Nghiên cứu: Ý thức của con người vẫn còn sống, ngay cả khi thân thể đã chết.

Điều gì xảy ra sau khi bạn chết? Một nhóm các nhà nghiên cứu ở New York đang khám phá bí ẩn này. Họ kết luận rằng người ta vẫn hoàn toàn có ý thức rõ ràng vào lúc chết.

Ảnh minh họa phải chăng ý thức vẫn còn sau khi con người đã chết? (Ảnh: Pixabay)

Trước đây, người theo chủ nghĩa hoài nghi sẽ bỏ qua những tuyên bố về trải nghiệm cận tử và thường gắn mác cho những vấn đề này là do các yếu tố sinh lý và tâm lý gây ra. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ý thức của một người vẫn hoạt động sau khi cơ thể đã chết hay không còn dấu hiệu của sự sống.




Nói cách khác, người này biết rằng họ đã chết. Nếu người đó đang ở trong phòng bệnh viện, anh ấy/cô ấy thậm chí có thể nghe thấy các bác sĩ thông báo về cái chết của họ.

Có một bộ phim được phát hành vào những năm 90 có tên Flatliners, nội dung là năm sinh viên y khoa cố tình làm ngừng nhịp tim của mình trong một khoảng thời gian ngắn để trải nghiệm về thế giới bên kia. Hiện nay một nhóm các nhà nghiên cứu từ trường Y khoa Langone thuộc Đại học New York cũng đang nghiên cứu những tình huống tương tự.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét những bệnh nhân đã được cấp cứu ở châu Âu và Hoa Kỳ, những người được cứu sống sau khi tim bị ngừng đập (hoặc đau tim).

Ảnh minh họa sơ cứu một bệnh nhân (Ảnh: ER24 EMS (Pty) Ltd./Flickr)




Giám đốc nghiên cứu hồi sức và hồi sức cấp cứu của NY NYU, bác sĩ Sam Parnia nói với trang LiveScience rằng: “Nói một cách khoa học, đó là lúc mà bạn rơi vào khoảnh khắc của cái chết, khi trái tim ngừng đập, máu không còn lưu thông lên não nữa, có nghĩa là chức năng não ngừng lại gần như tức thời”.

Ông cho biết thêm: “Họ theo dõi và miêu tả công việc các bác sĩ và y tá đang làm, nghe được rõ ràng những cuộc trò chuyện, và những điều trực quan đang diễn ra xung quanh ngay cả sau khi họ được công bố là đã chết”. Những câu chuyện như thế này sau đó đã được xác nhận bởi các nhân viên y tế và điều dưỡng có mặt tại hiện trường.

Ám chỉ đến những người phải đối mặt với trải nghiệm cận tử, Tiến sĩ Parnia cho rằng: “Những ai có những trải nghiệm cận tử sâu sắc thường có xu hướng tích cực hơn sau khi quay trở lại với cuộc sống, họ trở nên vị tha hơn, gắn kết hơn với việc giúp đỡ người khác. Họ tìm thấy một ý nghĩa nhân sinh mới sau khi trải qua cái chết”.




Những phát hiện gần đây đặt ra một số câu hỏi quan trọng. Nếu cơ thể vật chất đã chết và ngừng hoạt động, thì làm sao một người vẫn còn ý thức tỉnh táo? Có phải tư tưởng, suy nghĩ của con người không xuất phát từ não, như đề xuất của các nhà khoa học, mà từ ý thức tâm linh, giống như một linh hồn, không bị giới hạn bởi cơ thể xác thịt?

Hiện tượng hoán đổi linh hồn
Câu chuyện kỳ lạ về việc “hoán đổi linh hồn” của hai cô gái sống tại Cà Mau hay việc “đầu thai” kỳ quặc của cậu bé sống ở Hòa Bình sau khi đã chết là hai trong số những chuyện lạ Việt Nam có thật mà chưa có nhà khoa học nào lý giải được.

Nhật báo Bưu điện Việt Nam số ra ngày 5/12/2010 từng dẫn về một câu chuyện kỳ bí về việc “hoán đổi linh hồn” lạ lùng tại Cà Mau. Câu chuyện lạ có thật này xảy ra vào khoảng năm 1990 tại gia đình ông Cả Hiêu thuộc địa phận làng Tân Việt, Đầm Dơi, Cà Mau. Nhà ông Cả Hiêu có một cô con gái được ông rất yêu thương, nhưng không may cô bị bệnh hiểm nghèo và qua đời lúc mới 19 tuổi.




Điều đáng nói là sau cái chết của cô con gái ông Cả Hiêu đã xuất hiện một câu chuyện kỳ lạ. Cách làng Tân Việt khoảng 100km là làng Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời.

Vào lúc người nhà đang đau đớn để chuẩn bị lo việc khâm liệm cho cô gái xấu số thì bất ngờ cô gái sống lại. Điều kỳ lạ hơn là từ khi sống lại, cô gái này cứ nhất quyết đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu ở làng Tân Việt. Sự việc càng trở nên ly kỳ hơn khi cô còn khẳng định ông Cả Hiêu chính là cha đẻ của cô.

Người trong gia đình hết sức lo lắng nghĩ rằng cô có bệnh. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp ‘cha đẻ’ của mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư. Khi xuống xe, mọi người còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào thì cô gái đã nhanh chóng dẫn đường trong sự ngỡ ngàng của đoàn người. Đến nhà của ông Cả Hiêu, cô gái chạy lại ôm chầm lấy ông vừa khóc vừa nói: “Ba ơi, con đây ba ơi!”.




Hai vợ chồng ông Cả Hiêu lúc đó còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó lâu lắm rồi.

Vậy sau khi chết nếu linh hồn vẫn còn sống thì nó sẽ có trạng thái như thế nào, nhiều người cho rằng chết là hết, là xong, không còn gì nữa nhưng ngay cả các nhà khoa học cũng đang phủ nhận quan điểm này. Rất nhiều người mang suy nghĩ này và họ cho rằng đời người chỉ có một, nên muốn sống thế nào cũng được, buông thả bản thân, làm việc xấu cũng không sợ bị quả báo về sau, nhưng đời người có thể không chỉ có một.

Vậy còn khái niệm của tôn giáo về Thiên đường và địa ngục thì sao? Linh hồn của ai sẽ lên thiên đường và linh hồn của ai sẽ xuống địa ngục?

Học giả người Mỹ dạo chơi Thiên Đường
Cách đây không lâu, Eben Alexander — tiến sĩ tại đại học Harvard ở Mỹ, một bác sĩ khoa ngoại thần kinh nổi tiếng có 25 năm kinh nghiệm — đã dựa vào trải nghiệm của bản thân ông để viết ra bài “Chứng cứ về Thiên Đường” (Proof of Heaven), được đăng lên trang đầu của tạp chí “Tuần san tin tức” của Mỹ.




Trong bài viết, bác sĩ Alexander đã miêu tả rõ ràng chuẩn xác trải nghiệm bản thân mình lúc sắp chết, còn nói rõ ràng rằng thiên đường thật sự tồn tại. Tờ báo “Tin nhanh hiện đại” đưa tin, Alexander không phải là người đầu tiên từng trải nghiệm trạng thái cận tử, nhưng ông là người đầu tiên ở trạng thái vỏ não tê liệt, thân thể luôn trong tình trạng theo dõi y học mà du lãm nơi “thiên đường”.

Cụ thể là, mùa thu năm 2008, Alexander mắc một loại vi khuẩn gây viêm màng não hiếm thấy, vi khuẩn đã xâm hại và ăn dần dịch não của ông, làm cho thần kinh vỏ não hoàn toàn rơi vào trạng thái bị tê liệt. Ông bị hôn mê đúng một tuần. Trong 7 ngày này, cơ thể của Alexander hoàn toàn không có cảm giác gì, chức năng của đại não hoàn toàn ngừng hoạt động và rơi vào tình trạng hôn mê sâu của một người thực vật.

Nhưng cho dù tình trạng thực tế của tế bào thần kinh ở vỏ não của ông thế nào đi nữa, tư duy và ý thức tự ngã chân thực của ông lại hoạt động mạnh mẽ phi thường.




Ảnh minh họa sự tồn tại của thiên đàng (Ảnh: Terry Dennis/Flickr)

Sau khi hồi tỉnh, Alexander nhớ lại và cho biết “chuyến du hành thiên đường” của ông bắt đầu từ một nơi có rất nhiều mây. Trên bầu trời xanh ngát, từng đám mây lớn màu trắng và hồng bay bồng bềnh. Ở bên trên đám mây, có những sinh mệnh trong suốt phát sáng tụ tập thành từng nhóm bay qua bầu trời, lưu lại một đường sáng dài lấp lánh. Alexander cho rằng không cách nào dùng ngôn ngữ để miêu tả cho chính xác được, nhưng ông biết rằng họ hoàn toàn khác với tất cả những sinh vật trên Trái Đất, là hình thái sinh mệnh cao cấp.

Alexander nghe thấy một bài thánh ca tràn đầy niềm vui. Ông cảm thấy ở một thế giới như thế này, thị giác và thính giác lại không phân tách ra như thế giới hiện thực, ông có thể nghe thấy những sinh vật mỹ lệ bay lượn trên không trung, lại giống như ông có thể nhìn thấy những tiếng ca khoan khoái và mỹ diệu của họ.




Điều khác thường hơn nữa là, trong chuyến du lãm hy hữu này của ông, có một người con gái trẻ trung xinh đẹp đi cùng ông từ đầu đến cuối. Người con gái này ăn mặc đơn giản, màu sắc của y phục gồm màu xanh hồng, xanh đậm, màu cam nhạt. Khi cô ấy chú ý đến Alexander, ông cảm nhận được một loại yêu thương và từ bi vượt qua hết thảy cái tình tầm thường nơi nhân loại.

Người phụ nữ này không nói bất cứ lời nào, nhưng lại có thể truyền đạt thông tin cho Alexander. Những tín tức này giống như ngọn gió xuyên thấu thân thể, ông ngay lập tức có thể hiểu được hàm ý trong đó. Alexander hỏi thầm trong lòng rằng: Đây là đâu? Ta là ai? Tại sao ta lại ở đây?

Ngay lập tức ông nhận được đáp án. Câu trả lời giống như sóng xung kích, thông qua một phương thức vượt qua cả ngôn ngữ mà trả lời nghi vấn của ông, và ông có thể ngầm hiểu trong lòng mọi ý tứ.

Alexander còn cảm thấy bản thân mình giống như sinh mệnh mới, “sinh ra” trong một thế giới mới rộng lớn hơn, vũ trụ giống như một thiên thể to lớn. Đối với những trải nghiệm kỳ bí huyễn ảo này, Alexander dám nói rằng so với những trải nghiệm trong cuộc sống thực tại vẫn chân thực hơn!





Là một bác sĩ khoa ngoại thần kinh dày dặn kinh nghiệm, Alexander vốn dĩ tin rằng đại não sản sinh ra ý thức, vũ trụ không mang bất cứ tình cảm nào. Nhưng sau khi trải qua lần cận kề cái chết này, ông nghi ngờ sâu sắc rằng có phải quan niệm như thế này quá đơn giản chăng. Ông nói: “Hiện nay chúng ta biết rằng, vũ trụ không những là một thể thống nhất, mà còn tràn đầy tình yêu. Vũ trụ mà chúng ta cảm giác được trong quá trình chúng ta hôn mê, chính là một vũ trụ mà Einstein và Tạo Hóa dùng các phương thức khác nhau để giải thích mà thôi”.

Alexander bắt đầu tin rằng, thân thể và đại não giống như tải thể của ý thức, hoặc phương tiện giao thông, chứ không phải là cái tạo ra ý thức. Quan điểm mới này mặc dù xuất phát từ góc độ khoa học, cũng đã giải thích về sự thật của vũ trụ từ phương diện tinh thần và tín ngưỡng.

Nguồn : NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *