Abraham “Avi” Loeb là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Israel, ông là chuyên gia về vật lý thiên văn và vũ trụ học. Loeb là Giáo sư Khoa học tại Đại học Harvard, ông chia sẻ rằng nhân loại cần có những hoạt động thiết thực để duy trì sự sinh tồn của mình.
Lời khuyên của tôi cho các nhà khoa học trẻ, những người tìm kiếm ý thức về mục đích trong nghiên cứu của họ là hãy tham gia vào một chủ đề quan trọng đối với xã hội, chẳng hạn như điều chỉnh biến đổi khí hậu, hợp lý hóa việc phát triển vắc-xin, đáp ứng nhu cầu năng lượng hoặc thực phẩm của chúng ta, thiết lập một cơ sở bền vững trong không gian hoặc tìm kiếm các di tích công nghệ của các nền văn minh ngoài hành tinh. Nói rộng ra, xã hội tài trợ cho khoa học và các nhà khoa học nên đáp lại bằng cách quan tâm đến lợi ích của công chúng.
Thách thức xã hội quan trọng nhất là kéo dài sự tồn tại của nhân loại. (Ảnh minh họa: Urikyo33/Pixabay)
Nhân loại đang ở giữa của sự tồn tại
Thách thức xã hội quan trọng nhất là kéo dài sự tồn tại của nhân loại. Trong một bài giảng gần đây với các cựu sinh viên Harvard, tôi đã được hỏi rằng nền văn minh công nghệ của chúng ta sẽ tồn tại trong bao lâu. Tôi đã trả lời dựa trên thực tế là chúng ta đang ở khoảng giữa của sự tồn tại của nhân loại.
Ý tưởng rằng nhân loại chúng ta đang ở trong những ngày đầu của thời kỳ sơ sinh nhỏ hơn hàng vạn lần so với việc chúng ta đã là người trưởng thành. Sẽ không giống nhau giữa việc chúng ta chỉ có thể sống một thế kỷ sau khi kỷ nguyên công nghệ của chúng ta bắt đầu so với việc nếu giai đoạn này kéo dài hàng triệu năm trong tương lai.
Hiện nay chúng ta đang chứng kiến thời kỳ trưởng thành của tuổi thọ công nghệ của chúng ta, chúng ta có khả năng tồn tại thêm vài thế kỷ nhưng không thể lâu hơn nữa. Sau khi công khai nhận định thống kê này, tôi nhận ra rằng nó mang đến một dự báo kinh hoàng. Nhưng số phận thống kê của chúng ta có phải là không thể tránh khỏi?
Cần một chính sách toàn cầu để giảm thiểu rủi ro từ các thảm họa công nghệ
Có một hy vọng cho chúng ta, nó liên quan đến việc chúng ta sở hữu ý chí tự do và có thể ứng phó với các điều kiện xấu đi để thúc đẩy một tương lai dài hơn vài thế kỷ. Chính sách công khôn ngoan có thể giảm thiểu rủi ro từ các thảm họa công nghệ liên quan đến biến đổi khí hậu, đại dịch tự gây ra hoặc chiến tranh.
Không rõ liệu các nhà hoạch định chính sách của chúng ta có thực sự ứng phó được với những thách thức phía trước và cứu chúng ta khỏi phán quyết có tính chất thống kê trên hay không. Con người không giỏi đối phó với những rủi ro mà họ chưa từng gặp phải trước đây, được minh chứng bằng việc ứng xử của chúng ta đối với tình trạng biến đổi khí hậu hoặc đại dịch hiện nay.
Điều này đưa chúng ta trở lại quan điểm định mệnh. Mô hình chuẩn của vật lý giả định rằng tất cả chúng ta đều được tạo ra từ các hạt cơ bản, không có thành phần bổ sung nào. Là những hệ thống tổng hợp như vậy, chúng ta không sở hữu tự do ở mức cơ bản, bởi vì tất cả các hạt và sự tương tác của chúng tuân theo các định luật vật lý.
Với quan điểm đó, những gì chúng ta giải thích là “ý chí tự do” chỉ đơn thuần là những điều không chắc chắn liên quan đến tập hợp các hoàn cảnh phức tạp ảnh hưởng đến hành động của con người. Những điều không chắc chắn này là đáng kể đối với một cá nhân, nhưng được tính trung bình khi xử lý ở một quy mô lớn. Con người và những tương tác phức tạp của họ làm cho người ta cảm thấy có thể dự đoán được ở cấp độ cá nhân, nhưng có lẽ vận mệnh của toàn bộ nền văn minh của chúng ta được định hình bởi quá khứ của chúng ta theo một chiều hướng thống kê không thể tránh khỏi.
Quan điểm về sự sống trong vũ trụ
Dự báo về khoảng thời gian chúng ta còn lại trong tương lai công nghệ của mình, có thể theo dõi từ thông tin thống kê về số phận của các nền văn minh giống như chúng ta đã có trước chúng ta với những ràng buộc vật lý tương tự.
Hầu hết các ngôi sao được hình thành trước mặt trời hàng tỷ năm và có thể đã xuất hiện những nền văn minh công nghệ trên các hành tinh có thể sinh sống của chúng, đã bị diệt vong cho đến nay. Nếu chúng ta có dữ liệu lịch sử về tuổi thọ của một số lượng lớn trong số chúng, chúng ta có thể tính toán khả năng tồn tại của nền văn minh của chúng ta trong những khoảng thời gian khác nhau.
Hầu hết các ngôi sao được hình thành trước mặt trời hàng tỷ năm và có thể đã xuất hiện những nền văn minh công nghệ trên các hành tinh có thể sinh sống của chúng, đã bị diệt vong cho đến nay. (Ảnh minh họa: Urikyo33/Pixabay)
Cách tiếp cận sẽ tương tự như việc hiệu chỉnh khả năng phân rã của một nguyên tử phóng xạ dựa trên hành vi được ghi nhận của nhiều nguyên tử khác cùng loại. Về nguyên tắc, chúng ta có thể thu thập dữ liệu liên quan bằng cách tham gia vào khảo cổ học không gian và tìm kiếm trên bầu trời các di tích của các nền văn minh công nghệ đã biến mất. Điều này có thể cho rằng số phận của nền văn minh của chúng ta bị quyết định bởi những ràng buộc vật lý của vũ trụ.
Nhưng một khi đối mặt với phân bố xác suất để tồn tại, con người có thể chọn việc hành xử như một ngoại lệ thống kê. Ví dụ, cơ hội sống sót của chúng ta có thể cải thiện nếu một số người chọn rời khỏi Trái đất. Hiện tại, tất cả trứng của chúng ta đều nằm trong một giỏ. Mạo hiểm vào không gian mang lại lợi ích bảo tồn nền văn minh của chúng ta khỏi thảm họa của hành tinh.
Sự cần thiết nghiên cứu du hành vũ trụ
Mặc dù Trái đất đang đóng vai trò như một ngôi nhà thoải mái vào lúc này, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ buộc phải di dời vì mặt trời sẽ đun sôi tất cả nước lỏng trên bề mặt hành tinh của chúng ta trong vòng một tỷ năm nữa. Việc thiết lập nhiều cộng đồng người trên các thế giới hành tinh khác sẽ giống như việc sao chép Kinh thánh bởi nhà in Gutenberg vào khoảng năm 1455, điều này đã ngăn chặn việc mất đi nội dung quý giá do một thảm họa nào đó.
Tất nhiên, ngay cả một hành trình ngắn từ Trái đất đến sao Hỏa cũng gây ra những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe từ tia vũ trụ, các hạt năng lượng mặt trời, bức xạ UV, thiếu bầu khí quyển thoáng khí và trọng lực thấp. Vượt qua những thách thức đó để định cư trên sao Hỏa cũng sẽ cải thiện khả năng nhận biết các hành tinh có khả năng cho sự sống xung quanh các ngôi sao khác, dựa trên kinh nghiệm của chính chúng ta.
Ý thức được những thách thức và thảm họa trên Trái đất, có thể thúc đẩy nhân loại chấp nhận một quan điểm táo bạo về du hành vũ trụ. Người ta có thể lập luận rằng chúng ta có đủ các vấn đề cần phải đối phó ở trên Trái đất và đặt câu hỏi: “Tại sao lại lãng phí thời gian và tiền bạc quý giá vào các dự án không gian không dành cho những nhu cầu cấp thiết nhất của chúng ta ngay tại hành tinh Trái đất này?”
Đúng vậy, chúng ta phải tập trung sự chú ý ngay lập tức vào các vấn đề trên Trái đất, nhưng chúng ta cũng cần nguồn cảm hứng để nâng tầm quan điểm của chúng ta lên một quy mô lớn hơn và mở ra những chân trời mới.
Việc thu hẹp phạm vi quan sát đẩy chúng ta đến những xung đột vì nó làm khuếch đại sự khác biệt và nguồn lực hạn chế của chúng ta. Thay vào đó, một quan điểm rộng lớn hơn sẽ thúc đẩy sự hợp tác của quốc tế để đối phó với những thách thức toàn cầu. Và không có gì phù hợp hơn cho một quan điểm như vậy hơn là khoa học, “trò chơi tổng vô hạn” có thể kéo dài tuổi thọ của nhân loại.
Như Oscar Wilde đã lưu ý: “Tất cả chúng ta đang ở trong một dòng sông, nhưng một số người trong chúng ta đang nhìn lên các vì sao”. Họ chính là niềm hy vọng cho nhiều người trong chúng ta. Nguồn cảm hứng thu được từ quan điểm đó có thể mang chúng ta vượt xa dự báo thống kê thúc đẩy sự thay thế mang tính định mệnh.
Nguồn: NTDVN
- Chúng ta đang sống trong hồi kết của vũ trụ
- 15 triệu năm là chu kỳ trái đất từng bị tiểu hành tinh lớn bắn phá
- Những nhận thức về vũ trụ (Phần 2): Thời gian