Đáng ngạc nhiên là trong các tác phẩm kinh điển của người Sumer cổ đại, chúng ta có thể tìm thấy các mẫu gần giống với các sơ đồ các hành tinh hiện đại. Nó cho biết nhật thực toàn phần, nguyệt thực toàn phần, sao Mộc, sao Thổ, sao Hỏa, v.v., cũng như quỹ đạo vận hành của các vì sao…
Khảm trên lăng mộ hoàng gia Ur, được làm từ lưu ly và vỏ sò, thể hiện thời thịnh trị
Cách đây vài tháng trước, tin tức về đợt khai quật khảo cổ học mới nhất ở Tam Tinh Đôi, đã phát hiện ra nhiều văn vật bí ẩn bằng đồng thanh và những cây trượng bằng vàng được khai quật, đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Những vật chứng độc đáo này không chỉ đẩy nền lịch sử nền văn minh của khu vực Tứ Xuyên, tức là lịch sử của nước Thục cổ đại trong thời kỳ nhà Hạ và nhà Thương trong nền văn minh Trung Hoa sớm thêm 1000-2000 năm nữa, mà còn khiến cho một nền văn minh ở cùng vĩ độ – 30 vĩ độ bắc – nền văn minh Sumer ở vùng Lưỡng Hà thuộc Tây Á, lại một lần nữa trở thành chủ đề nóng trong cộng đồng. Liệu rằng giữa hai nền văn minh này có mối liên hệ nội tại nào không. Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về chủ đề này.
Từ năm 1922 đến năm 1934, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Woolley đã phát hiện và khai quật một di chỉ cổ đại ở miền nam Iraq. Kiểm tra niên đại của carbon phóng xạ 14 cho thấy sự khởi đầu của nền văn minh này có thể bắt nguồn từ 4500 năm TCN, và kết thúc vào 2000 năm TCN, sau đó là nền văn minh Babylon do người Amorite cai trị thành lập. Tấm đất sét cổ nhất có chữ hình nêm được tìm thấy ở đây có niên đại khoảng 5.600 năm tuổi. Đây là nền văn minh lâu đời nhất từng được phát hiện: Nền văn minh Sumer.
Đại Ziggurat của Ur (Vùng ủy trị Dhi Qar, Iraq), được xây dựng thời Ur III, thờ thần mặt trăng Nanna. (Ảnh: Wikipedia/CC BY 3.0)
Danh sách những vị vua của người Sumer
Một trong những văn vật nổi tiếng nhất được khai quật là hơn chục tấm đất sét có khắc chữ hình nêm ghi lại “Danh sách những vị vua của người Sumer”. Theo “Danh sách những vị vua của người Sumer”, sau Sáng thế ký, các vị Thần đã phái một số vị vua đến để cai trị nhân gian. Các vị vua trong danh sách vua đã cai trị trong một thời gian rất dài. Các triều đại được đo bằng các đơn vị số của người Sumer được gọi là “sar”, cứ 3600 năm là một sar, và “ner”, cứ 600 năm là một ner.
Trong số 8 vị vua trước Đại hồng thủy, vị vua ngắn nhất cũng trị vì 5 sar và 1 ner, tức là 18.600 năm. Tám vị vua trị vì trong thời gian tổng cộng 241.200 năm. “Danh sách những vị vua của người Sumer” cũng bao gồm tên của các vị vua cổ đại sau trận Đại hồng thủy, một số trong số đó đã được các thế hệ sau xác nhận là có thật, điều này xác minh tính xác thực của “Danh sách những vị vua của người Sumer”.
Một trong số các vị vua đó là Enmebaragesi, vua của thành bang Kish của người Sumer vào khoảng năm 2.800 TCN, theo “Danh sách những vị vua của người Sumer”, ông đã trị vì trong 900 năm. Các nhà khảo cổ đã phát hiện tên của ông được khác trên mảnh vỡ của một chiếc bình ở Nippur, điều đó xác nhận rằng ông là một nhân vật có thật trong lịch sử. Ông cũng là vị vua Sumer có niên đại sớm nhất được biết đến.
Một vị vua Sumer khác mà các nhà khảo cổ có thể xác nhận rằng từng tồn tại là Gilgamešh. Các nhà khảo cổ tin rằng ông trị vì từ khoảng 2.700 TCN đến khoảng 2.600 TCN. Ghi chép ở trong “Danh sách các vị vua của người Sumer” cũng phù hợp với thông tin này. Trong “Danh sách các vị vua của người Sumer”, Vua Gilgamesh đã trị vì trong 126 năm. Các văn vật liên quan ghi lại rằng Gilgamesh là một vị vua nửa người nửa Thần. Ông có ⅔ huyết thống của Thần, có trí tuệ và sức mạnh của Thần, nhưng không có tuổi thọ của Thần. Mọi người sẽ thấy rằng, các đế vương sau ông có thời gian trị vì càng ngày càng ngắn. Độc giả có thể tìm thêm tài liệu về người Sumer trên trang web Nghiên cứu Phương Đông của Đại học Oxford: http://www-etcsl.orient.ox.ac.uk/.
Nền văn minh phát triển của người Sumer
Bởi nền văn minh do người Sumer mang đến mà lưu vực Lưỡng Hà nơi họ sinh sống đã trở thành một trong ba nơi khai sinh ra nền văn minh nhân loại ở châu Á. Lưu vực Lưỡng Hà là nơi có sông Tigris và Euphrates chảy qua, và còn được gọi là bình nguyên Mesopotamia. Trung tâm của nền văn minh Lưỡng Hà có lẽ nằm ở khu vực Baghdad, thủ đô hiện tại của Iraq, được thành lập sau khi người Sumer đến đây khoảng 6.000 năm trước.
Đến năm 3.500 TCN, người Sumer đã xây dựng hơn một chục thành bang, và những thành bang này có những vị Thần bảo hộ của riêng mình. Còn quốc vương là bá chủ của thành bang và có thể liệt vào “Danh sách các vị vua của người Sumer”.
Người Sumer sống ở những nơi tương đối khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, rừng rậm khan hiếm, khoáng sản khan hiếm. Tuy nhiên, người Sumer không chỉ am hiểu địa chất học, biết cách lấy quặng và quy trình nấu chảy mà còn chế tạo ra hợp kim đầu tiên trong lịch sử loài người – đồng thanh.
Dao găm vàng từ một lăng mộ tại Nghĩa trang Hoàng gia tại Ur. (Miền công cộng)
Đáng ngạc nhiên là trong các tác phẩm kinh điển của người Sumer cổ đại, chúng ta có thể tìm thấy các mẫu gần giống với các sơ đồ các hành tinh hiện đại. Nó cho biết nhật thực toàn phần, nguyệt thực toàn phần, sao Mộc, sao Thổ, sao Hỏa, v.v., cũng như quỹ đạo vận hành của các vì sao. Lẽ nào thời đó họ đã phát minh ra thiết bị quan trắc hiện đại như ngày nay? Cần lưu ý rằng, tất cả những điều này đã được làm cách đây 5.000 – 6.000 năm.
Không những thế, những phát hiện khảo cổ còn cho thấy người Sumer có nền toán học rất phát triển. Họ đã phát minh ra bảng cửu chương, bảng nghịch đảo, bảng bình phương và bảng lập phương, biết tỉ số pi, và cũng giải được hệ phương trình. Họ đã phát minh ra hệ thập phân, hệ thập lục phân và hệ lục thập phân. Ví dụ, họ chia vòng tròn thành 360 độ và chia thời gian 1 giờ thành 60 phút và 1 phút là 60 giây. Người Sumer thậm chí còn biết tính toán diện tích của các hình có hình dạng khác thường và tính thể tích của một số hình nón.
Điều này giống như trong khi các nền văn minh khác cùng thời kỳ vẫn đang học đếm bằng tay ở trình độ mẫu giáo, thì nền văn minh Sumer đã thực hiện các phép tính toán ở trình độ đại học. Khoảng cách là quá lớn.
Ngoài ra, người ta còn khai quật được một tấm bia đất sét của nền văn minh Sumer được gọi là “tài liệu y học”, ghi lại rằng “Hãy để một người nằm xuống, rồi nhiều người cùng làm việc để loại bỏ bóng đen khỏi mắt anh ta và cho anh ta nhìn thấy ánh sáng trở lại”. Nghe giống như phẫu thuật để loại bỏ đục thủy tinh thể? Ngoài ra, trên một phiến đá còn ghi “Bệnh đã xâm nhập vào xương, nên phải cạo và loại bỏ”. Nó rất giống với phương pháp “nạo xương trị vết thương” được đề cập trong các sách cổ của Trung Quốc.
Một số người còn nghĩ rằng người Sumer thời đó đã có thể mổ hộp sọ người. Nguyên nhân là do một số hộp sọ người được khai quật ở khu vực Lưỡng Hà có dấu vết phẫu thuật rõ ràng và vết thương rất tinh vi, rõ ràng là do phẫu thuật. Một số trong số chúng có lỗ khoan trong hộp sọ, và một số có dấu vết rõ ràng của việc cắt sọ.
Nếu điều này là đúng thì có thể thấy trình độ y học của người Sumer lúc bấy giờ đã rất tiên tiến.
Người Sumer – người da vàng tóc đen
Có thể thấy rằng trong thời đại hồng hoang từ ngàn năm trước, nền văn minh Sumer đã chói lọi như một vì sao. Vậy rốt cuộc người Sumer từ đâu đến?
Người Sumer tự gọi mình là “sag-gi-ga” (người tóc đen) và gọi nơi họ sinh sống là ki-en-gir (vùng đất quân chủ văn minh). Dữ liệu khảo cổ học hiện đại chứng minh rằng người Sumer thuộc chủng tộc người da vàng.
Hình người tạ ơn, Tell Asmar 2750–2600 TCN. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 2.0)
Được biết, sau khi nhóm nghiên cứu Ba Lan kiểm tra 350 xác chết cổ đại, họ phát hiện ra rằng mtDNA ở những người Sumer này giống với người Tây Tạng trên dãy Himalaya thuộc tiểu lục địa Ấn Độ. Người Sumer mang loại DNA này đã tồn tại ở Cao nguyên Tây Tạng từ thời đồ đá cũ, vì vậy đó phải là những người từ dãy Himalaya di cư đến Syria chứ không phải ngược lại. Cuộc di cư này có thể đã xảy ra cách đây 4.500 năm, và Cao nguyên Tây Tạng từ 20.000 năm trước đã có người sinh sống. Báo cáo trắc định của các nhà nhân chủng học Ba Lan đặc biệt đề cập rằng địa điểm lấy mẫu DNA của người Tây Tạng là vùng Ladakh ở Tây Bắc Ấn Độ, người Tây Tạng ở đây rõ ràng là người da vàng.
Tất nhiên, để làm bằng chứng so sánh DNA, các học giả từ lâu đã so sánh văn hóa Tây Tạng và văn hóa Sumer và phát hiện ra những điểm tương đồng giữa hai quốc gia này về ngôn ngữ và văn hóa. Giáo sư Jan Braun từ Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông của Đại học Warsaw đã chứng minh một cách chi tiết sự tương đồng giữa ngôn ngữ Sumer và ngôn ngữ Tạng-Miến trong cuốn “Tiếng Sumer và tiếng Tạng-Miến” được xuất bản năm 2001.
Nguồn gốc của nền văn minh Sumer và nền văn minh Hoa Hạ
Tuy nhiên, người đầu tiên thực hiện nghiên cứu so sánh này hai người Nhật Bản có tên là Riyō Shirakawa và Jirō Shirakawa. Trong cuốn sách “Lịch sử văn minh Trung Quốc” xuất bản năm 1899, họ đã liệt kê những điểm tương đồng giữa văn hóa Trung Hoa và Sumer trong các lĩnh vực học thuật, chữ viết, chính trị, tín ngưỡng và truyền thuyết. Ví dụ:
Bảng chữ viết thời kỳ đầu ghi lại việc phân phát bia, 3100-3000 trước Công nguyên. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)
Chữ tượng hình: Người Trung quốc đến ngày nay vẫn được sử dụng. Và người Sumer cũng sử dụng chữ tượng hình.
Gạch nung: Người Sumer không dồi dào vật liệu đá, và giống như người Trung Quốc cổ đại, họ chỉ có thể sử dụng các vật liệu từ đất và gỗ để xây dựng. Loại gạch nung mà họ sử dụng ở Quan Trung vẫn được dùng cho đến ngày nay. Loại được ép bằng khuôn được gọi là “Hồ cơ” (trình tường), được sử dụng chủ yếu để xây tường; loại được làm bằng bùn và cỏ được gọi là “nê phôi” (trát bùn), được sử dụng chủ yếu để làm mặt giường dưới có lò sưởi.
Lịch pháp: Người Sumer sử dụng lịch âm. Họ lấy chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng là một tháng. Một năm được chia thành 12 tháng, trong đó 6 tháng mỗi tháng có 30 ngày, 6 tháng còn lại mỗi tháng có 29 ngày, tổng cộng cả năm có 354 ngày. Như thế, để Trái Đất đi hết một vòng tròn quanh mặt trời mỗi năm thì còn thiếu 11 ngày, vì vậy họ đã tạo ra lịch pháp thiết lập các năm nhuận. Điều này rất giống với Lịch Chuyên Húc của Trung Quốc.
Toán học: Người Sumer sử dụng cả hai hệ đếm thập phân và lục thập, tương tự như Trung Quốc.
Thiên văn học: Người Sumer chia cung hoàng đạo thành mười hai cung, và Trung Quốc chia cung hoàng đạo thành mười hai cung, về cơ bản là giống nhau.
Thần thoại và truyền thuyết của Trung Quốc hầu hết trùng khớp với truyền thuyết văn minh của người Sumer. Giống như những truyền thuyết cổ xưa về Nghiêu, Thuấn và Vũ, giai đoạn lịch sử của Lưỡng Hà cũng để lại những truyền thuyết về các thành bang của các vương triều cổ đại trước trận hồng thủy. “Danh sách những vị vua của người Sumer” nói rằng phương thức chuyển giao vương quyền giữa năm thành bang trước trận Đại hồng thủy là “thành phố nào bị (Thần) bỏ rơi, thì vương quyền của thành phố đó sẽ được đưa đến một thành phố khác”. Cách thức giành lấy vương quyền một cách hòa bình này cho thấy rằng, giống như thời kỳ Nghiêu Thuấn Vũ lần lượt nhường ngôi cho nhau. Cách lựa chọn lãnh đạo của liên minh các bộ lạc Sumer là ủng hộ người có Thánh đức cảm phục dân chúng làm vua. Điều này phản ánh một loại truyền thừa văn minh.
Nhà sử học nổi tiếng người Mỹ LS. Stavrianos (1913-2004) đã nói trong chuyên khảo của ông với tựa đề “Thế giới đến năm 1500: Lịch sử toàn cầu” rằng: “Người sáng lập vĩ đại sớm nhất của nền văn minh Lưỡng Hà – người Sumer, dường như không phải là một nhánh của người Ấn-Âu, cũng không phải là một nhánh của người Semitic. Thật kỳ lạ, ngôn ngữ của họ tương tự như tiếng Trung Quốc, điều này cho thấy nguồn gốc của người Sumer có thể là ở một nơi nào đó ở phương Đông”.
Giáo sư Đại học Oxford, CJ Ball, đã cung cấp bằng chứng khảo cổ học so sánh về mặt văn tự, năm 1913 ông đã xuất bản cuốn sách “Người Trung Quốc và người Sumer” (Chinese and Sumerian, CJ Ball, Oxford University Press, 1913), sau đó ông còn viết một số bài viết khác, chứng minh một cách chi tiết rằng, ý nghĩa và cách phát âm của chữ giáp cốt của Trung Quốc cổ đại và chữ viết hình nêm của người Sumer rất giống nhau.
Tổng kết lại, người Sumer và người triều đại nhà Thương có những điểm giống nhau đó là: tóc đen, da vàng, thiết bị đều làm bằng đồng thanh, chữ tượng hình, ngôn ngữ tương tự, tin vào tiên tri, tường thành làm bằng đất và đá, nhà làm bằng đất và gỗ, hiểu biết chiêm tinh và đều có truyền thuyết về trận đại hồng thuỷ . Phát minh ra cày và bánh xe từ rất sớm để bước vào nền văn minh nông nghiệp và tạo ra hệ thống thủy lợi.
Như đã đề cập ở phần đầu chương trình rằng từ những văn vật khai quật được ở Tam Tinh Đôi, người ta đã tìm thấy những hiện vật tương tự như nền văn minh Sumer, ví dụ như lá vàng quấn quanh chiếc gậy vàng dày 0,2 mm, tương đương với độ dày của một mảnh giấy in A4. Hơn nữa còn được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Loại tác phẩm nghệ thuật này chỉ có thể được hiện thực hóa với công nghệ khắc laser trong thời hiện đại, vì vậy nó vẫn còn là một bí ẩn cần được giải đáp. Không chỉ thế, các chuyên gia cho rằng chiếc mặt nạ bằng vàng được khai quật từ tàn tích của người Sumer không thể làm bằng thủ công được, theo trình độ kỹ thuật hiện tại, nó chắc chắn được mạ điện. Nếu có quá trình mạ điện cách đây hơn 5.000 năm, điều đó chứng tỏ rằng người Sumer đã có công nghệ riêng để tạo ra điện và hòa tan vàng. Vì vậy, mặt nạ bằng vàng này vẫn là một bí ẩn trong giới khảo cổ học.
Thực sự có nhiều điểm tương đồng giữa văn hóa Sumer và văn hóa Trung Hoa, và có những mối liên hệ nội tại nhất định. Một số học giả tin rằng người Sumer là hậu duệ của chủng tộc người da vàng sống sót trên dãy núi Côn Luân trong trận lụt thời tiền sử vào thời cổ đại. Khi đó, lũ lụt là để tiêu diệt loài người đã băng hoại về mặt đạo đức, chỉ những người trên núi và những người được Thần linh cảnh báo mới có thể trốn thoát, và nền văn minh phương Tây bị diệt vong từ đó.
Nhưng may mắn thay, những người da vàng sống ở dãy núi Côn Luân đã làm chủ được công nghệ tiên tiến của nền văn minh phương Đông thời tiền sử, thời kỳ đó cũng chính là thời kỳ Hoàng đế, Trung Quốc thời đại đó là Thần nhân đồng tại. Hậu duệ của chủng tộc người da vàng đã phát triển sang phương Tây, vượt qua cao nguyên Iran và định cư ở Iraq. Nhờ những điều chứa đựng trong văn hóa tiền sử tiên tiến, mà nền văn minh Sumer đã sớm phát triển. Từ đó, văn hóa Thần truyền cũng mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Nguồn: NTDVN – Theo Epochtimes
- Vì sao Tử Cấm Thành không cho phép tham quan lãnh cung?
- Quan tài bằng đồng nghìn năm tuổi vừa được tìm thấy, chính quyền địa phương đã làm điều khiến chuyên gia ‘rất sốc’!
- Bằng bí quyết này, người Ai Cập cổ có thể khiến trứng gà tự nở không cần ấp, 1000 con mỗi lần