Ngôi làng lạ lùng: 237 người khác huyết thống nhưng giống hệt nhau, cách phân biệt không ai ngờ tới, khoa học chưa thể giải thích

Hàng trăm người dân tại một ngôi làng có ngoại hình rất giống nhau, trông như anh em sinh đôi dù hoàn toàn không có quan hệ huyết thống. Các nhà khoa học cũng chưa thể tìm ra câu trả lời thuyết phục.

Trên thế giới này, mỗi người đều có vẻ ngoài độc đáo của riêng mình. Ngoại hình không chỉ là cơ sở quan trọng để con người nhận dạng cá nhân, mà nó còn phản ánh trạng thái tinh thần của một người ở một mức độ nhất định.

Thậm chí chúng ta còn có thể đánh giá đặc điểm tính cách và kinh nghiệm trước đây của một người thông qua vẻ ngoài của họ. Ngoại hình ưa nhìn không chỉ có thể cải thiện sự tự tin, mà còn mang lại ấn tượng tốt cho người khác, điều này sẽ ghi điểm rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày và công việc.

Tuy nhiên, trên thế giới này vẫn sẽ tồn tại 1% của những sự thật kỳ lạ và bí ẩn. Gần đây, 237 người Ấn Độ có khuôn mặt gần giống hệt nhau đã thu hút nhiều sự hiếu kỳ cũng như quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới.

Tại phía Nam Ấn Độ có một ngôi làng tên là Haragonan, các hộ gia đình trong thôn không nhiều, tổng dân số chỉ khoảng hơn 200 người. Ngôi làng này nổi tiếng nhờ vào một điều đặc biệt bí ẩn, trong làng có 237 người có vẻ ngoài trông giống hệt nhau. Điều này đã tạo nên các giai thoại khác nhau, Haragonan cũng trở thành chủ đề bàn luận của nhiều người dân Ấn Độ.

Ảnh: Ngôi làng Haragonan tại Ấn Độ

Trên thực tế, ngoại trừ những cặp song sinh giống hệt nhau, rất khó để chúng ta tìm thấy hai người trông giống hệt nhau, bởi vì ngoại hình của trẻ sơ sinh được xác định bởi nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, trên thế giới vẫn có hiện tượng sinh ba, sinh tư hoặc thậm chí sinh năm, nhưng xác suất của việc này rất thấp.

Nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này là gì? Nhiều nhà khoa học có suy luận riêng của mình, nhưng không ai có thể đưa ra bằng chứng và lý luận khoa học về hiện tượng này.

Ngôi làng Haragonan không có bất kỳ đặc sản nổi tiếng nào, vì vậy rất ít người biết đến ngôi làng này. Cuộc sống của cư dân nơi đây rất yên bình, họ không hề nhận ra sự kỳ lạ trong chính ngôi làng của mình cho đến khi một nhà di truyền học người Đức xuất hiện, đã phá vỡ sự yên bình của ngôi làng.

Chuyên gia người Đức phát hiện ra rằng, các đặc điểm trên khuôn mặt của cư dân trong làng gần như giống hệt nhau. Họ có chiếc mũi giống hình nón, lông mày rậm và đôi môi rất dày. Rất khó để phân biệt họ chỉ bằng mắt thường, điều này khiến chuyên gia Đức rất ngạc nhiên.

Về lý do tại sao lại có hiện tượng này, những người lớn tuổi trong làng tin rằng các vị thần đã ban cho họ những công năng kỳ lạ như vậy. Nhưng hiện tượng “trăm người giống nhau” đã trái ngược rất nhiều định nghĩa trong di truyền học loài người.

Do đó, nhiều chuyên gia đã đến đây để thực hiện nghiên cứu.

Sau các cuộc nghiên cứu, trong số nhiều giả thuyết thì có hai giả thuyết được nhiều người công nhận.

Giả thuyết thứ nhất, do vị trí của ngôi làng nằm ở vùng núi, giao thông khó khăn, người dân trong làng quen với cuộc sống tự cấp. Do vậy, người trong làng chỉ kết hôn với người trong làng.

Giao phối cận huyết lâu dài dẫn đến những đứa trẻ sinh ra có ngoại hình rất giống nhau, theo thời gian, mọi người trong làng đều có ngoại hình giống nhau.

Giả thuyết thứ hai, dưới góc độ địa chất, nguồn nước là nguyên nhân dẫn đến mọi người có ngoại hình giống nhau. Nhà khoa học đã khảo sát, lấy mẫu nguồn nước trong làng và phát hiện nguồn nước rất giàu bạch kim và bismuth, những chất quý hiếm này có thể đã ảnh hưởng đến hệ gen của phụ nữ mang thai, khiến trẻ con sinh ra có ngoại hình giống hệt nhau.


Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là người trong làng giống nhau như thế, họ làm thế nào để phân biệt lẫn nhau?

Câu trả lời đó chính là họ nhận dạng nhau qua chất giọng riêng biệt của mỗi người, người có giọng nói điềm đạm, người có giọng nói the thé,… chỉ cần đối phương cất giọng nói họ liền có thể nhận ra đối phương là ai.

Ngoài ra, trưởng thôn còn quy định dân làng không được mặc quần áo cùng màu, kiểu dáng, con gái không được để kiểu tóc giống nhau, để tránh nhầm lẫn. Dân làng vẫn luôn dùng những cách trên để phân biệt quan hệ và địa vị, nên mọi người trong làng đã quen với cách sống này từ lâu và không cảm thấy có bất kỳ ảnh hưởng nào đến cuộc sống.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *