Khi ngôi sao mẹ phình to trở thành một sao khổng lồ đỏ, 4 hành tinh của hệ HR 8799 sẽ bị đổi vị trí, thậm chí có thể bắn tung ra khỏi hệ thống để đi vào không gian vô định.
Năm 2018, theo các phân tích quang phổ, các nhà khoa học cho biết có thể thấy dấu hiệu của nước trên bầu khí quyển của ngoại hành tinh HR 8799c của ngôi sao HR 8799 cách Trái Đất 135 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Phi Mã (Pegasus).
Ảnh trái: Hình ảnh của ngôi sao HR 8799 được chụp bởi Máy ảnh hồng ngoại gần và Máy đo phổ đa vật thể (NICMOS) của Hubble vào năm 1998. Ảnh giữa: Quá trình xử lý phần mềm loại bỏ hầu hết ánh sáng sao phân tán để tiết lộ ba hành tinh quay quanh HR 8799. Ảnh phải: Hình ảnh minh họa vị trí của ngôi sao và quỹ đạo của bốn hành tinh đã biết được thể hiện dưới dạng giản đồ. Kích thước của các chấm không theo kích thước thực của hành tinh. (Ảnh: NASA)
Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học phát hiện rằng, ngôi sao chủ này đang phình to gấp hàng trăm lần kích thước ban đầu để trở thành sao khổng lồ đỏ. Mỗi hành tinh của hệ sao này nặng gấp hơn 5 lần khối lượng sao Mộc, quay quanh ngôi sao trẻ 30 – 40 triệu năm tuổi này (Mặt Trời của chúng ta đã 4,6 tỉ tuổi). Hiện nay, các hành tinh quay quanh nó theo một nhịp điệu nhịp nhàng: ví dụ nếu hành tinh xa nhất quay 1 vòng quanh sao mẹ thì cùng thời gian đó hành tinh xa nhì sẽ hoàn thành 2 vòng, hành tinh tiếp theo 4 vòng, hành tinh trong cùng 8 vòng.
Các nhà khoa học đã lập nên mô hình máy tính cho thấy hệ này sẽ “chết” như thế nào.
Theo Live Science, ngày tận thế của hệ này cũng sẽ là ngày chết của ngôi sao mẹ HR 8799. Hệ sao trẻ này có các bước tiến hóa được thể hiện rõ ràng đối với các nhà khoa học, giúp việc tính toán ra cách nó “chết” thuận lợi hơn các hệ sao già khác.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society cho biết với sự hợp nhất quỹ đạo hoàn hảo của các hành tinh, hệ sao này sẽ rất dễ bị tác động trước những thay đổi không mong muốn – ví dụ như khi ngôi sao mẹ chết và đột ngột lực hấp dẫn ràng buộc các hành tinh này vào vũ điệu biến mất.
Sau khi ngôi sao này chết, 4 hành tinh sẽ thoát khỏi lực hấp dẫn của nó. Chúng sẽ phân tán dưới ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của nhau, theo trưởng nhóm nghiên cứu Dmitri Veras, nhà vật lý ở Đại học Warwick tại Anh.
“Các hành tinh sẽ phân tán lực hấp dẫn ra khỏi nhau. Hành tinh trong cùng sẽ bị bắn ra khỏi hệ thống. Cũng có khi nạn nhân là hành tinh thứ 3, hoặc sẽ nhiều hơn 1 hành tinh bị bắn đi, hoặc hành tinh thứ 2 và thứ tư có thể chuyển đổi vị trí…” – tiến sĩ Veras giải thích.
Đó sẽ là một thảm họa không gian khủng khiếp, với nạn nhân là 4 gã khổng lồ: mỗi hành tinh trong hệ này đều nặng khoảng 5 lần khối lượng Sao Mộc, trong khi Sao Mộc đã nặng bằng 318 Trái Đất.
Nguồn: NTDVN
- Hàng ngàn ngôi sao biến mất khỏi bầu trời liên quan đến các nền văn minh tiên tiến ngoài trái đất?
- Giải pháp cho ngày tàn của vũ trụ: tiến vào một vũ trụ song song?
- Những bí ẩn vũ trụ khiến khoa học “bó tay”