Ngắm hình ảnh tuyệt đẹp của 4 hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt trời từ Kính Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chụp được những hình ảnh của 4 hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt trời.

Dù kính viễn vọng không gian Hubble vẫn chưa hoạt động trở lại hoàn toàn, nhưng NASA và ESA đã tiếp tục công bố những hình ảnh mới do Hubble chụp. Những hình ảnh mới về sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương cho thấy những thay đổi mạnh mẽ của bầu khí quyển.

Sao Mộc

Ảnh chụp ngày 4/9 của sao Mộc. (Ảnh: NASA).

“Là một ‘nhà dự báo thời tiết’ của Hệ Mặt trời, khả năng quan sát siêu sắc nét của Hubble đối với những hành tinh khí khổng lồ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về thời tiết trên các hành tinh”, NASA cho biết trong một tuyên bố.

Những hình ảnh này được chụp trong khuôn khổ chương trình Di sản Khí quyển Hành tinh Ngoài (OPAL) và được chụp vào tháng 9 và tháng 10/2021.

Bức ảnh ngày 4/9 cho thấy sự xuất hiện của các cơn bão mới trên sao Mộc (hay còn gọi là xoáy thuận). Chúng có thể có sự thay đổi mạnh mẽ về diện mạo.

Một bức ảnh chụp ngày 12/9 của sao Thổ cho thấy, sự thay đổi màu sắc nhanh chóng của các dải ở bán cầu Bắc của hành tinh này.


Sao Thổ

Ảnh chụp ngày 12/9 của sao Thổ. (Ảnh: NASA).




Bức ảnh chụp ngày 25/10 về sao Thiên Vương cho thấy cực Bắc của hành tinh, nơi đang là mùa xuân.

Sao Thiên Vương

Ảnh chụp ngày 25/10 của sao Thiên Vương. (Ảnh: NASA).

Hình ảnh vào ngày 7/9 của sao Hải Vương cho thấy vết đen của hành tinh này, dù thực tế nó đã đảo ngược hướng và di chuyển về phía xích đạo.

Sao Hải Vương

Ảnh chụp ngày 7/9 của sao Hải Vương. (Ảnh: NASA)

Kính viễn vọng không gian Hubble đã quan sát vũ trụ trong hơn 3 thập kỷ. Kính Hubble đã thực hiện hơn 1,5 triệu quan sát về vũ trụ và hơn 18.000 bài báo khoa học đã được đăng tải dựa trên dữ liệu từ chiếc kính.

Nguồn: KH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *