, búa đập vào bản đàn và tạo ra âm thanh. Chuông Tăng Hầu Ất, một tiếng chuông tương ứng với hai âm, búa đánh vào giữa chuông và đánh vào hai bên chuông phát ra hai bán âm hoàn toàn khác nhau. Nếu muốn chuông phát ra tiếng chính xác 5 quãng 8 độ 12 bán âm, cả ba phương diện về lý thuyết âm nhạc, toán học và đúc tạo cần phải đạt đến trình độ của thế kỷ mười tám.
Ban đầu, các chuyên gia không biết diễn tấu nhạc cụ chuông này như thế nào, họ cho rằng đó là món đồ chơi ngũ âm, chỉ nghe tiếng vang mà thôi. Bởi vì cho tới nay hầu hết các loại nhạc cụ truyền thống ở Trung Quốc hiện đại đều chỉ có ngũ âm. Không ngờ, chính những họa tiết, hoa văn kỳ lạ trên thân con vịt nổi lên kể trên, chính là cách chơi nhạc cụ chuông đó.
Hóa ra hai thanh gỗ lớn được khai quật tại hiện trường không phải dùng để chống chuông, mà nó là một công cụ để đánh chuông. Cộng thêm các dòng chữ ở bên thân chuông, các chuyên gia cuối cùng đã làm hồi sinh cây đàn piano 2.400 năm tuổi, chứa toàn bộ dàn nhạc giao hưởng trong cung điện của Tăng Hầu Ất.
Văn vật kỳ lạ thứ hai: đồ đồng hình dạng mỳ ăn liền
Đồ đồng hình dạng mỳ ăn liền (Ảnh chụp màn hình)
Đồ đồng này được đúc như thế nào? Nó cũng giống như in 3D.
Một lần có người bạn từ Vũ Hán đưa một người bạn quốc tế đến bảo tàng để xem các di tích văn vật của mộ Tăng Hầu Ất. Người bạn quốc tế đứng trước cái giá trống hình rồng và nói rằng anh phải đếm xem có bao nhiêu con rồng. Sau khi đếm cả buổi chiều, anh nói rằng có 49 con, và không tìm thấy bất kỳ một mối hàn nào.
Trong những năm 1980 và 1990, các chuyên gia đúc đã nghiên cứu xem những đồ đồng hình dạng mì ăn liền này được đúc như thế nào. Nếu khuôn được tạo thành liền khối thì phải có vạch kẻ, nhưng không thể tìm thấy vạch nào trên đồ đồng. Nếu là hàn từng mảnh ghép lại thì phải có các mối hàn. Nghe nói rằng để tìm ra những điểm hàn này, người ta thậm chí còn không tiếc khi cào lớp gỉ đồng trên sản phẩm thật. Kết quả vẫn là không có gì, và hoàn toàn không phải là vấn đề kỹ thuật đánh bóng của người xưa cao siêu đến mức nào.
Điều đó có nghĩa là chỉ có một khả năng, đó là nó đã được đúc bằng phương pháp sáp tự tiêu. Phương pháp sáp tự tiêu có nghĩa là trước tiên dùng sáp làm một phôi giống hệt, sau đó làm khuôn đất sét bên ngoài, rồi nung khuôn đất sét thành hình. Trong quá trình nung, sáp nóng chảy và chảy ra ngoài, khuôn trở nên rỗng bên trong. Sau đó đổ nước đồng vào khuôn rỗng bên trong, sau khi nước đồng nguội thì làm vỡ khuôn gốm bên ngoài để thu được đồ đồng.
Ngày nay việc đúc tỉ mỉ đều dựa trên nguyên tắc này. Các chuyên gia cho rằng ở Trung Quốc không tồn tại phương pháp sáp tự tiêu, thậm chí có thuyết cho rằng phương pháp này đã xuất hiện vào thời nhà Minh và nhà Thanh, hế mà thực sự phương pháp này đã có cách đây hơn 2.400 năm.
Nếu những đồ đồng hình dạng mì ăn liền này được làm bằng phương pháp sáp tự tiêu thì sẽ gặp khó khăn về kỹ thuật.
Thứ nhất, mỗi cấu trúc không gian trong khuôn gốm phải được thiết kế với một cổng dẫn lưu tinh xảo, để có thể xả hết nước sáp ra ngoài. Đồng thời đảm bảo rằng không tạo ra bọt khí khi đổ nước đồng vào.
Thứ hai, cần đảm bảo rằng cổng dẫn lưu có thể được thoát ra một cách hoàn hảo qua khe hở cực nhỏ.
Thứ ba, trong quá trình nung khuôn gốm không được có biến dạng dù là nhỏ nhất.
Thứ tư, một khuôn gốm sứ có bề ngoài đủ tiêu chuẩn cũng phải đảm bảo không bị hư hại bên trong
Ngay cả ngày nay, một món đồ đồng hình dạng mỳ ăn liền hoàn hảo như vậy có thể cần phải được chọn lọc từ hàng chục sản phẩm. Các chuyên gia ước tính rằng hơn 2.400 năm trước, những người thợ thủ công có thể đã làm hàng nghìn, hàng vạn sản phẩm mới từ đó chọn ra một tác phẩm hoàn hảo này. Việc này có thể cần tới 1.000 người thợ thủ công làm trong thời gian gần 100 năm.
Suy đoán này cũng được các nhà khảo cổ học xác nhận, vì trên bề mặt chiếc bình bằng đồng hình dạng mì ăn liền này mang tên của hai thế hệ Tăng Hầu. Tăng Hầu Ất đã cào và khắc tên của cha mình là Tăng Hầu Mậu Phụ, vì vậy rất có thể trong hai thế hệ mới sản xuất được một món đồ đồng hoàn hảo như vậy.
Rất có thể trong hai thế hệ mới sản xuất được một món đồ đồng hoàn hảo như vậy (Ảnh chụp màn hình)
Hoặc, người xưa có công nghệ tiên tiến nào mà chúng ta không thể tưởng tượng đến. Chẳng hạn, đối với những chiếc chuông đồng kể trên, ban đầu các chuyên gia cho rằng mỗi chiếc chuông là một cực phẩm được chọn ra từ trong ngàn cái. Vì để một chiếc chuông có thể phát ra hai âm chính xác thì nó phải hoàn hảo 100% về hình dáng, độ dày và nặng nhẹ, độ khó của việc đúc này quá lớn, và liệu có thể đạt được mục tiêu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào may rủi.
Kết quả là, nghiên cứu sau này phát hiện ra rằng người xưa dùng những chiếc đinh to trên quả chuông để tinh chỉnh cao độ, điều này thật là thông minh.
Văn vật kỳ lạ thứ ba: hộp sơn 28 Chòm sao
Trước khi chiếc hộp sơn mài này được khai quật, thế giới đã công nhận rằng 28 chòm sao của Trung Quốc là từ Ả Rập và Ấn Độ truyền tới. Bởi vì có 27, 28, 30 và các chòm sao khác trong lịch sử thiên văn của họ. Tuy nhiên, 28 chòm sao của Trung Quốc xuất hiện đột ngột như từ trên trời rơi xuống, cực kỳ chính xác. Sau khi hộp sơn mài được khai quật, 28 chòm sao và chòm sao Bắc Đẩu đã được vẽ rõ ràng trên đó. Tuổi của nó có sớm hơn 28 chòm sao được khai quật ở Ấn Độ và Ả Rập.
Hộp sơn 28 Chòm sao (Ảnh chụp màn hình)
Phân tích sâu hơn, bất ngờ lại xuất hiện. Hóa ra bản đồ sao trông nguệch ngoạc này hóa ra lại có ý nghĩa. Nó đối ứng với bản đồ sao thật lúc 5 giờ chiều ngày 3 tháng 5 âm lịch năm 433 trước Công nguyên. Thời gian này thật đáng sợ, bởi vì nó rất gần với ngày chết của Tằng Hầu Ất được ghi lại trong lịch sử khảo cổ học, rất có thể người xưa đã sử dụng bức tranh này để cho chúng ta biết chính xác thời điểm cái chết của Tăng Hầu Ất.
Vũ khí thất truyền
Theo Chu Lễ, năm loại vũ khí truyền thống nhất được gọi là qua (mác), thù (gậy nhọn), kích (giáo), tù mâu (giáo tù), di mâu (giáo di). Kết quả là cho đến nay, cái thù đã bị thất truyền, không ai biết cái thù trông như thế nào. Hầu hết các học giả đều tin rằng cái thù đã tiến hóa thành cái côn Ngũ lang Bát quái. Chiêu pháp rất quyết liệt, đây là một vũ khí cùn để tấn công những người lính mặc giáp dày.
Tuy nhiên, một số người cho rằng thù là một loại vũ khí sắc bén. Trong “Tả truyện” có ghi lại rằng Tần Mục Công đã dẫn quân tấn công nước Tấn. Tấn Huệ Công nóng nảy, đánh xe đi tìm Tần Mục Công liều mạng. Cao thủ cầm cây thù bên phải xe dốc toàn lực, đầu mũi thù bất ngờ xuyên qua 6 tầng áo giáp của Tần Mục Công. Có thể thù chính là một mũi lao.
Ngoài ra, trên chiến xa của Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những cao thủ phóng lao, không có lý nào trên chiến xa của Trung Quốc không có cao thủ phóng lao. Theo logic này, binh lính ném thù thời Xuân Thu và Chiến Quốc cũng không khác 300 chiến binh Sparta, và họ là những lực lượng đặc chủng sử dụng lao.
Vậy thù nó là một cây lao hay gậy Bát quái? Sự khác biệt giữa hai cái rất lớn. Cho đến khi một kho vũ khí được khai quật trong lăng mộ của Tằng Hầu Ất, trên một vũ khí kỳ lạ có viết ra cách sử dụng thù của Tăng Hầu Mậu Phụ. Hóa ra thù chính là loại chùy có mũi nhọn, không chỉ có thể đâm thủng áo giáp, mà còn có thể ném ra ngoài như một mũi lao.
Vậy thù nó là một cây lao hay gậy Bát quái? (Ảnh chụp màn hình)
Đồng thời, trong kho vũ khí cũng tìm được con dao bánh xe của chiến xa, rất hoàn thiện, không ai nói con dao bánh xe này là do Alexander truyền lại.
Quan tài bằng đồng bị nghiêng
Người xưa rất chú ý đến phong thủy âm dương, trong quan tài có hai điều cấm kỵ không được vi phạm. Thứ nhất, quan tài không được làm bằng kim loại, nếu không linh hồn sẽ bị mắc kẹt bên trong đó. Thứ hai, việc chôn cất phải đúng quy luật, vuông vắn. Kết quả là Tăng Hầu Ất đã làm một chiếc quan tài bằng đồng, còn sắp xếp không vuông vắn, có xu hướng nghiêng, có một bên còn dựa vào tường.
Vào thời điểm đó, cần cẩu nặng 5 tấn được sử dụng tại khu vực khai quật cũng không thể nhấc nổi chiếc quan tài này. Một chiếc xe cẩu 5 tấn khác phải đưa đến, dùng hai chiếc cẩu một lúc nhưng vẫn không di chuyển được. Sau này người ta đo được khối lượng tịnh của quan tài này nặng 9 tấn, hai cần cẩu hiện đại cũng không nâng được, người xưa đã vận chuyển và đặt quan tài lớn nặng 9 tấn này như thế nào? Huyệt mộ này không có lối đi, là một cái giếng dựng thẳng đứng, từ đỉnh núi đến lăng mộ khoảng 20m.
Người xưa đã vận chuyển và đặt quan tài lớn nặng 9 tấn này như thế nào? (Ảnh chụp màn hình)
Sau đó, các chuyên gia giải thích rằng chính vì người xưa phải rất khó nhọc vận chuyển chiếc quan tài này nên đã xảy ra sơ suất trong quá trình chôn cất, một sợi dây thừng bất ngờ bị đứt khiến quan tài nghiêng dựa vào tường. Sau đó người xưa không thể làm gì với chiếc quan tài to lớn nặng 9 tấn này nên chỉ có thể để nó nằm nghiêng hơn 2.400 năm.
Cũng có những chuyên gia không nghĩ như vậy, và họ đã đưa ra một giải thích kinh ngạc. Trên quan tài chính có vẽ cửa sổ, lẽ ra cửa sổ là để cho linh hồn ra vào, theo góc nghiêng lúc khai quật, kéo dài hướng cửa sổ này, chỉ đúng vào ngôi sao Sirius trên bầu trời vào ngày chôn cất. Đây không phải là phong tục mai táng ở Trung Quốc. Nơi khai quật tìm thấy phong tục này nhiều nhất là ở các kim tự tháp của Ai Cập, nó là một cái hố não tuyệt vời.
Sông âm phủ, tái sinh và Sirius gần như đã tìm thấy một Osiris (Diêm Vương của Ai Cập cổ đại) trên quan tài của Tăng Hầu Ất.
Trang trí hình mắt chuồn chuồn
Bên trong quan tài khi khai quật được tìm thấy 173 hạt thuỷ tinh, sau khi rửa sạch, người ta nói rằng có nhà khảo cổ tại hiện trường sợ hãi đến mức ngồi xuống mặt đất. Đây là món đồ xa xỉ yêu thích nhất của các Pharaoh Ai Cập – trang trí hình mắt chuồn chuồn. Tại sao nó lại có thể xuất hiện trong ngôi mộ cổ ở Hồ Bắc cách đây hơn 2.400 năm, hơn nữa còn có tới 173 hạt cùng một lúc.
Bên trong quan tài khi khai quật tìm thấy 173 hạt thuỷ tinh, là món đồ xa xỉ yêu thích nhất của các Pharaoh Ai Cập – trang trí hình mắt chuồn chuồn (Ảnh chụp màn hình)
Các chuyên gia đã sớm đưa ra lời giải thích rằng, đây không phải là trang trí hình mắt chuồn chuồn của Ai Cập mà là một loại hạt thuỷ tinh do chính Trung Quốc phát triển. Họ cũng lấy thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được khai quật vào năm 1965 để làm bằng chứng, vì thanh kiếm đó cũng có thành phần thủy tinh. Tuy nhiên, thành phần của thủy tinh Trung Quốc khác với thủy tinh phương Tây, thủy tinh Trung Quốc chứa hàm lượng chì cao, sau khi kiểm tra, trang trí hình mắt chuồn chuồn trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất có hàm lượng chì rất thấp, nhưng thành phần giống như thủy tinh Ai Cập. Do đó có thể khẳng định 173 trang trí hình mắt chuồn chuồn này đích thực của Ai Cập.
Các chuyên gia hiện giải thích rằng, trước con đường Tơ lụa, đã có một con đường thủy tinh nối Trung Quốc và Ai Cập. Nó có thể đi qua từ thảo nguyên phía bắc, hoặc nó có thể đã truyền từ Pamirs và Persia ở Tân Cương, nhưng rất có thể nó đã truyền từ nước Sở, Ba Thục và Ấn Độ ở phía nam.
Chính xác là vào năm 1993, nhà khảo cổ nước ngoài Ai Cập cũng đã phát hiện ra lụa từ Trung Quốc trong một ngôi mộ Ai Cập. Điều thú vị hơn là ngôi mộ Ai Cập này có niên đại từ 1000 năm trước Công nguyên, sớm hơn ngôi mộ của Tằng Hầu Ất 600 năm. Trong trường hợp này, rất có thể từ 3.000 năm trước, người Trung Quốc đã đến Ai Cập, mang theo lụa đến và mang về trang trí mắt chuồn chuồn từ Ai Cập.
Người này có thể là Chu Mục Vương trong truyền thuyết của nhà Chu, người đã đi thăm Tây Vương Mẫu ở Dao Trì, Tây Thiên chăng? Thật trùng hợp, sau đó người ta đã xác nhận rằng Tăng Hầu Ất chính là quốc vương của Tuỳ quốc trong sử sách, và Tuỳ quốc tình cờ là một trong những người họ hàng chính tông nhất của Chu Mục Vương, họ Cơ.
Có thể, có một hoàng tử họ Cơ trong đội quân của Chu Mục Vương nhà Chu năm đó, người đã giúp vua Chu gửi một xe tơ lụa và nhận lại 173 trang trí hình con mắt chuồn chuồn. Sau đó, cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã tìm thấy nó trong ngôi mộ kỳ quái này?
Nguồn: NTDVN
- Phát hiện di chỉ bức tường thành Jerusalem, xác nhận sự tích trong kinh Thánh
- Bí ẩn những hòn đá “sống”: Tự lớn lên, sinh sôi và di chuyển
- 7 bí mật về Hệ Mặt Trời vẫn chưa có lời giải đáp