Nghiên cứu luân hồi: Bần cùng, tàn tật trong kiếp này là do trả nghiệp kiếp trước

Trong cuộc sống này, có không ít người phải sống trong cảnh bần cùng, tàn tật hoặc mắc bệnh nan y. Một số người đã tìm đến nhà tiên tri nổi tiếng Edgar Cayce. Thông qua khả năng đặc biệt của mình, ông đã nhìn về tiền kiếp và chỉ ra những nợ nghiệp cụ thể mà họ đã làm.

Nhà tiên tri có thể nhìn thấu đường đời của người khác
Edgar Cayce (1877–1945) là một nhà ngoại cảm nổi tiếng người Mỹ. Ông được mệnh danh là “nhà tiên tri ngủ gật”, bởi vì khi tiến vào trạng thái ngủ thiếp đi thì ông mới bộc lộ khả năng siêu thường của mình. 

Nhà ngoại cảm Edgar Cayce từng dự đoán chính xác những sự kiện lớn trên thế giới. (Ảnh qua Dkn)

Khi nằm trên chiếc ghế băng và nhắm mắt, tâm ông tĩnh như mặt nước không một gợn sóng. Ý thức của ông tiến vào trạng thái tựa như thiền định trong Phật gia. Ông có thể đi xuyên qua thời gian và không gian, nhìn thấu tương lai, hiện tại và quá khứ của bất kỳ ai, dù là cách xa ngàn dặm. 

Ông đã từng tiên đoán chính xác về các sự kiện như: hai lần chiến tranh thế giới, sự kiện giành độc lập của Ấn Độ, khủng hoảng kinh tế năm 1929, hỗn loạn chủng tộc ở nước Mỹ, Israel lập quốc, Nga từ bỏ chủ nghĩa cộng sản…

Thomas Sugrue – Giáo sư chuyên ngành phân tích xã hội và văn hóa của ĐH New York, sau khi điều tra và xác minh kỹ, ông không những công nhận khả năng của Cayce, mà còn viết một cuốn sách về Cayce với tiêu đề: “Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông” xuất bản năm 1942.

Ngoài ra, vào năm 1950, bác sĩ Gina Cerminara đã xuất bản cuốn sách ‘Những ngôi nhà: Chuyện kể của Edgar Cayce về sự luân hồi’. Trong đó có viết về các trường hợp mà ông Edgar Cayce đã dùng khả năng siêu thường của mình để điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể, ông giúp bệnh nhân nhìn thấy kiếp trước của mình, nhờ vậy mà xác định được nguyên nhân của những đau khổ và bệnh tật của họ trong đời này.

Mắc bệnh hiểm nghèo vì tiền kiếp ủng hộ việc bức hại người tu luyện
Trong số những trường hợp mà Edgar Cayce từng trị liệu, ông nhìn thấy có một số người từng chuyển sinh vào thời Đế quốc La Mã cổ đại. Ở đó có một số bệnh nhân đã tham gia gián tiếp lẫn trực tiếp vào cuộc đàn áp những người theo đạo Cơ Đốc.




Một số bệnh nhân của Edgar Cayce từng tham gia gián tiếp lẫn trực tiếp vào cuộc đàn áp Cơ Đốc giáo. (Ảnh qua Nhân Sinh)

Ví dụ, một người phụ nữ 45 tuổi bị bại liệt 2 chân từ năm 36 đã gặp Cayce và đề nghị ông “đọc vị” về những đời trước của mình. Từ đó tìm thấy nguyên nhân bà bị tàn phế là do những việc bà đã làm từ thời La Mã cổ đại. Vào giữa những năm 37 và 68 sau Công nguyên, bà là một thành viên của triều đình. Khi Hoàng đế Nero đàn áp Cơ Đốc giáo, bà đã đứng ra cười cợt, nhạo báng những người theo đạo Cơ Đốc bị cắt xẻo thịt trong đại hý trường. Kết quả là kiếp này bà đã bị tàn phế do trả nghiệp từ kiếp sống đó.




Một bệnh nhân khác là một cô gái, người này là quý tộc vào thời kỳ cai trị của Nero, khi đó cô đã cảm thấy vô cùng thích thú khi nhìn những người theo đạo Cơ Đốc bị tra tấn trong đại hý trường. Thậm chí cô còn cười lớn khi nhìn thấy thân thể của một bé gái bị sư tử xé tan. Người quý tộc vui vẻ trên nỗi đau của những người phải chết vì không từ bỏ đức tin nay đang phải trả giá bằng căn bệnh lao.

Cưỡng bức phụ nữ kiếp sau mắc bệnh động kinh
Một trong những bệnh nhân của Cayce trong tiền kiếp từng là một người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu, người này có nhiệm vụ phán xử những vụ án liên quan đến phù thủy. Nói cách khác, ông ta chính là người đã bức hại những người bị buộc tội oan là phù thủy. 

Bề ngoài ông ta tỏ ra như mình đang phụng theo tôn giáo và đạo đức xã hội, nhưng trên thực tế lại lạm dụng tình dục đối với những người phụ nữ vô tội trong khi xét xử họ. 

Khi đến gặp Edgar Cayce, ông ta là một cậu bé nhà nghèo 11 tuổi đang phải sống với chứng động kinh nghiêm trọng, dẫn đến liệt nửa người bên trái và không thể nói được. Cậu thậm chí còn không thể tự sinh hoạt bình thường. Đều đặn cứ khoảng vài ngày, những cơn động kinh của cậu lại tái phát, mỗi lần kéo dài 20 đến 30 phút, làm cho cậu hoàn toàn mất khả năng điều khiển thân thể. 

Ông Cayce đưa ra giả thuyết rằng, chứng động kinh có thể là kết quả của những hành vi sai trái về tình dục trong tiền kiếp. Về trường hợp của cậu bé này, nỗi thống khổ cậu đang phải chịu đựng chính là do kiếp trước cậu đã có hành vi lạm dụng tình dục và lạm dụng quyền lực của mình để bức hại những người vô tội.

Sống cảnh bần hàn vì kiếp trước lợi dụng quyền lực làm giàu phi pháp
Một bệnh nhân khác từng là quân nhân trong thời kỳ Đế quốc La Mã cổ đại. Trong tiền kiếp anh ta đã lạm dụng quyền hạn để chuộc lợi, làm giàu cho bản thân. Ở kiếp này, người này lâm vào cảnh bần hàn, không có nhà cửa, không có cái ăn. Anh phải sống qua ngày trong khu nhà ổ chuột ở London. Nguyên nhân kiếp này nghèo đói và vô gia cư chính là bởi vì trong đời trước, anh ta đã dùng bạo lực để lấy của cải của người khác.

Một nữ bệnh nhân của Cayce trong tiền kiếp cũng đã từng tham gia cuộc Cách mạng Pháp, kêu gọi nhân dân Pháp nổi dậy chống lại tầng lớp quý tộc. Khi đó cô đã cống hiến hết mình để thực hiện được lý tưởng.

Nhưng sau khi có quyền lực trong tay, người này lại trở nên sa đọa giống y hệt những người quý tộc mà cô đã từng lật đổ. Trong đời này, khi đến gặp Edgar Cayce, người phụ nữ này đã phải sống trong cảnh góa bụa 10 năm. Cuộc sống của cô vô cùng vất vả khi phải một mình gồng gánh nuôi con ăn học. Nhiều khi cô cảm thấy tuyệt vọng vì quá cô đơn và vất vả. Đây chính là cô đang phải trả nghiệp do tội lỗi trong tiền kiếp.


Lời bình
Việc nhìn thấy đời trước của các bệnh nhân này cho thấy nguyên nhân sâu xa của những đau khổ, bất hạnh là do ở tiền kiếp họ đã từng làm việc xấu, từ đó tạo thành nghiệp lực.

Ngoài ra việc này còn cho thấy đằng sau những yếu tố gây bệnh trên bề mặt, còn có một thế lực vô hình tồn tại ở một không gian thâm sâu hơn mà ta không biết đến đang điều khiển vận mệnh của con người. Đó chính là thiên lý, làm việc ác thì phải bị báo ứng; nợ người ắt phải hoàn trả; kiếp này trả không hết thì kiếp sau trả.

Nguồn: TH 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *